Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”

Tập Cận Bình lật đổ di sản của Đặng Tiểu Bình ra sao?

deng-xi-jinping1

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping has changed China’s winning formula,” Financial Times, 30/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở thời điểm này nền chính trị ở phương Tây đang quá kịch tính đến nỗi khi so sánh Trung Quốc sẽ có vẻ tương đối trầm lắng và ổn định. Nhưng ấn tượng như thế là sai lầm. Tập Cận Bình đang đưa đất nước mình đi theo những phương hướng mới đầy cấp tiến và rủi ro.

Nếu những chính sách mới của vị chủ tịch nước thành công thì thời đại Tập Cận Bình sẽ được nhớ đến vì đã đạt được mục tiêu “đại cải hoàn” dân tộc Trung Quốc thường được nhắc đến của ông. Nhưng nếu những thử nghiệm của Tập thất bại thì di sản của ông rất có thể sẽ là bất ổn chính trị, trì trệ kinh tế, và đối đầu quốc tế. Continue reading “Tập Cận Bình lật đổ di sản của Đặng Tiểu Bình ra sao?”

Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân

fde68e92deaf48cc96bededbea797d5c_18

Tác giả: Hoàng Việt

Chiều 3-6-2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.

Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc – đàn anh trong khu vực được.

Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc – tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ. Continue reading “Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân”

Nga cần thêm lựa chọn để đối phó với Trung Quốc

china-russia-deal-relations

Nguồn: Thomas Graham, “Russia Needs Options to Deal with China“, Yale Global, 03/05/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Để tránh bị gạt ra lề và quá phụ thuộc vào Trung Quốc, Nga cần khôi phục quan hệ với phương Tây.

Hai năm trước, ngay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, xa lánh nước này về mặt ngoại giao vì đã sáp nhập bất hợp pháp Crimea, Tổng thống Nga Putin đã đến Thượng Hải để ca tụng một mối quan hệ chiến lược đang “đâm chồi nảy lộc” với Trung Quốc. Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố hứa hẹn cùng hành động chống lại mưu đồ bá chủ của Mỹ và cam kết đưa mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước đi vào chiều sâu. Biểu tượng của bản cam kết này là một thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD mà cuối cùng sẽ đưa khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc. Ông Putin hãnh diện rằng quan hệ Trung-Nga chưa bao giờ tốt hơn. Ông sẽ không khuất phục trước sức ép của phương Tây. Và ông đã có những lựa chọn. Hai năm sau, Nga chợt nhận ra mình chỉ còn một lựa chọn là Trung Quốc. Continue reading “Nga cần thêm lựa chọn để đối phó với Trung Quốc”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)

thdn

Biên dịch: Talawas

Lời giới thiệu: Tác phẩm Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản ở dạng tạp chí nghiên cứu (Hamburger Südostasienstudien, Band 3) năm 2009, ngày 15/3/2010 này sẽ được nhà xuất bản Regiospectra ở Berlin  tái bản. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện với sự cộng tác nhiệt tình của tác giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho talawas bản quyền tiếng Việt của tác phẩm này.

  1. Dẫn nhập [1]

Ngay khi các binh đoàn bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân trở về Thủ đô Hà Nội, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hình thành sau cuộc kháng chiến tám năm chống thực dân Pháp và Hiệp định Genève 1954, đã sớm phải đón nhận hai cuộc khủng khoảng nội chính nặng nề: một ở nông thôn và một ở thành thị, mà cuộc khủng hoảng ở thành thị phần nào là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở nông thôn. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)”

#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự

us-military-bans

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 8) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 161-193.

Biên dịch: Trần Thanh Tùng & Nguyễn Ngọc Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 7 đã cho chúng ta thấy vì sao ít hơn lại tốt hơn. Nói rằng ít tốt hơn là nhiều không có nghĩa hai là tốt nhất. Sự ổn định của một cặp – hai công ty, hai đảng phái chính trị, một cặp vợ chồng, thường rất được hoan nghênh. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chính trị quốc tế thường nghĩ hệ thống chính trị có nhiều siêu cường không hề ổn định, họ phủ nhận quan niệm phổ biến rằng hai là con số tốt nhất. Liệu điều đó có đúng? Vì sự ổn định, hòa bình hay bất kì thứ gì khác, liệu chúng ta có nên ưu tiên một thế giới với hai siêu cường hay là thế giới có một vài hoặc nhiều siêu cường? Chương 8 sẽ giải thích vì sao 2 là tốt nhất. Chúng tôi đã đạt được một vài kết luận sau khi phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế [ở chương trước], nhưng chương này sẽ dẫn tới một kết luận khác nữa. Vấn đề an ninh quốc gia trong một thế giới đa hay hai cực thể hiện một cách rõ ràng các lợi thế của việc có hai, và chỉ hai, siêu cường trong hệ thống. Continue reading “#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự”

Thể chế (Institution)

Investment-Banking

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khái niệm “thể chế” thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến.

Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Continue reading “Thể chế (Institution)”

03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai

1032_Bush_Gorbachev

Nguồn: Bush and Gorbachev end second summit meeting”, History.com (truy cập ngày 3/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Tổng thống George Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ba ngày với những lời ấm áp thể hiện tình hữu nghị nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc thống nhất nước Đức.

