04/04/1841: Tổng thống William Henry Harrison qua đời

Nguồn: President Harrison dies – 32 days into office, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, Tổng thống Mỹ William Henry Harrison đã qua đời chỉ 32 ngày sau khi nhậm chức, trở thành người giữ kỷ lục đáng tiếc là Tổng thống Mỹ có nhiệm kỳ ngắn nhất.

Trớ trêu thay, người đàn ông có nhiệm kỳ ngắn nhất ở Nhà Trắng lại có bài diễn văn nhậm chức dài nhất trong lịch sử. Đây có lẽ là điều đã khiến ông phải mất mạng. Bài phát biểu đầu tiên của vị tổng thống, diễn ra vào một buổi sáng tháng 3 lạnh giá, kéo dài tận 1 giờ 45 phút. Harrison đi ngủ vào cuối ngày lễ nhậm chức cùng với một cơn cảm nặng và nó đã nhanh chóng phát triển thành căn bệnh viêm phổi gây tử vong. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng bệnh viêm gan cũng có thể đã góp phần vào cái chết của ông. Continue reading “04/04/1841: Tổng thống William Henry Harrison qua đời”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”

02/04/1805: Ngày sinh Hans Christian Andersen

Nguồn: Hans Christian Andersen is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, Hans Christian Andersen, một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất thế giới, đã sinh ra ở Odense, gần Copenhagen.

Cha của Andersen qua đời khi ông còn niên thiếu và ông đã phải đến làm việc ở nhà máy một thời gian ngắn. Tuy nhiên, ông đã thể hiện tài năng tuyệt vời về ngôn ngữ và đậu vào Đại học Copenhagen năm 1828. Một năm sau, ông xuất bản truyện ngắn trào phúng A Journey on Foot from Holmen’s Canal to the East Point of Amage (Hành trình đi bộ từ Kênh Holmen đến Cực Đông của Amage), sau này trở thành tác phẩm quan trọng đầu tiên của ông. Continue reading “02/04/1805: Ngày sinh Hans Christian Andersen”

01/04/1924: Hitler bị kết án vì tham gia Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Hitler sentenced for his role in Beer Hall Putsch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Adolf Hitler đã bị kết án vì vai trò của ông ta trong Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch) diễn ra vào ngày 8/11/1923. Âm mưu đảo chính ở Munich mà các thành viên cánh hữu của quân đội và Đảng Quốc Xã lập ra đã bị chính phủ ngăn chặn, và Hitler bị buộc tội phản quốc. Dù bị tuyên án, Hitler vẫn ra tù trước cuối năm, với vị thế chính trị mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Continue reading “01/04/1924: Hitler bị kết án vì tham gia Đảo chính Nhà hàng Bia”

30/03/1980: 123 công nhân dầu mỏ chết đuối ở Biển Bắc

Nguồn: Oil workers drown in North Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, hệ thống căn hộ nổi dành cho công nhân dầu mỏ ở Biển Bắc đã bị sập, khiến cho 123 người thiệt mạng.

“Tòa nhà” Alexander Kielland khi đó là nơi ở của 208 người đang làm việc trên giàn khoan dầu Edda, thuộc mỏ dầu Ekofisk, cách Dundee, Scotland 378 km về phía đông. Hầu hết công nhân của Phillips Petroleum đến từ Na Uy, dù một số ít là người Mỹ và người Anh. Được nâng đỡ bởi hai bệ phao lớn, tòa nhà có phòng ngủ, nhà bếp, và sảnh khách, được dùng làm nơi để công nhân nghỉ ngơi khi không phải làm việc. Continue reading “30/03/1980: 123 công nhân dầu mỏ chết đuối ở Biển Bắc”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”

28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém

Nguồn: Funeral held for the man behind the guillotine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1814, tang lễ của Bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin, cha đẻ của máy chém (guillotine) khét tiếng, đã diễn ra bên ngoài Paris, Pháp. Theo Guillotin, động cơ khiến ông phát minh ra cỗ máy là cực kỳ trong sáng và ông đã vô cùng đau khổ khi chứng kiến danh tiếng của mình bị hoen ố. Guillotin tạo ra cỗ máy cho người Pháp như một “cử chỉ nhân đạo” trong cuộc cải cách tư pháp hình sự diễn ra vào năm 1789. Cỗ máy nhằm thể hiện sự tiến bộ về tri thức và xã hội của Cách mạng Pháp; bằng cách xử tử quý tộc cũng như dân thường theo cùng một cách, theo đó đảm bảo sự bình đẳng lúc bị tử hình. Continue reading “28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Có thể và có lẽ

Hãy xem xét những ngày đầu đầy hỗn loạn của cuộc chiến, khi Ukraine lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Quân đội của nước này được trang bị kém và phải chịu áp đảo về quân số trên các mặt trận quan trọng, thậm chí lên đến tỷ lệ 12:1 ở các vùng xung quanh Kyiv. Lực lượng Nga khi đó đã càn quét miền nam Ukraine, chiếm Kherson và thiết lập một hành lang đường bộ nối với Crimea. Ở phía bắc và phía đông, các thành phố lớn – gồm cả Kyiv và Kharkiv – đã bị bao vây. Những kẻ phá hoại và sát thủ người Nga nhanh chóng xuất hiện ở Kyiv, tìm cách giết Zelensky và tiêu diệt chính phủ Ukraine. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine diễn ra theo một cách khác – hoặc chuyển hướng đột ngột?

