Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.

Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”

30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Japanese American Fred Korematsu is arrested for resisting internment, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Fred Korematsu đã bị bắt tại San Leandro, California vì chống lại yêu cầu tạm giam (internment) theo Sắc lệnh Hành pháp 9066 gây tranh cãi của Tổng thống Franklin Roosevelt, theo đó ra lệnh tống giam gần như toàn bộ người Mỹ gốc Nhật sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Continue reading “30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật”

Thế giới hôm nay: 30/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tiến hành một cuộc không kích ban ngày hiếm hoi vào thủ đô Kyiv của Ukraine, ngay sau hai đêm không kích dữ dội bằng máy bay không người lái. Ukraine thông báo bắn hạ toàn bộ tên lửa; còn Nga cho biết đã bắn trúng mục tiêu. Không có thương vong nào được báo cáo, mặc dù loạt không kích nhắm vào trung tâm thành phố. Tất cả 16 cuộc tấn công vào Kyiv trong tháng này đều diễn ra vào ban đêm và chủ yếu nhằm vào các cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng không ở ngoại ô thủ đô.

Tổng thống Uganda ban hành một trong những luật chống đồng tính khắc nghiệt nhất thế giới. Bất kỳ ai bị phát hiện có quan hệ tình dục đồng tính – vốn đã bất hợp pháp – sẽ đối mặt án tù chung thân. Những người quan hệ tình dục đồng tính với người dưới 18 tuổi hoặc người nhiễm HIV có thể bị tử hình. Các nhóm nhân quyền nói luật này sẽ gây cản trở việc điều trị bệnh HIV. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa trừng phạt nếu Uganda không bãi bỏ luật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/05/2023”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 29/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Recep Tayyip Erdogan đã có bài phát biểu chiến thắng sau khi kết quả kiểm phiếu sớm cho thấy ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Cả ủy ban bầu cử của đất nước lẫn truyền thông nhà nước đều chưa tuyên bố người chiến thắng. Ông Erdogan đã đánh bại mọi dự đoán để giành 49,5% số phiếu trong vòng một hôm 14 tháng 5; khi ấy đối thủ chính Kemal Kilicdaroglu chỉ giành được 44,9% số phiếu.

Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã cố gắng dập tắt những xôn xao về việc các đảng viên Cộng hòa cánh hữu nổi loạn phản đối thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ mà ông đạt được với tổng thống Joe Biden hôm thứ Bảy. Thỏa thuận này, trong đó giới hạn chi tuỳ nghi ngoài lĩnh vực quốc phòng của chính phủ ở mức tương đương năm 2023 trong hai năm, sẽ bước vào một hành trình không dễ dàng để được Quốc hội thông qua, với trước tiên là vòng bỏ phiếu vào thứ Tư ở Hạ viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2023”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan

Nguồn: Terrorists attack Ahmadiyya mosques in Pakistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, khi buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu kết thúc tại Lahore, Pakistan, bảy kẻ khủng bố cầm súng, lựu đạn, và khoác áo có chứa bom tự sát đã xông vào hai nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya đông đúc và nổ súng, giết chết 94 nạn nhân và làm bị thương hơn 120 người khác. Hai vụ việc xảy ra chỉ cách nhau vài phút.

Tại Nhà thờ Hồi giáo Bait-ul-Noor ở Model Town – khu phố thượng lưu ở Lahore – mọi người đã chạy thục mạng khi ba tay súng xông vào với súng trường tấn công AK-47 và lựu đạn, nổ súng vào nhân viên an ninh cũng như những tín đồ đang hành lễ. Vụ xả súng kéo dài hơn một giờ khi những kẻ tấn công bắn vào đám đông đang kinh hoàng. 27 người đã thiệt mạng. Continue reading “28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan”

27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Nguồn:Why a new UN treaty to safeguard the “high seas” matters”, The Economist, 08/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Các vùng biển quốc tế bị lãng quên từ lâu cuối cùng sẽ nhận được nhiều sự bảo vệ hơn

Biển cả, thứ bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, có vai trò duy trì và điều hòa sự sống trên hành tinh. Mỗi năm, nó hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon dioxide do nhân loại thải ra. Ngoài ra nó cũng có giá trị kinh tế. Thực phẩm, vận tải biển, du lịch và các hoạt động khác trên đại dương có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la hàng năm. Nhưng gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km vuông đại dương, được gọi là “biển cả”, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading “Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?”

