28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc

Nguồn: Gas pipe explodes in South Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một vụ nổ đường dẫn khí đốt bên dưới một đường phố đông đúc ở Daegu, Hàn Quốc đã giết chết hơn 100 người. Sáu mươi trẻ em, một số đang trên đường đến trường, nằm trong số các nạn nhân của vụ nổ.

Daegu là một thành phố với 2,2 triệu cư dân, nằm khoảng 150 dặm về phía nam Seoul. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, một đường ray xe điện ngầm đang được xây dựng bên dưới đường phố của thành phố. Các tấm kim loại đã được sử dụng thay cho nhựa đường để che phủ lỗ hổng ở một số đoạn đường trung tâm trong suốt quá trình xây dựng. Continue reading “28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc”

Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong

Nguồn: Tom Fawthrop, “The Unfolding Mekong Development Disaster“, The Diplomat, 01/04/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đại chiến lược của Trung Quốc đối với sông Mekong ảnh hưởng như thế nào tới dòng sông và các quốc gia hạ nguồn?

Sông Mekong từ lâu đã có một sức hấp dẫn huyền bí đối với các nhà thám hiểm, chuyên gia về động vật hoang dã và nhà khoa học. Họ bị những thác ghềnh hùng vĩ, cùng với các loài cá heo, cá đuối khổng lồ và cá sấu Xiêm có nguy cơ bị tuyệt chủng của con sông này bỏ bùa mê. Sự đa dạng sinh học của dòng sông chỉ đứng sau sông Amazon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con sông lớn tầm cỡ quốc tế này, chảy qua 6 quốc gia, đã ngày càng thu hút sự chú ý của các kỹ sư, nhà kỹ trị và cố vấn năng lượng trong một nhiệm vụ hoàn toàn khác: tận dụng dòng chảy cuồn cuộn của con sông để theo đuổi thủy điện. Continue reading “Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong”

27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines

Nguồn: Magellan killed in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1521, sau khi đã đi qua ba phần tư quãng đường vòng quanh thế giới, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã bị giết trong một cuộc giao tranh với bộ lạc trên Đảo Mactan ở Philippines. Đầu tháng đó, tàu của ông đã thả neo tại đảo Cebu của Philippines, và Magellan đã gặp gỡ người tù trưởng địa phương, một người sau khi chuyển sang Kitô giáo đã thuyết phục người châu Âu trợ giúp ông trong việc chinh phục một bộ tộc đối thủ trên đảo Mactan lân cận. Trong trận chiến tiếp theo, Magellan bị trúng một mũi tên tẩm độc và bị bỏ mặc đến chết khi các đồng đội của ông rút lui. Continue reading “27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines”

26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân

Nguồn: Nazis test Luftwaffe on Guernica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong Nội chiến Tây Ban Nha, người Đức đã cho thử nghiệm lực lượng không quân mới mạnh mẽ của mình – được gọi là Luftwaffe – tại thị trấn Guernica, xứ Basque ở miền bắc Tây Ban Nha.

Dù xứ Basque, với tư tưởng độc lập của mình, đã chống lại phe Quốc gia của Tướng Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, bản thân Guernica chỉ là một thị trấn nhỏ với 5.000 cư dân và đã tuyên bố không tham gia bên nào trong cuộc chiến. Được Franco chấp thuận, các máy bay tiên tiến nhất của Đức bắt đầu tấn công vào lúc 4 giờ 30 phút chiều, thời điểm đông đúc nhất tại khu chợ ở Guernica. Continue reading “26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân”

Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12 dự kiến ​​sẽ được triệu tập vào tháng 5 năm 2018. Hội nghị được cho là sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Đại hội lần thứ 13 của Đảng được tổ chức vào năm 2021.

Một trong số các vấn đề nhân sự quan trọng nhất được quyết định tại Hội nghị TW 7 sẽ là sự thay đổi thành phần của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng. Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã bầu ra một Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên, nhưng kể từ đó 3 ủy viên đã phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe hoặc pháp lý khiến họ không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ năm năm của mình. Continue reading “Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7”

25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland

Nguồn: Johnson announces appointment of Westmoreland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo rằng Tướng William Westmoreland sẽ thay thế Tướng Paul Harkins làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV), quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/06. Nhiệm vụ này sẽ đặt Westmoreland vào vị trí phụ trách tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Continue reading “25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland”

Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh

Tác giả: Trần Văn Chánh

Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị  tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử.

Vào thời kỳ đầu của Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh đã từng được coi là anh hùng trong thành tích đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên (năm 1954) ở khu Rừng Sác (ngoại vi Sài Gòn) và dẹp tan quân đội của giáo phái Hòa Hảo (năm 1956), được thăng chức Trung tướng (5.1.1956). Hai đại sự khác trong đời ông là việc năm 1963 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng ông cầm đầu nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và việc năm 1975 với tư cách Tổng thống đã quyết định đầu hàng không điều kiện “đối phương” miền Bắc để kết thúc gọn nhẹ cuộc chiến tranh thảm khốc 30 năm, lập lại hòa bình cho dân tộc Việt. Continue reading “Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh”

24/04/1980: Nhiệm vụ giải cứu con tin tại Iran thất bại

Nguồn: Hostage rescue mission ends in disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, một chiến dịch quân sự yếu kém nhằm giải cứu 52 con tin người Mỹ bị giam giữ ở Tehran đã kết thúc với tám lính Mỹ thiệt mạng và không có con tin nào được giải thoát.

