07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng

07

Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lúc 7 giờ 55 phút sáng, theo giờ Hawaii, một máy bay ném bom của Nhật Bản với biểu tượng Húc Nhật kỳ đã xuất hiện trên bầu trời đảo Oahu, theo sau là 360 máy bay chiến đấu cũng của Nhật. Tất cả tấn công dữ dội vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ này giáng một đòn nghiêm trọng lên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và buộc Mỹ phải chính thức tham gia Thế chiến II.

Sau thất bại trong đàm phán ngoại giao với Nhật Bản, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và các cố vấn của ông biết rằng sẽ có khả năng người Nhật tấn công, nhưng chẳng có biện pháp nào được thực hiện để tăng cường an ninh tại căn cứ hải quân quan trọng ở Trân Châu Cảng. Continue reading “07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng”

Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?

trump-soft-power

Nguồn: Shashi Tharoor, “The End of US Soft Power?” Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chắc chắn, một nạn nhân lớn của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là quyền lực mềm của Mỹ trên toàn thế giới. Đây là một diễn biến khó – thậm chí có lẽ không thể – đảo ngược, đặc biệt là đối với Trump.

Thông thường, quyền lực chính trị toàn cầu của các nước được đánh giá bằng sức mạnh quân sự: nước nào có quân đội lớn nhất thì có quyền lực lớn nhất. Nhưng logic này không luôn đúng trong thực tế. Mỹ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam; Liên Xô thì bị đánh bại ở Afghanistan. Trong những năm đầu ở Iraq, Mỹ đã nhận ra sự thông thái trong câu nói của Talleyrand (thủ tướng đầu tiên của Pháp dưới triều vua Louis XVIII) rằng một điều mà ta không thể làm với lưỡi lê là ngồi lên nó. Continue reading “Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?”

06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ

06

Nguồn: 13th Amendment ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ đã được phê chuẩn, chính thức chấm dứt chế độ nô lệ. “Không có bất cứ nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào, ngoại trừ trường hợp đó là bản án hợp lệ cho tội phạm, được tồn tại ở nước Mỹ, hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của nước Mỹ.” Với những lời này, sự thay đổi lớn nhất sau Nội chiến Mỹ đã chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp. Continue reading “06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ”

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.” Continue reading “Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản”

05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda

05

Nguồn: Aircraft squadron lost in the Bermuda Triangle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc 2 giờ 10 phút chiều, năm máy bay ném bom thuộc Phi đội 19, Đoàn bay Grumman TBM Avenger của Hải quân Mỹ đã cất cánh từ sân bay hải quân Fort Lauderdale ở Florida. Họ dự định tiến hành một buổi huấn luyện bay dài ba giờ như thường lệ. Theo kế hoạch, Phi đội 19 sẽ bay 120 dặm về phía Đông, 73 dặm về phía Bắc, và sau đó thực hiện đường bay 120 dặm cuối cùng để trở về căn cứ hải quân. Tuy nhiên, họ đã không bao giờ quay trở lại.

Hai giờ sau khi chuyến bay bắt đầu, phi đội trưởng của Phi đội 19, người đã bay ở khu vực này trong suốt hơn sáu tháng, báo cáo rằng cả la bàn chính lẫn la bàn phụ trên máy bay đều đã hỏng, và anh không thể xác định vị trí của mình. Continue reading “05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda”

Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?

88-the-collapse-of-the-trans-pacific-partnership

Nguồn:The collapse of the Trans-Pacific Partnership“, The Economist, 23/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên qua gần như đã chết. Donald Trump đã tuyên bố rằng vào ngày tại chức đầu tiên của mình, ông ta sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP sẽ chiếm gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “thỏa thuận khủng khiếp” trong chiến dịch tranh cử của mình. Khi tuyên bố ý định của mình về việc rút ra khỏi hiệp định trong tuần vừa qua, ông nói rằng đó là “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ Hiệp định nói rằng nó là một sự tiến bộ lớn so với các thỏa thuận thương mại hiện có và rất tốt cho Hoa Kỳ. Quan điểm nào là đúng, và điều gì đang xảy ra vào thời điểm hiện tại? Continue reading “Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?”

Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật

japan-politics

Nguồn: Gerald Curtis, “Weak opposition is a cancer in Japan’s political system”, East Asia Forum, 18/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 40 năm kể từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã thống trị hệ thống đa đảng của Nhật Bản. Các đảng đối lập đã không thể thách thức thành công sự thống trị của LDP ở cấp quốc gia, nhưng các đảng này có tác động quan trọng đối với chính sách và hoạt động chính trị. Nhật Bản có một đảng thống  trị chứ không phải là một hệ thống độc đảng.