Chuyển động Quốc Phòng (19/5 – 25/5/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (19/5 – 25/5/2023)”

Thế giới hôm nay: 26/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Buổi ra mắt chiến dịch tranh cử tổng thống của Ron DeSantis trên Twitter đã bị trì hoãn nửa giờ vì trục trặc kỹ thuật, khiến hàng trăm nghìn người dùng thoát khỏi sự kiện. Ông DeSantis buộc phải rút gọn bài phát biểu của mình, trong đó ông hứa sẽ dẫn dắt một “sự trở lại vĩ đại của nước Mỹ.” Trong cuộc phỏng vấn sau đó với Fox News, ông cho biết trên cương vị tổng thống, ông sẽ đảm bảo “hệ tư tưởng thức tỉnh (woke) bị ném vào thùng rác của lịch sử.”

Nền kinh tế Đức chính thức đi vào suy thoái vì sụt giảm hai quý liên tiếp. GDP giảm 0,3% theo quý trong ba tháng đầu năm 2023, theo sau mức giảm 0,5% của quý cuối năm 2022. Nguyên nhân là do lạm phát làm ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình. Chi tiêu chính phủ cũng giảm đáng kể. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/05/2023”

25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử

Nguồn: George Floyd is killed by a police officer, igniting historic protests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào tối ngày này năm 2020, sĩ quan cảnh sát người da trắng Derek Chauvin của thành phố Minneapolis đã giết chết George Floyd, một người đàn ông da đen, bằng cách kẹp cổ anh này trong gần 10 phút. Cái chết của Floyd, được quay phim lại bởi người qua đường, đã mở đường cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và kêu gọi cả nước phải suy nghĩ lại về vấn đề chủng tộc và chính sách. Continue reading “25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử”

Thế giới hôm nay: 25/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký một số thỏa thuận với Trung Quốc trong chuyến công du tới Bắc Kinh. Ông Mishustin cho biết quan hệ hai nước đang “ở mức cao chưa từng có” giữa “áp lực mạnh mẽ từ phương Tây.” Ông là quan chức cấp cao nhất đến thăm Trung Quốc kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022. Các thỏa thuận đã ký bao gồm các cam kết tăng cường thương mại nông nghiệp và dịch vụ.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod của Nga, cho biết một số máy bay không người lái đã bị bắn hạ tại tỉnh của ông trong đêm qua. Trước đó, Nga tuyên bố đã đẩy lùi các lực lượng dân quân thân Ukraine đột kích vào vùng này, nhưng tuyên bố chưa được kiểm chứng. Mỹ khẳng định không “khuyến khích hoặc cho phép các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.” Ukraine cũng phủ nhận có liên quan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/05/2023”

Tại sao Putin cần Wagner?

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, Why Putin Needs Wagner, Foreign Affairs, 12/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có một cuộc đấu tranh quyền lực ngầm nhằm duy trì lực lượng đánh thuê tàn bạo của Nga.

Đầu tháng 5, căng thẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng cũng bộc phát. Suốt nhiều tháng, những người lính Wagner đã dẫn đầu cuộc bao vây Bakhmut của Nga ở miền đông Ukraine, trả cái giá rất lớn về sinh mạng. Nhưng giờ đây, Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh hiếu chiến của Wagner, không thể chịu đựng thêm nữa. Trong một đoạn video gây sốc, ông ta đứng bên cạnh xác chết của những người lính Wagner ở Bakhmut, nói những lời tục tĩu nhắm vào Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cũng như người đứng đầu bộ tổng tham mưu và người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine. Prigozhin đe dọa sẽ rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut nếu họ không được cung cấp thêm đạn dược ngay lập tức. Continue reading “Tại sao Putin cần Wagner?”

