05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam

Nguồn: “Blackhorse” departs South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, các thành viên Trung đoàn Thiết giáp 11 của Mỹ, trừ Tiểu đoàn 2, đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Trung đoàn Hắc Mã (Blackhorse Regiment – đặt theo biểu tượng ngựa đen trên vai áo của những người lính thuộc trung đoàn này) đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 09/1966 với ba phân đội, mỗi phân đội có ba toán lính thiết giáp, một xe tăng và một khẩu pháo nòng ngắn (howitzer). Điều này khiến họ trở thành một lực lượng tác chiến đáng gờm. Sau này, tại Việt Nam, trung đoàn có tổng cộng 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 khẩu howitzer 155-ly tự hành, 9 xe phun lửa và 18 máy bay trực thăng. Continue reading “05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam”

02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Kennedy proposes plan to end the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (Đảng Dân chủ, bang New York) đã đề xuất một kế hoạch ba điểm để giúp chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch bao gồm (1) đình chỉ hoạt động ném bom nhắm vào miền Bắc Việt Nam, (2) quân đội Mỹ và Bắc Việt sẽ rút dần dần khỏi miền Nam, và (3) một lực lượng quốc tế sẽ được đưa vào thay thế. Ngoại trưởng Dean Rusk đã từ chối đề nghị của Kennedy, vì ông này tin rằng Bắc Việt sẽ không bao giờ đồng ý rút quân.

Robert đã từng là Tổng Chưởng lý dưới quyền anh trai mình, Tổng thống John F. Kennedy. Sau khi anh trai bị ám sát, Robert tiếp tục phục vụ Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson cho đến năm 1964, khi ông từ chức để tranh cử vào Thượng viện. Continue reading “02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam”

27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’

Nguồn: United States assails North Vietnamese “aggression”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo dài 14.000 từ có tựa đề “Cuộc xâm lược từ phía Bắc – Hồ sơ về Chiến dịch của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.” Trích dẫn “hàng loạt bằng chứng,” bao gồm lời khai của những người lính Bắc Việt đã đào ngũ hoặc bị bắt ở miền Nam Việt Nam, tài liệu tuyên bố rằng gần 20.000 lính và nhân viên kỹ thuật cộng sản đã xâm nhập miền Nam Việt Nam thông qua “kênh xâm nhập” từ miền Bắc. Báo cáo cho biết lực lượng xâm nhập vẫn nằm dưới sự chỉ huy quân sự từ Hà Nội. Continue reading “27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’”

16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương. Những con ma ấy rất đa dạng: có thể là bóng ma một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ đã trở nên quen thuộc với dân làng Hà Gia, một ngôi làng bên cạnh Hà Mỹ, hay là con ma “cắm đầu xuống đất” thường xuất hiện và di chuyển bằng đầu của nó, mà người dân địa phương lý giải là do xác được chôn một cách bất thường.

Nhiều con ma ngoại quốc cũng trú ngụ quanh làng Hà My, bao gồm hai con ma lính Mỹ cực kỳ nhút nhát và lúc nào cũng đói khát. Và đặc biệt là sự xuất hiện một bóng ma đàn ông châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ. Dân địa phương suy đoán rằng đây là linh hồn của một người lính Hàn Quốc bị giết gần miệng hố bom, mà nay người ta dùng làm ao cá. Continue reading “Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate

Nguồn: First Operation Farm Gate missions flown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trong nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của Chiến dịch Farm Gate, máy bay ném bom chiến đấu T-28 đã được sử dụng để yểm trợ cho một tiền đồn của lực lượng Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi Việt Cộng.