Phe đối lập đủ mạnh để ngăn chặn việc thông qua nhiều chính sách mà LDP đã đấu tranh quyết liệt – như sửa đổi hiến pháp, hỗ trợ tài chính của chính phủ cho đền thờ Yasukuni gây tranh cãi, và đưa giáo dục đạo đức thời tiền Thế chiến II quay trở lại. Sự ủng hộ rộng rãi của người dân đối với lập trường của Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) về  vấn đề tái vũ trang và bảo vệ các quyền tự do được ghi trong hiến pháp không cho phép LDP thực hiện được các chính sách quan trọng mà đảng này đưa ra trong cương lĩnh ban đầu của đảng vào năm 1955. Continue reading “Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật”

04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng

04

Nguồn: Riverine force surrounds Viet Cong battalion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lính Mỹ thuộc Lực lượng cơ động đường sông (Mobile Riverine Force, MRF) và 400 lính Nam Việt Nam trong xe bọc thép đã đối đầu lực lượng cộng sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong trận chiến, 235 trong số 300 thành viên của tiểu đoàn Việt Cộng đã thiệt mạng.

Lực lượng cơ động đường sông là một lực lượng phối hợp bộ binh – hải quân, đến từ Sư Đoàn Bộ Binh 9 (chủ yếu là lính Lữ đoàn 2 và quân hỗ trợ liên quan) và Lực lượng Đặc nhiệm 117 của Hải quân Mỹ. Lực lượng này thường kết hợp cùng các đơn vị của Sư Đoàn Bộ binh 7 và 21 và lực lượng Lính thủ đánh bộ Nam Việt Nam. Continue reading “04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng”

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

vietnam-mar-del-2

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Bài viết phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, để nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, từ đó đúc rút những bài kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo được tốt hơn. Continue reading “Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng”

03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

03

Nguồn: Bush and Gorbachev suggest Cold War is coming to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Malta, Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra tuyên bố rằng những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh có lẽ đã đi đến hồi kết. Còn các nhà bình luận Mỹ và Liên Xô thì thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Cuộc đàm phán là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa hai nhà lãnh đạo. Bush và các cố vấn của ông rất lạc quan về lần gặp mặt này, hy vọng sẽ tiếp tục vấn đề kiểm soát vũ khí mà chính quyền Reagan trước đó đã đạt được. Còn Gorbachev cũng đã lên tiếng mong muốn sẽ có quan hệ tốt hơn với Mỹ, để ông có thể theo đuổi chương trình cải cách trong nước. Gorbachev thể hiện rằng cuộc đàm phán đã đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”

Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước

hongrie_imre-1

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ, một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.

Continue reading “Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước”

02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin

02

Nguồn: Castro declares himself a Marxist-Leninist, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau một năm quan hệ căng thẳng nghiêm trọng giữa Mỹ và Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã tuyên bố công khai rằng ông là một người theo chủ nghĩa Mác – Lênin, làm gia tăng hơn tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh gay gắt giữa hai nước.

Castro lên nắm quyền vào năm 1959, sau khi lãnh đạo một cuộc cách mạng thành công, chống lại chế độ độc tài Fulgencio Batista. Gần như ngay từ đầu, Mỹ đã lo ngại rằng Castro quá thiên tả về chính trị. Ông tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ do người nước ngoài nắm giữ, rồi dần dần tịch thu tất cả các tài sản nước ngoài tại Cuba. Ông cũng thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, và người Liên Xô sau đó đã sớm cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Continue reading “02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin”

Tại sao Ấn Độ loại bỏ tiền mệnh giá lớn?

87-why-india-scrapped-its-two-biggest-bank-notes

Nguồn:Why India scrapped its two biggest bank notes“, The Economist, 13/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một tuyên bố bất ngờ trên truyền hình vào tối ngày 08/11/2016, Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ, đã khiến dư luận xôn xao: phần lớn số tiền trong ví của người Ấn Độ sẽ không còn được chấp nhận tại các cửa hàng kể từ nửa đêm. Hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất, tờ 500 và 1000 rupee (tương đương với 7,5 USD và 15 USD), đã bị “phi tiền tệ hóa” (demonetised), thuật ngữ của các nhà kinh tế để chỉ việc đưa đồng tiền ra khỏi lưu thông. Từ giờ đến cuối năm, người Ấn Độ sẽ phải đến các ngân hàng để đổi tiền mặt của họ thành các tờ tiền mới in hoặc gửi chúng vào tài khoản. Sau thời hạn đó, các tờ tiền của họ sẽ chỉ là những mảnh giấy không có giá trị gì. Người dân và các doanh nghiệp đối mặt với hàng tuần hay hàng tháng gián đoạn khi loại tiền tệ mới được triển khai. Vậy tại sao Ấn Độ phải làm như vậy? Continue reading “Tại sao Ấn Độ loại bỏ tiền mệnh giá lớn?”

Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới

eu-1815

Nguồn: Akhiesh Pillalamarri, “The 5 Most Important Treaties in World History”, The National Interest, 12/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở đâu có nhà nước thì ở đó có các hiệp ước. Từ thời cổ đại, các hiệp ước đã trở thành một công cụ quan trọng của việc quản lý nhà nước và nền ngoại giao. Bởi vì các hiệp ước là những thỏa thuận giữa các nhà nước khác nhau, thường được đưa ra vào cuối một cuộc xung đột, nên chúng tái định hình sâu sắc các đường biên giới, các nền kinh tế, các liên minh và quan hệ quốc tế. Sau đây là năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử.

Hiệp ước Tordesillas (1494)

Hiệp ước Tordesillas, giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (thực ra là với một bộ phận của nước này, Vương quốc Castile), được Giáo hoàng dàn xếp và đã chia những vùng đất mới được thám hiểm bên ngoài châu Âu cho hai nước này theo một đường kinh tuyến chạy dọc qua phía đông Brazil hiện nay. Continue reading “Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”

01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống

01

Nguồn: Congress decides outcome of presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1824, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đã quyết định kết quả bầu cử tổng thống, với phần thắng nghiêng về John Quincy Adams. Một điều khoản trong Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Mỹ đã trao cho Quốc hội quyền quyết định kết quả bầu cử nếu không có ứng viên nào nhận được đa số phiếu đại cử tri.

Trong giai đoạn 1823–1824, đã có bốn ứng cử viên ra vận động tranh cử Tổng thống và họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ khu vực mình sinh sống. Ứng cử viên đầu tiên là John Quincy Adams – con trai của cựu Tổng thống, đồng thời là người cha lập quốc John Adams – đại diện của New England. Ông ủng hộ chủ nghĩa liên bang, luôn tin tưởng vào sức mạnh của một chính quyền trung ương tập trung. Continue reading “01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam

fidel

Tác giả: Lý Văn Sáu

Tháng 6/1962, khi đang làm Vụ phó Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), tôi được cử sang Cuba làm Phó Trưởng đoàn đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Kể từ khi thành lập ngày 20/12/1960, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận. Hai năm sau, tức tháng 7/1962, Cuba lại là nước đầu tiên tiếp nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận với đầy đủ quy chế của một cơ quan ngoại giao. Thật ý nghĩa khi cơ quan đại diện đầu tiên của Mặt trận ở nước ngoài lại được đặt tại một nơi rất xa Việt Nam và cũng lại rất gần nước Mỹ…

Tình hữu nghị của Cuba dành cho Việt Nam

Khi có mặt ở Cuba, tôi và các thành viên trong phái đoàn đại diện thường trú đã được chứng kiến sự ra đời và phát triển rộng khắp của phong trào toàn quốc ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trên đất bạn, từ cuối thế kỷ 18, người dân Cuba đã biết đến Việt Nam khi người anh hùng Cuba Hose Marti từng viết bài báo “Một cuộc dạo chơi trên đất của những người An Nam” để nói lên sự anh dũng của những người dân Việt Nam khi họ kiên cường vùng lên chống lại sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp. Continue reading “Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?

us-politics

Nguồn: Alfred Stepan, “Unchecked Trump?Project Syndicate, 12/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016 – trao cho Đảng Cộng hòa quyền kiểm soát vị trí tổng thống, Thượng viện, và Hạ viện – ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kiểm soát và cân bằng (checks and balances) vốn được ca ngợi và được đặt ra trong hiến pháp nước này? Theo tôi, nó gần như đã loại bỏ hệ thống này.

Các biện pháp kiểm soát và cân bằng do ngành tư pháp tạo ra chắc chắn đang bị đe dọa. Trừ khi Đảng Dân chủ sử dụng thủ thuật filibuster liên tục, Đảng Cộng hòa sẽ có thể lấp đầy vị trí thẩm phán còn trống trong Tối cao Pháp viện mà họ đã ngăn Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ đề cử. Và Tối cao Pháp viện gồm nhiều thành viên lớn tuổi có thể sẽ sớm để lại nhiều ghế trống hơn – những vị trí hiện do các thẩm phán theo xu hướng tự do chủ nghĩa và trung dung nắm giữ. Do đó, Đảng Cộng hòa có cơ hội tốt để xây dựng một đa số bảo thủ trong Tối cao Pháp viện gồm chín thành viên có thể kéo dài trong nhiều thập niên, đặc biệt là nếu họ tiếp tục giành ghế tổng thống vào năm 2020. Continue reading “Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”