11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt

Nguồn: B-52s strike North Vietnamese positions, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, các đợt ném bom của máy bay B-52 nhắm vào các lực lượng cộng sản đang tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nam Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên gần Kontum đã loại bỏ bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào tới thành phố này. Các cuộc không kích nhắm vào Bắc Việt vẫn tiếp tục, nhưng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Cũng trong ngày này, Lầu năm góc đã yêu cầu đưa thêm hai phi đội B-52 đến Thái Lan. Continue reading “11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt”

09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng

Nguồn: Robert E. Lee surrenders, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1865, tại Appomattox, Virginia, Tướng Robert E. Lee của phe Hợp bang miền Nam đã giao nộp 28.000 quân của mình cho Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc, từ đó cơ bản chấm dứt cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Buộc phải rời bỏ thủ phủ Richmond của Hợp bang miền Nam, không thể hội quân với lực lượng Hợp bang còn sót lại ở North Carolina, và bị quấy nhiễu liên tục bởi kỵ binh của phe Liên bang miền Bắc, Lee không còn lựa chọn nào khác. Continue reading “09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng”

Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?

 

Nguồn:What is the difference between nationality and citizenship”, The Economist, 10/7/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau

Vào tháng 10 năm ngoái, khi tương lai chính trị của Theresa May vẫn còn tươi sáng, thủ tướng Anh đã chỉ trích các đối thủ của mình rằng: “Nếu bạn tin rằng bạn là một công dân toàn cầu, thì bạn chẳng là công dân của một quốc gia nào. Bạn không hiểu ‘tư cách công dân’ nghĩa là gì.” Nói cho công bằng, khái niệm tư cách công dân (citizenship) rất phức tạp, đặc biệt khi so sánh với một khái niệm phức tạp không kém là quốc tịch (nationality). Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Continue reading “Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?”

06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp. Continue reading “06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”

Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?

Nguồn:How low can unemployment go”, The Economist, 22/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về việc làm cho tất cả mọi người là một điều hão huyền.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, được Quốc hội giao nhiệm vụ tìm phương án để đạt được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể tiến hành một cuộc “chiến tranh toàn diện” với thất nghiệp. Thay vào đó, họ tự hỏi: thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào một cách bền vững? Bốn lần một năm, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Fed lại đưa ra những mức mà họ nghĩ rằng tại đó thất nghiệp sẽ ổn định trong dài hạn – một con số mà họ cho là vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Ý tưởng về tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên” đó đến từ đâu? Continue reading “Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?”

02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị

Nguồn: North Vietnamese troops capture part of Quang Tri, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những người lính của Sư đoàn 304 Quân đội Bắc Việt, được hỗ trợ bởi các xe tăng do Liên Xô chế tạo và pháo binh hạng nặng, đã giành được quyền kiểm soát nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Điều này khiến chỉ còn lại thị xã Quảng Trị và Đông Hà là còn đang nằm trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tư lệnh Sư Đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, đã chuyển lính của ông tới khu vực thành cổ Quảng Trị, một mục tiêu rõ ràng của quân đội Bắc Việt. Continue reading “02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị”

Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?

Nguồn:How supply can create its own demand”, The Economist, 20/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jean-Baptiste Say giải thích rằng có cung ắt có cầu.

Vào giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ Đại Suy thoái, hơn một phần tư số công nhân Mỹ không thể tìm được việc làm. Không có đủ lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể cung ứng. Ngày nay, lực lượng lao động Mỹ có thể sản xuất nhiều gấp 17 lần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại chỉ dưới 5%. Bằng cách nào đó mà lượng cầu, vốn rất thấp trong những năm 1930, lại tăng tương ứng với một nguồn cung hàng hoá và dịch vụ khổng lồ tám thập niên sau đó. Kết quả đáng mừng này có thể đã làm kinh ngạc một số nhà kinh tế trong những năm 1930, những người đã lo lắng về tình trạng trì trệ “trường kỳ”. Nhưng điều này chẳng có gì là ngạc nhiên đối với một thế hệ các nhà kinh tế lớn tuổi hơn, do Jean-Baptiste Say đứng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “A Treatise on Political Economy” (Chuyên luận về Kinh tế chính trị), đã được tái bản đến sáu lần từ năm 1803 đến năm 1841, chứa đựng nhiều điều mà sau này được gọi là Định luật Say, khái niệm chỉ ra rằng cung có thể tạo ra cầu cho chính mình. Continue reading “Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?”

‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?

Nguồn:How people became the central focus of economics”, The Economist, 19/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi chủ đề đầu tư xuất hiện trong kinh tế, người ta thường nghĩ tới những tài sản vật chất. Các công ty thảo luận về đầu tư vào các nhà máy, các chính phủ nói về cơ sở hạ tầng, và người dân nói về bất động sản, nhà cửa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có một trọng tâm đầu tư mềm, ít hữu hình hơn, đó là kiến ​​thức và kỹ năng. Các công ty cố gắng đào tạo những kỹ năng này cho lực lượng lao động, các chính phủ cho cộng đồng của họ, và người dân cho chính họ. Các nhà kinh tế học sử dụng khái niệm “vốn con người” (human capital) để mô tả dạng đầu tư này. Tư duy này cho rằng cũng giống như chi tiêu cho các tòa nhà hay đường sá tạo ra nguồn vốn vật chất, quá trình đầu tư vào tri thức cũng tạo ra vốn con người. Một số nhà phê bình không thích việc coi giáo dục chỉ là nhằm theo đuổi vốn (con người), nhưng nó là một khái niệm có giá trị cho phân tích và chính sách. Kinh tế học có thể dạy cho chúng ta như thế nào về điều này? Continue reading “‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?”

Tại sao các công ty tồn tại?

Nguồn:Why do firms exist”, The Economist, 18/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về cơ chế giá là trọng tâm của nghiên cứu về kinh tế. Giá thị trường truyền đạt thông tin về những gì mọi người muốn mua và những gì mà người khác muốn bán. Adam Smith đã sử dụng phép ẩn dụ về “bàn tay vô hình” để mô tả cách thức mà nền kinh tế được quản lý bằng các tín hiệu giá. Năm 1937, một bài báo được xuất bản bởi Ronald Coase, một nhà kinh tế học người Anh, đã chỉ ra một lỗ hổng trong quan điểm này: nó không phù hợp với những gì xảy ra bên trong các công ty. Ví dụ, khi một nhân viên chuyển từ phòng này sang phòng khác, anh ta không làm như vậy để phản ứng với các mức lương cao hơn, mà vì anh ta được ra lệnh làm điều đó. Câu hỏi đặt ra bởi Coase là một điều sâu sắc, nếu không phải là gây lúng túng, cho kinh tế học. Tại sao các công ty tồn tại? Continue reading “Tại sao các công ty tồn tại?”

14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”

Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?

Nguồn:What are the European Union’s eastward expansion plans?”, The Economist, 28/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa từng có ai chắc chắn về ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Thời Trung Cổ, các nhà địa lý đã vẽ đường biên giới này dọc theo các con sông khác nhau, bao gồm cả sông Dnieper và sông Volga. Vào những năm 1950, Liên Xô đã chọn một đường biên chạy dọc dãy núi Ural, và dọc theo dãy Caucasus giữa Biển Đen và Biển Caspian. Nhưng điều này lại loại trừ Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trong khi các quốc gia này có xu hướng nghĩ rằng mình thuộc châu Âu. Nó cũng bao gồm một số quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng chấp nhận như là các ứng viên cho tư cách thành viên của mình. Để đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia này, năm 2009 EU đã khởi động một sáng kiến ​​với tên gọi Đối tác phương Đông, bao gồm các nước (theo thứ tự từ tây sang đông): Belarus, Ukraine, Moldova, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Ngày 24/11/2017, các lãnh đạo EU đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các đối tác này tại Brussels để thảo luận về chương trình này. Continue reading “Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?”

Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?

Nguồn:Why commodity prices are surging”, The Economist, 11/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cuối cùng đã tác động vào giá cả hàng hóa cơ bản. Năm ngoái có lẽ sẽ là năm đầu tiên kể từ 2010 khi mà tăng trưởng đã tăng nhanh ở cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Và giá dầu thô Brent, đồng và chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm giá giao ngay của 22 nguyên liệu thô đều ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nhưng nếu nhu cầu toàn cầu đã tăng lên trong vài quý, tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy nó mới được phản ánh rõ ràng qua giá cả hàng hóa? Và quan trọng hơn, sự phục hồi giá này bền vững đến mức nào? Continue reading “Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”

Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”

Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?

Nguồn:Why Macedonia still has a second name”, The Economist, 19/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Macedonia đã giành được độc lập hơn 25 năm trước. Thế nhưng tên gọi của nó vẫn chưa được quyết định.

Gần một phần tư thế kỷ qua, Macedonia, đất nước nằm ở cực nam của nước Nam Tư cũ, vẫn được Liên Hợp Quốc, EU và nhiều tổ chức khác gọi là FYROM, viết tắt của Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia trực thuộc Nam Tư cũ). Đây là một phần của một vấn đề kỳ lạ đã làm rối loạn mối quan hệ của Macedonia với nước láng giềng Hy Lạp, kể từ khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1991. Tuần trước, các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc chủ trì về một thỏa thuận có thể giúp Macedonia nhận được lời mời gia nhập NATO và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU (cả hai vấn đề hiện đều đang bị chặn bởi Hy Lạp) đã được khởi động lại sau ba năm. Cả hai bên đều bày tỏ thiện chí. Radmila Sekerinska, Bộ trưởng Quốc phòng Macedonia, mô tả các cuộc đàm phán như là một “cơ hội lớn” để giải quyết vấn đề này. Continue reading “Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?”

Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Nguồn:What structural reform is and why it is important?”, The Economist, 09/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính phủ các nước có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng các chính phủ cần giúp thị trường hoạt động hiệu quả: cưỡng chế thực hiện hợp đồng, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cung cấp điện cho các công ty, hay các hoạt động tương tự. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng hàng năm về mức độ hiệu quả của các chính phủ: các bảng xếp hạng mới nhất được công bố vào tháng Mười. Ở nhiều quốc gia, chính phủ khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn: chẳng hạn, ở Madagascar, một doanh nghiệp có thể phải chờ hơn một năm mới được cấp điện. Tạp chí The Economist thường khuyến nghị “cải cách cơ cấu” (structural reform) như là một phương thuốc chữa các căn bệnh kinh tế. Nhưng chính xác thì “cải cách cơ cấu” nghĩa là gì? Continue reading “Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?”

Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?

Nguồn:How immigration is changing the Swedish welfare state”, The Economist, 23/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng đang dâng cao khi tác giả bài viết này đến Thụy Điển vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu vào cuối năm 2015. Mặc dù hầu hết người Thụy Điển vui vẻ chấp nhận 163.000 người tị nạn đến nước họ vào năm đó, những người dân còn lại tỏ ra ít chào đón hơn. Ở Malmo, một thành phố miền Nam có nhiều người nhập cư, một người thu ngân trong một cửa hàng địa phương đã tỏ ra vô cùng tức giận. “Họ đến đây vì phúc lợi và các lợi ích,” ông nói, trước khi nói với tác giả bài viết này là hãy “biến đi”. Giọng điệu như vậy trước đây từng chỉ dành riêng cho các chính trị gia cực hữu của đảng Dân chủ Thụy Điển, những người đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di dân để thu hút thêm sự ủng hộ. Kể từ đó chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh chính sách của nhà nước phúc lợi Thụy Điển để phù hợp với thời đại: vừa giúp đỡ hàng trăm ngàn người tị nạn vừa cố gắng làm giảm bớt những lập luận như vậy của cánh hữu. Vậy điều gì đang thay đổi? Continue reading “Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?”