Bush và Gorbachev đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai của họ ở Washington, DC. Chủ đề chính của cuộc đối thoại là tương lai của một nước Đức thống nhất. Chế độ cộng sản ở Đông Đức đã sụp đổ và bức tường Berlin đã bị phá bỏ vào năm 1989. Tuy nhiên, sự khác biệt đã nảy sinh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về vấn đề một nước Đức thống nhất trong một châu Âu vẫn trong tình trạng Chiến tranh Lạnh. Phía Mỹ muốn nước Đức mới trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn được thành lập năm 1949 như là một tổ chức phòng thủ chung chống lại sự bành trướng của Liên Xô vào Tây Âu. Continue reading “03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai”

Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp

angusdeaton1

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

Angus Steward Deaton sinh ngày 19 tháng 10 năm 1945 tại Edinburgh (Scotland) trong một gia đình lao động. Bố của ông là Leslie Harold Deaton được sinh trưởng trong gia đình có nhiều đời làm nghề thợ mỏ ở vùng South Yorkshire và mẹ của ông, Lily Wood, là con gái của người thợ mộc ở Galashies. Họ cưới nhau sau khi ông Leslie giải ngũ vào năm 1942.

Hồi nhỏ, cậu bé Angus luôn có mơ ước được thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạnh lẽo và ẩm ướt ở nơi mình sống của xứ Scotland. Angus đã tìm thấy một ví dụ tuyệt vời khi chứng kiến sự nỗ lực không mệt mỏi, quyết vươn lên để có cuộc sống tốt hơn từ người cha. Ông Leslie đã không cam phận trở thành người thợ mỏ như những thế hệ trước và những người bạn cùng trang lứa. Trong bối cảnh của Thế chiến II và gặp vô vàn khó khăn, ông Leslie vẫn luôn cố gắng học, kể cả vào buổi tối để trở thành một kỹ sư. Continue reading “Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp”

Việc cản trở dự luật được thực hiện như thế nào?

filibustering

Nguồn:How filibustering works“, The Economist, 03/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 3, các bộ trưởng của Quốc hội Hàn Quốc đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới bằng cách phát biểu trong 192 giờ để trì hoãn một dự luật chống khủng bố vốn sẽ trao quyền giám sát không hạn chế cho các cơ quan tình báo của quốc gia này. Trong cuộc thảo luận marathon chín ngày này, một số nhà lập pháp đã đi giày thể thao và đọc các đoạn trích từ tác phẩm “1984” của George Orwell. Bất chấp sự kiên trì của họ, dự luật vẫn được thông qua. Dẫu sao thì cơ hội thành công của họ cũng vô cùng nhỏ. Các bộ trưởng đã có thể phải tiếp tục phát biểu trong tám ngày nữa (tới khi kết thúc kỳ họp) mới may ra ngăn chặn được dự luật. Nhưng đây là một ví dụ tuyệt vời cho hành động cản trở thông qua các dự luật (gọi là filibustering), một hành động có thể đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống chính trị và lập pháp. Continue reading “Việc cản trở dự luật được thực hiện như thế nào?”

Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa

1463365853390

Nguồn: Ma Jian, “A Son of the Cultural Revolution”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến tháng 5 năm 2016 này là tròn 50 năm Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc – một thập niên đầy những hỗn loạn, bức hại và bạo lực – nhân danh hệ tư tưởng và nhằm mở rộng quyền lực cá nhân của Mao. Tuy nhiên, thay vì phản ánh di sản tiêu cực của sự kiện đó, chính quyền Trung Quốc lại hạn chế tất cả các thảo luận xoay quanh chủ đề này. Trong khi đó người dân Trung Quốc, tập trung vào sự sung túc nhờ những cải cách định hướng thị trường được thực hiện trong ba thập niên qua, đã bằng lòng với quyết định đó của chính phủ. Song, đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành các đợt thanh trừng mạnh tay và tạo ra sự sùng bái cá nhân của riêng mình, thì việc chôn vùi quá khứ sẽ không còn vô hại nữa. Continue reading “Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa”

02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc

uscw

Nguồn: “American Civil War ends”, History.com (truy cập ngày 2/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1865, trong một sự kiện thường được coi là đánh dấu sự kết thúc của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Đại tướng của phe Liên minh miền Nam (Confederate States of America) Edmund Kirby Smith, chỉ huy lực lượng Liên minh ở phía tây sông Mississippi, đã ký các điều khoản đầu hàng được đưa ra bởi các nhà đàm phán Liên bang miền Bắc (the Union). Với sự đầu hàng của Smith, quân đội miền Nam cuối cùng đã chấm dứt tồn tại, đánh dấu sự kết thúc chính thức cho bốn năm đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Continue reading “02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Tại sao trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng tốt?

referendums

Nguồn:Why referendums are not always a good idea,” The Economist, 18/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc trưng cầu dân ý đang lan rộng trên khắp châu Âu. Trong những năm 1970, trung bình chỉ có hai cuộc trưng cầu được tổ chức mỗi năm. Giờ hàng năm là tám. Tháng 6 tới Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời bỏ Liên minh châu Âu (EU). Tháng 10 tới Ý sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu về việc tu chính hiến pháp.