Khi Khủng hoảng Con tin Iran kéo dài đến tháng thứ sáu và tất cả những lời kêu gọi ngoại giao với chính phủ Iran đều thất bại, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự như là nỗ lực cuối cùng để giải cứu các con tin. Trong chiến dịch này, ba trong số tám trực thăng đã gặp sự cố, làm đổ vỡ kế hoạch tấn công bằng đường hàng không. Chiến dịch sau đó bị hủy tại khu vực chuẩn bị ở Iran, nhưng trong quá trình rút quân, một trực thăng đã va chạm với một trong sáu máy bay vận tải C-130, giết chết 8 binh sĩ và làm bị thương 5 người khác. Continue reading “24/04/1980: Nhiệm vụ giải cứu con tin tại Iran thất bại”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

23/04/1564: William Shakespeare ra đời

Nguồn: William Shakespeare born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1564, nhà soạn kịch và nhà thơ vĩ đại người Anh William Shakespeare được cho là đã được sinh ra tại Stratford-on-Avon. Không thể xác định chính xác ngày ông được sinh ra, nhưng hồ sơ nhà thờ cho thấy ông đã chịu phép rửa tội vào ngày 26/04, và ba ngày là khoảng thời gian cần thiết phải chờ đợi trước khi rửa tội cho một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngày mất của Shakespeare được biết đến một cách chắc chắn: đó là ngày 23/04/1616. Ông hưởng dương 52 tuổi và đã về hưu ở Stratford ba năm trước đó. Continue reading “23/04/1564: William Shakespeare ra đời”

Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Potholes lie ahead for China’s Belt and Road Initiative in Vietnam”, VnExpress, 12/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam, vốn nằm trong phạm vi địa lý của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, có thể được hưởng lợi từ sáng kiến ​​này. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu xuất bản năm 2017 bởi Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ đô la. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là Việt Nam sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Do đó, Việt Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng mà Hà Nội muốn khai thác trong tương lai. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng”

22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ

Nguồn: McCarthy Army hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã bắt đầu các phiên điều trần nhằm điều tra Quân đội Mỹ, mà ông buộc tội là đã “mềm yếu” trước chủ nghĩa cộng sản. Những buổi điều trần được truyền hình trực tiếp này đã cho công chúng Mỹ cái nhìn đầu tiên về cách McCarthy hành động, cũng như bản tính liều lĩnh, ồn ào và hay bắt nạt của ông – vốn là điều khiến danh tiếng của ông sa sút nhanh chóng.

Tháng 02/1950, Thượng nghị sĩ McCarthy đã buộc tội rằng có hơn 200 “người được xác định là cộng sản” đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Kể từ đó, ông bắt đầu nổi tiếng đến chóng mặt nhờ vào việc trở thành “thợ săn cộng sản” nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất ở Mỹ. McCarthy đã dùng đến phương tiện truyền thông, kể nhiều câu chuyện vô lý về những âm mưu của cộng sản ở Mỹ, và sẵn sàng bôi nhọ bất kỳ đối thủ nào bằng cách gọi họ là “cảm tình viên cộng sản” để giữ tên tuổi của mình luôn nằm trên trang nhất báo chí suốt nhiều năm. Continue reading “22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ”

Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng

Nguồn: Robert Daly & Matthew Rojansky, “China’s Global Dreams Give Its Neighbors Nightmares“, Foreign Affairs, 12/03/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Từ Nga đến Trung Á, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. 

Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ “điều khiển thế giới”. 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã bắt đầu.  Continue reading “Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng”

21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam

Nguồn: Intelligence reveals North Vietnamese units in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Cục Tình báo Trung ương và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ đã báo cáo về một diễn tiến “đáng ngại nhất”: một trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam – quân đội thường trực của Bắc Việt – hiện đang hỗ trợ lực lượng Việt Cộng (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) ở Nam Việt Nam. Continue reading “21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam”

20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ

Nguồn: Lee resigns from U.S. Army, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1861, Đại tá Robert E. Lee đã rút lui khỏi Quân đội Hoa Kỳ hai ngày sau khi ông được đề nghị làm chỉ huy quân đội Liên bang miền Bắc và ba ngày sau khi tiểu bang quê nhà của ông, Virginia, ly khai khỏi Liên bang này.

Lee phản đối việc ly khai, nhưng ông là một người con trung thành của Virginia. Đơn xin từ chức chính thức của ông chỉ có một câu, nhưng ông đã viết một bức thư dài hơn để giải thích cho người bạn và người từng dẫn dắt ông, tướng Winfield Scott, vào ngày hôm đó. Lee đã chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Scott trong Chiến tranh Mexico (1846-48), và ông đã tiết lộ với vị cựu chỉ huy sự khó khăn trong quyết định của ông. Continue reading “20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ”