16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử

16-10-1964-china-joins-a-bomb-club

Nguồn: China joins A-bomb club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một trong những quốc gia sở hữu bom nguyên tử sau một vụ thử hạt nhân thành công vào ngày 16/10/1964. Trung Quốc là thành viên thứ năm của “câu lạc bộ độc quyền” này, cùng với Mỹ, Liên Xô, Anh, và Pháp .

Các quan chức Mỹ thực ra không mấy ngạc nhiên trước thông tin Trung Quốc thử bom, vì báo cáo tình báo từ những năm 1950 đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển một quả bom nguyên tử, có thể được các kỹ thuật viên và nhà khoa học của Liên Xô hỗ trợ. Tuy nhiên, thành công của thử nghiệm này mới khiến cho chính phủ Mỹ lo lắng. Continue reading “16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử”

15/10/1946: Herman Goering tự tử

15-10-1964-herman-goering-dies

Nguồn: Herman Goering dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Herman Goering đã tự tử. Ông ta từng là Tổng chỉ huy Không quân Đức, Chủ tịch Nghị viện (Reichstag), người đứng đầu Lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã (Gestapo), cựu Thủ tướng nước Phổ, Bộ trưởng Lâm nghiệp của Đế chế, trưởng ban quản lý các bất động sản bị phong tỏa, cục trưởng Cục Thời tiết Quốc gia, và là người được Hitler chỉ định sẽ kế nhiệm mình. Continue reading “15/10/1946: Herman Goering tự tử”

14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu

Nguồn: The Cuban Missile Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu từ ngày 14/10/1962. Đây chính là cuộc khủng hoảng đã đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Các bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi rằng Liên Xô đã xây dựng hệ thống tên lửa tầm trung ở Cuba. Những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân giờ chỉ cách 90 dặm ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Continue reading “14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu”

13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ

13-10-1845-texans-ratify-a-state-constitution-and-approve-annexation

Nguồn: Texans ratify a state constitution and approve annexation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, các công dân của nước Cộng hòa Texas đã bỏ phiếu chấp nhận bản Hiến pháp mới, mà sau khi được Quốc Hội phê chuẩn sẽ biến Texas thành bang thứ 28 của Mỹ.

Dù họ đã chiến đấu để giành độc lập từ chính quốc là Mexico, người dân Texas từ lâu vẫn mong muốn trở thành một phần của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đầu tiên của họ, Sam Houston, Texas đã tuyên bố độc lập khỏi Mexico vào năm 1836, đồng thời thể hiện mong muốn được sáp nhập vào Mỹ. Continue reading “13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ”

12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới

12-10-1942-columbus-reaches-the-new-world

Nguồn: Columbus reaches the New World, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, sau khi vượt Đại Tây Dương, nhà thám hiểm người Ý, Christopher Columbus, đã phát hiện ra một hòn đảo trong quần đảo Bahamas. Ông tin rằng mình đã đến Đông Á. Cũng trong ngày hôm đó, đoàn thám hiểm của ông đã vào được đất liền và tuyên bố đó là đất của Isabella và Ferdinand của Tây Ban Nha, những người bảo trợ để ông đi tìm một tuyến đường biển phía Tây đến Trung Quốc, Ấn Độ, và đến những hòn đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới”

11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn

10-10

Nguồn: Bill Clinton marries Hillary Rodham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, William Jefferson Clinton và Hillary Rodham đã kết hôn tại Little Rock, Arkansas.

Bill và Hillary gặp vào năm 1972, khi cả hai đều là sinh viên ngành luật tại Đại học Yale và cùng tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của George McGovern (1972). Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng tới sống tại Arkansas, nơi Clinton đắm mình trong chính trị và hành nghề luật sư, cho đến khi ông quyết định ra tranh cử Thống đốc bang vào năm 1978. Ông đã giành chiến thắng và trở thành người trẻ tuổi nhất nước Mỹ từng giữ chức Thống đốc bang. Năm 1992, ông ra tranh cử Tổng thống, đối đầu với Tổng thống đương nhiệm – ứng viên Đảng Cộng hòa George H.W. Bush. Một lần nữa, Clinton lại thắng và ở tuổi 46, ông trở thành vị Tổng thống trẻ nhất kể từ khi John F. Kennedy nhậm chức vào năm 43 tuổi. Continue reading “11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn”

10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô

10-10-1954-viet-minh-take-control-in-the-north

Nguồn: Viet Minh take control in the north, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Việt Minh chính thức giải phóng Hà Nội và nắm quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, là một tổ chức Cộng sản được Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1941, nhằm xây dựng lực lượng chống lại thực dân Pháp và quân phiệt Nhật.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945, người Pháp đã cố gắng tái thiết lập chế độ thuộc địa. Việt Minh phát động một cuộc chiến tranh du kích lâu dài và đẫm máu nhằm chống lại thực dân Pháp – đó chính là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Continue reading “10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô”

09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình

09-10-1975-sakharov-wins-peace-prize

Nguồn: Sakharov wins Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, nhà vật lý Liên Xô Andrei Dmitriyevich Sakharov, người tạo ra quả bom hydro đầu tiên của Liên Xô, đã được trao giải Nobel Hòa bình nhằm công nhận những đóng góp của ông trong cuộc đấu tranh chống lại “sự lạm dụng quyền lực và vi phạm nhân phẩm con người dưới tất cả các hình thức.” Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô đã cấm Sakharov không được đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.

Sinh tại Moskva vào năm 1921, Sakharov theo học vật lý tại Đại học Moskva và từ tháng 6/1948 đã được tuyển dụng vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, Liên Xô cùng với Mỹ đã bắt đầu cuộc đua phát triển bom hydro, một thứ vũ khí mà về mặt lí thuyết còn mạnh hơn hàng chục lần so với hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình”

08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris

08-10-1972-possible-breakthrough-at-paris-peace-talks

Nguồn: Possible breakthrough at Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người ta đồn rằng đã có bước tiến trong các cuộc hòa đàm bí mật diễn ra trong một biệt thự bên ngoài Paris kể từ tháng 8/1969. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, và các nhà đàm phán miền Bắc Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình này. Lê Đức Thọ, người vừa trở thành trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội thay cho Xuân Thủy, đã trình bày một dự thảo thỏa thuận hòa bình, trong đó đề xuất rằng hai chính quyền riêng biệt ở miền Nam Việt Nam sẽ đàm phán để tổ chức tổng tuyển cử. Đề xuất này về cơ bản đã chấp nhận các điều khoản trước đó của Mỹ, và nhờ vậy cũng loại bỏ yêu cầu trước đây của phe cộng sản về một giải pháp chính trị đi kèm với một giải pháp quân sự. Continue reading “08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris”

07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại

07-10-1960-kennedy-and-nixon-debate-cold-war-foreign-policy

Nguồn: Kennedy and Nixon debate Cold War foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở lần thứ hai trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Richard Nixon đã chuyển sự chú ý sang vấn đề chính sách đối ngoại. Có ba sự kiện trong Chiến tranh Lạnh đã gây ra cuộc đối đầu sôi nổi giữa Kennedy và Nixon. Sự kiện thứ nhất liên quan đến Cuba, đất nước mà Fidel Castro mới giành quyền kiểm soát. Nixon cho rằng hòn đảo này không phải là một “thất bại” của Mỹ, và các hành động tiếp theo của chính quyền Eisenhower là nhằm giúp nhân dân Cuba “thực hiện nguyện vọng tiến bộ thông qua sự tự do.” Kennedy đáp trả rõ ràng rằng Castro là một người cộng sản, và rằng chính quyền Đảng Cộng hòa đã thất bại trong việc sử dụng nguồn lực của Mỹ để ngăn chặn ông ta nắm quyền. Kennedy kết luận, “Người dân Cuba hôm nay đang bị mất tự do”. Continue reading “07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại”

06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát

06-10-1981-the-president-of-egypt-is-assassinated

Nguồn: The president of Egypt is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã ám sát Anwar Sadat, Tổng thống Ai Cập, khi ông đang tham dự lễ duyệt binh vào ngày kỷ niệm Chiến tranh Yom Kippur. Dẫn đầu bởi Khaled el Islambouli, một trung úy trong quân đội Ai Cập có liên hệ với nhóm khủng bố Takfir Wal-Hajira, những kẻ khủng bố, tất cả đều mặc đồng phục quân đội, đã dừng lại ở trước khán đài, rồi bắn và ném lựu đạn vào đám đông quan chức chính phủ Ai Cập. Sadat đã bị bắn bốn phát và qua đời hai giờ sau đó. Mười người khác cũng thiệt mạng trong vụ tấn công. Continue reading “06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát”

05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad

05-10-1942-stalingrad-must-not-be-taken-by-the-enemy

Nguồn: Stalingrad must not be taken by the enemy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô, đã gửi điện tín tới mặt trận chống Đức của Liên Xô tại Stalingrad, nhằm động viên lực lượng của ông giành chiến thắng. “Những phần thuộc về Stalingrad đã bị chiếm đóng nay phải được giải phóng.”

Stalingrad là chìa khóa để chiếm được Liên Xô, và chiếm được thành phố này cũng quan trọng không kém việc chiếm được chính thủ đô Moskva. Stalingrad nằm giữa nước Nga cũ và mới, là trung tâm đường sắt và đường thủy, cũng như công nghiệp và thương mại của nước Nga cũ. Bảo toàn Stalingrad là bảo vệ nền văn minh Nga trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad”

04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik

04-10-1957-sputnik-launched

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm. Continue reading “04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik”

03/10/1932: Iraq giành độc lập

03-10-1932-iraq-wins-independence

Nguồn: Iraq wins independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, sau khi Iraq chính thức trở thành thành viên Hội Quốc Liên, Anh cũng chấm dứt nhiệm vụ của mình tại các quốc gia Ả Rập. Vậy là Iraq giành được độc lập sau 17 năm bị người Anh thống trị và hàng thế kỷ bị cai trị bởi người Ottoman.

Người Anh giành được Iraq từ đế chế Ottoman của người Thổ trong Thế chiến I và được Hội Quốc Liên ủy nhiệm để “quản lý” nước này vào năm 1920. Năm 1921, một chế độ quân chủ do Hashemite đứng đầu đã được dựng nên, dưới sự bảo hộ của Anh, và sau đó, vào ngày 03/10/1932, Vương quốc Iraq giành độc lập. Continue reading “03/10/1932: Iraq giành độc lập”

02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc

02-10-1944-warsaw-uprising-ends

Nguồn: Warsaw Uprising ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khởi nghĩa Warsaw đã kết thúc khi những người còn sống sót của phe nổi dậy Ba Lan đầu hàng trước quân Đức.

Hai tháng trước đó, việc Hồng quân Liên Xô áp sát chuẩn bị giải phóng Warsaw đã kích thích lực lượng kháng chiến Ba Lan tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Phe nổi dậy, gồm những người ủng hộ chính phủ dân chủ Ba Lan đang lưu vong ở London, hy vọng có thể giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Liên Xô “giải phóng” nó. Người Ba Lan sợ rằng nếu họ thất bại trong việc chiếm thành phố thì những “kẻ xâm lược” Liên Xô sẽ thiết lập một chế độ cộng sản thân Liên Xô ở Ba Lan. Continue reading “02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc”

01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”