Tính đến cuối tháng, các phi công của Không lực Hoa Kỳ đã bay tổng cộng 229 chuyến  trong Chiến dịch Farm Gate. Chiến dịch này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ huấn luyện nhằm giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Phi đội Huấn luyện Tác chiến 4400 (4400th Combat Crew Training Squadron) của Mỹ đã đến sân bay Biên Hòa vào tháng 11/1961 và bắt đầu huấn luyện các nhân viên của Không lực Việt Nam Cộng hòa với máy bay cũ chạy bằng cánh quạt. Vào tháng 12, Tổng thống John F. Kennedy đã mở rộng Farm Gate để bao gồm các nhiệm vụ chiến đấu có giới hạn của các phi công Không lực Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các lực lượng mặt đất Nam Việt Nam. Continue reading “13/01/1962: Nhiệm vụ bay đầu tiên trong Chiến dịch Farm Gate”

29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược”

Nguồn: Saigon announces success of strategic hamlet program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Sài Gòn thông báo rằng 4.077 ấp chiến lược (strategic hamlet) đã được hoàn thành trong tổng số dự kiến là 11.182 ấp. Con số này cũng cho thấy 39% dân số miền Nam Việt Nam đã được đưa về sinh sống tại ấp chiến lược, nhưng các quan chức Mỹ cho rằng những con số này có vấn đề. Continue reading “29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược””

28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris

Nguồn: Hanoi announces return to the Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, sau 11 ngày Mỹ ném bom suốt ngày đêm (ngoại trừ 36 giờ ngừng ném để kỷ niệm Giáng sinh), các quan chức Bắc Việt đã đồng ý quay lại đàm phán hòa bình ở Paris.

Chiến dịch không kích Linebacker II được khởi xướng vào ngày 18 tháng 12 bởi Tổng thống Richard Nixon khi Bắc Việt bước ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris và từ chối tối hậu thư của ông để trở lại bàn đàm phán. Trong quá trình ném bom, 700 cuộc không kích bằng B-52 và hơn 1.000 cuộc không kích bằng máy bay cường kích đã thả khoảng 20.000 tấn bom, chủ yếu trên khu vực đông dân cư giữa Hà Nội và Hải Phòng. Continue reading “28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris”

22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II

Nguồn: Washington announces Linebacker II raids will continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Washington tuyên bố rằng chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi Hà Nội đồng ý đàm phán “trong tinh thần thiện chí và với một thái độ xây dựng.”

Các nhà đàm phán Bắc Việt đã rời khỏi bàn đàm phán bí mật tại Paris vào ngày 13/12. Tổng thống Nixon đã đưa ra tối hậu thư buộc Hà Nội gửi đại diện của mình trở lại hội nghị trong vòng 72 giờ. Nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Nixon, và để đáp trả, Tổng thống đã ra lệnh tiến hành Linebacker II, một chiến dịch không kích toàn diện nhắm vào Hà Nội. Continue reading “22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II”

Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu

Nguồn: Edwin Moise, “The Tet Offensive Was Just the Beginning”, The New York Times, 01/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Tết Mậu Thân, làn sóng tấn công của cộng sản trên khắp miền Nam Việt Nam, bắt đầu vào ngày 30 và 31/01/1968. Chiến dịch này đã phần nào tạo được bất ngờ. Các chỉ huy người Mỹ biết rằng một điều gì đó đang đến gần, nhưng họ đã không mong đợi một kiểu tấn công lan rộng như vậy.

Một phần là vì họ đã đánh giá thấp cả quy mô lẫn khả năng chịu đựng giao tranh quy mô lớn của lực lượng Cộng sản. Ngày 01/02, Tướng William Westmoreland nói rằng địch đã “sắp hết hơi” (about to run out of steam.) Sau đó, ông tái khẳng định, kẻ thù đã nhanh chóng hết hơi, rằng “ở hầu hết mọi nơi, trừ ngoại ô Sài Gòn và Huế, giao tranh đã kết thúc chỉ sau hai hoặc ba ngày.” Continue reading “Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu”

06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris

Nguồn: Fighting continues in South Vietnam while negotiators talk in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này nắm 1972, giao tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt trong khi cuộc hòa đàm bí mật ở Paris được tiếp tục sau 24 giờ tạm dừng. Giao tranh tiếp diễn là do cả hai bên đều cố gắng giành lợi thế ở vùng nông thôn để chuẩn bị cho khả năng đạt được lệnh ngừng bắn ở Paris. Continue reading “06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris”

Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam

Nguồn: Viet Thanh Nguyen & Richard Hughes, “The Forgotten Victims of Agent Orange”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phan Thanh Hung Duc, 20 tuổi, nằm đó bất động và lặng im, thân mình được che phủ bởi một chiếc áo thun trắng in hình một ngôi đền Campuchia trang trí công phu. Miệng anh há hốc, ngực nhô lên khó nhọc, tay chân thì dị dạng. Anh trông như thể đang bị đóng băng trong đau đớn cực hình. Duc là một trong hàng ngàn nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Pham Thi Phuong Khanh, 21 tuổi, là một nạn nhân khác. Cô lặng lẽ kéo chiếc khăn che lại khuôn mặt mình khi một người khách đến thăm Làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chụp ảnh chiếc đầu to lớn của cô. Giống như Hung Duc, Khanh là nạn nhân của Chiến dịch Ranch Hand (Operation Ranch Hand) – một nỗ lực của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhằm tiêu diệt nơi trú ẩn cũng như nguồn cung thực phẩm của kẻ thù bằng cách phun thuốc diệt cỏ. Continue reading “Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam”

29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng

Nguồn: Communists vow to smash Phoenix program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lãnh đạo Việt Cộng đã ra mệnh lệnh phá hủy Chương trình Phụng Hoàng (Phoenix program). Đài phát thanh Hà Nội đã phát sóng một chỉ thị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi một cuộc tấn công nhằm “tiêu diệt hoàn toàn” lực lượng liên quân, đồng thời nhấn mạnh việc phải xóa sổ Chương trình Phụng Hoàng.

Chương trình Phụng Hoàng là một sáng kiến an ninh cấp xã ấp do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành dựa trên cơ sở tập trung, thu thập thông tin tình báo nhằm xác định và loại bỏ cơ sở Việt Cộng- nhất là đảng viên và cán bộ chính trị cấp cao của Mặt trận Dân tộc. Continue reading “29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng”

28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam

Nguồn: The Philippines agrees to send troops to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố rằng ông sẽ gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam, để đáp lại lời kêu gọi thành lập đội quân “nhiều lá cờ” tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Continue reading “28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam”

Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.

Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Continue reading “Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow

Nguồn: Students Demonstrate Against Dow Chemical Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, tại Mỹ, các sinh viên của Đại học San Jose (San Jose State College) đã biểu tình chống lại Công ty Hóa chất Dow, nhà sản xuất napalm. Cảnh sát đã được cử đến, nhưng nhóm sinh viên từ chối giải tán và một số lãnh đạo biểu tình đã bị bắt giữ. Ngày hôm sau, bất chấp cảnh báo của Thống đốc bang California, Ronald Reagan, cấm tổ chức biểu tình, sinh viên đã một lần nữa tổ chức một cuộc biểu tình chống Dow. Continue reading “20/11/1967: Sinh viên biểu tình chống công ty hóa chất Dow”

17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: My Lai trial begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tòa án Quân đội xét xử Trung úy William Calley đã bắt đầu. Giữ vị trí lãnh đạo một trung đội thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn Bộ binh 11, Sư đoàn Bộ binh 23, Lục quân Hoa Kỳ – Calley đã chỉ đạo binh lính của mình thực hiện một vụ thảm sát dân thường Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại thôn Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968. Thôn Mỹ Lai là một trong những thôn thuộc làng Sơn Mỹ ở Nam Việt Nam.

Đại đội Charlie đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa kéo dài một năm (Operation Wheeler/Wallowa, 11/1967 – 11/1968). Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội khi họ chạy khỏi túp lều của mình. Những người sống sót sau đó bị lính Mỹ dồn đến con mương gần đó và giết chết. Continue reading “17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”