Thế giới hôm nay: 24/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã đẩy lùi các nhóm dân quân thân Ukraine đang đột kích vào khu vực Belgorod của Nga. Thông tin này vẫn chưa được xác minh độc lập. Trước đó, thống đốc Vyacheslav Gladkov của Belgorod nói một số máy bay không người lái đã bị hạ trong đêm. Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Volodymyr Zelensky, nói Ukraine “không liên quan gì” đến các sự kiện trên.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis được cho là sẽ tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ trong một cuộc thảo luận với Elon Musk trên Twitter vào thứ Tư. Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của ông trong đảng Cộng hòa vừa nhận trát từ thẩm phán New York. Phiên tòa xét xử Donald Trump về các khoản tiền bịt miệng cho một ngôi sao khiêu dâm sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2024, trùng với đỉnh điểm của mùa bầu cử sơ bộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/05/2023”

23/05/1960: Adolf Eichmann bị bắt

Nguồn: High-ranking Nazi official Adolf Eichmann captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion tuyên bố với thế giới rằng tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã Adolf Eichmann đã bị bắt và sẽ bị xét xử tại Israel. Eichmann, một sĩ quan SS của Đức Quốc Xã, người đứng sau “giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái” của Adolf Hitler, đã bị các đặc vụ Israel bắt giữ ở Argentina vào ngày 11/05 và chuyển đến Israel chín ngày sau đó. Continue reading “23/05/1960: Adolf Eichmann bị bắt”

Thế giới hôm nay: 23/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU phạt Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) vì không tuân thủ các quy tắc quyền riêng tư, đồng thời ra lệnh cho công ty ngừng chuyển dữ liệu người dùng sang Mỹ. Đây là khoản tiền phạt lớn nhất từng được khối áp dụng cho một công ty công nghệ lớn. Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland, một trong những cơ quan giám sát quyền riêng tư của EU, cho biết Facebook đã không bảo vệ dữ liệu của người dùng châu Âu trước các chương trình giám sát của Mỹ.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod của Nga, giáp Ukraine, nói một “nhóm phá hoại” Ukraine đã xâm nhập lãnh thổ nước này. Trong một tuyên bố, ông Gladkov nói các lực lượng Nga đang nỗ lực đẩy lùi các đòn xâm nhập. Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của tổng thống Volodymyr Zelensky, nói Ukraine “không liên quan gì” đến các sự kiện ở Belgorod. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/05/2023”

‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan

Nguồn: Abishur Prakash, ‘Strategic chip reserves’ can insulate against Taiwan war risk, Nikkei Asia, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tác động kinh tế và xã hội tiềm tàng của việc mất nguồn cung chip là quá lớn để có thể bỏ qua.

Năm 1975, hai năm sau khi các nhà xuất khẩu Ả Rập áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ vì nước này hỗ trợ Israel trong thời chiến, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford đã ký một đạo luật thành lập kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, để giảm nguy cơ bị sốc nguồn cung trong tương lai.

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve, SPR) ban đầu được dự định sẽ chứa tới 1 tỷ thùng dầu. Trớ trêu thay, lượng dầu đầu tiên được đưa vào SPR vào năm 1977 lại đến từ Ả Rập Saudi, quốc gia đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ. Continue reading “‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 22/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói đàm phán nâng trần nợ giữa ông và tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục vào thứ Hai. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại sau khi ông Biden gọi các yêu cầu của đảng Cộng hòa — bao gồm mạnh tay cắt giảm chi tiêu — là “không thể chấp nhận được” tại một cuộc họp báo sau hội nghị G7 ở Nhật Bản. Đàm phán đang ngày càng nóng lên trong những ngày gần đây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp các nhà lãnh đạo G7 vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh. Ông Biden hứa là Mỹ sẽ viện trợ thêm 375 triệu đô la cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Một ngày trước đó, ông Zelensky đã nói chuyện với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/05/2023”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”