Trong khi đó, ở Hungary, Thủ tướng Viktor Orbán đã kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý với câu hỏi: “Bạn có đồng ý với việc EU có thẩm quyền áp đặt việc định cư bắt buộc cho những người không phải công dân Hungary ở Hungary mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội Hungary hay không?” Bất chấp sự phổ biến của chúng, các cuộc trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng là một ý tưởng tốt. Tại sao? Continue reading “Tại sao trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng tốt?”

Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi

putinabe

Nguồn: James D. J. Brown & Andrei I. Kozinets, “Japan courts Russia at Sochi summit”, East Asia Forum, 18/05/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hai đặc điểm nổi bật nhất của chính sách đối ngoại Nhật Bản là sự cẩn trọng và quan hệ liên minh với Hoa Kỳ. Vì vậy quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Sochi tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 6 tháng Năm là một cử chỉ đáng chú ý. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Nga vẫn đang chịu lệnh cấm vận quốc tế và Hoa Kỳ tỏ rõ dự định duy trì chính sách cô lập đất nước này. Thật vậy, tháng Hai vừa qua Tổng thống Obama đã trực tiếp gọi điện cố thuyết phục ông Abe hủy chuyến thăm. Vậy nguyên nhân của bước đi táo bạo bất thường này là gì? Và nó có đáng giá hay không?

Dường như có hai lý do dẫn đến chuyến thăm. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là mong muốn của ông Abe đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã tồn tại dai dẳng và ký được hiệp ước hòa bình với Nga trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng. Continue reading “Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi”

01/06/1900: Tổng thống tương lai Hoover bị kẹt trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn

98f/14/huty/12221/04

Nguồn: Future President Hoover caught in Boxer Rebellion”, History.com (truy cập ngày 1/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, Tổng thống Hoa Kỳ tương lai Herbert Hoover và vợ của ông là bà Lou Hoover đã bị mắc kẹt trong cuộc Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc.

Sau khi kết hôn ở Monterey, California, vào ngày 10/02/1899, Herbert và Lou Hoover đã bắt tàu đi hưởng tuần trăng mật tại Trung Quốc, nơi Hoover đã bắt đầu một công việc mới làm tư vấn khai khoáng cho hoàng đế Trung Quốc thông qua công ty tư vấn Bewick, Moreing & Co. Cặp vợ chồng mới chung sống chưa được đầy một năm thì những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc đã nổi dậy chống lại sự kiểm soát của các cường quốc thực dân đối với quốc gia này, bao vây 800 người phương Tây ở thành phố Thiên Tân. Continue reading “01/06/1900: Tổng thống tương lai Hoover bị kẹt trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn”

Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá

ThinkstockPhotos-BU010994

Nguồn: Dani Rodrik, “Fairness and Free Trade”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống thương mại toàn cầu sẽ đứng trước một bước ngoặt quan trọng vào cuối năm nay, một bước ngoặt đã bị trì hoãn khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây gần 15 năm. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải quyết định xem liệu họ có bắt đầu coi Trung Quốc như một “nền kinh tế thị trường” trong các chính sách thương mại của mình hay không. Thật không may là kể cả khi những tranh cãi đã leo thang trong suốt cả năm nay, những điều khoản xoay quanh lựa chọn này đảm bảo rằng sẽ chẳng có gì được thực hiện để giải quyết những khiếm khuyết ăn sâu trong chế độ thương mại toàn cầu. Continue reading “Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

Tương lai mù mịt của nước Nga

Russia

Nguồn: Anders Åslund & Simon Commander, “Russia’s gloomy prospects”, Project Syndicate, 09/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Triển vọng kinh tế của nước Nga đang ngày càng trở nên u ám. Năm ngoái, giá năng lượng lao dốc và các lệnh cấm vận quốc tế đóng góp vào mức giảm 3,7% GDP của nước này. Tiền lương thực tế đã giảm khoảng 10%. Năm nay, xu hướng tiêu cực được cho là sẽ tiếp tục. Trong năm 2016, chi tiêu công cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe được dự kiến sẽ giảm 8%.

Những nỗ lực rời rạc của điện Kremlin nhằm đa dạng hóa nền kinh tế nước Nga hầu như đều thất bại. Năng suất lao động tiếp tục ở mức thấp kinh niên, và đầu tư – bao gồm cả nội địa và nước ngoài – đều cạn kiệt. Đáng buồn là, khả năng thay đổi dường như sẽ không xảy ra. Trong những điều kiện hiện nay, yếu tố giá năng lượng cao hơn hay gỡ bỏ các lệnh cấm vận sẽ khó mà đủ để làm hồi sinh nền kinh tế đang hấp hối này. Continue reading “Tương lai mù mịt của nước Nga”

Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông

chi_nav12

Nguồn: Miles Maochun Yu, “Understanding China’s Strategic Culture Through Its South China Sea Gambit”, Hoover Institution, 09/05/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông. Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Continue reading “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”