Người ta nói rằng vòng cung đạo đức của vũ trụ rất dài, nhưng nó luôn hướng về phía công lý. Đây là một cách hay để phân tích năm đầu tiên của cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đúng là người Ukraine khó mà thấy được công lý trong một cuộc xung đột đã tàn phá lãnh thổ, nền kinh tế, và con người của đất nước họ. Nhưng chí ít, cuộc chiến cũng đã hủy hoại quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm tiêu tan khát vọng đế quốc của ông. Cuộc chiến đã chứng kiến Ukraine vượt xa gần như tất cả những kỳ vọng ban đầu. Nó đã thống nhất và tiếp thêm sinh lực cho phương Tây. Dường như, người tốt đang chiến thắng, còn kẻ xấu đang phải nhận sự trừng phạt mà vũ trụ dành cho những ai chọn đứng về lề trái của lịch sử. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)”

26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt

Nguồn: Dr. Jonas Salk announces polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, nhà nghiên cứu y học người Mỹ, Tiến sĩ Jonas Salk, thông báo trên một chương trình phát thanh quốc gia rằng ông đã thử nghiệm thành công một loại vaccine chống lại virus bại liệt (poliomyelitis). Năm 1952, năm mà dịch bệnh bại liệt hoành hành tại Mỹ – đã có 58.000 trường hợp nhiễm mới được báo cáo và hơn 3.000 người chết vì căn bệnh này. Nhờ công trình giúp tiêu diệt căn bệnh được gọi là “bệnh liệt ở trẻ sơ sinh” (vì nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em), Tiến sĩ Salk đã được tôn vinh là bác sĩ vĩ đại vào thời của ông. Continue reading “26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt”

25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát

Nguồn: King Faisal of Saudi Arabia assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, tại Riyadh, Ả Rập Saudi, Vua Faisal đã bị cháu trai của mình, Hoàng tử Faisal, bắn chết.

Vua Faisal, con trai của Vua Ibn Saud, đã tham gia chiến đấu trong các chiến dịch quân sự hồi thập niên 1920 và 1930, vốn giúp lập nên nhà nước Ả Rập Saudi hiện đại. Sau đó, ông giữ chức đại sứ Ả Rập Saudi tại Liên Hiệp Quốc, và vào năm 1953 được phong làm thủ tướng sau khi anh trai ông, Saud, lên ngôi. Continue reading “25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát”

23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh

Nguồn: Patrick Henry voices American opposition to British policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong một bài phát biểu trước Hội nghị Virginia lần thứ hai, Patrick Henry đã phản ứng lại sự cai trị ngày càng áp bức của người Anh đối với các thuộc địa Mỹ bằng cách tuyên bố, “Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào, nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết!” Sau khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4/7/1776, Patrick Henry được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm làm thống đốc bang Virginia. Continue reading “23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

21/03/1871: Henry Stanley bắt đầu tìm kiếm Tiến sĩ Livingstone

Nguồn: Journalist begins search for Dr. Livingstone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, nhà báo Henry Morton Stanley đã bắt đầu cuộc tìm kiếm nổi tiếng của mình – đi khắp châu Phi để tìm nhà thám hiểm người Anh được cho là mất tích, Tiến sĩ David Livingstone.

Hồi cuối thế kỷ 19, người châu Âu và châu Mỹ bị mê hoặc bởi lục địa châu Phi. Và người đã giúp quảng bá châu Phi nhiều nhất có lẽ là Livingstone, một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất của Vương quốc Anh. Tháng 8/1865, ông bắt đầu chuyến thám hiểm kéo dài hai năm để tìm thượng nguồn sông Nile. Livingstone cũng muốn giúp xóa bỏ nạn buôn bán nô lệ khi đó đang khiến dân số châu Phi kiệt quệ. Continue reading “21/03/1871: Henry Stanley bắt đầu tìm kiếm Tiến sĩ Livingstone”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet,” Nikkei Asia, 16/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

“Yếu một cách đáng ngạc nhiên” là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình”

19/03/1931: Nevada hợp pháp hóa cờ bạc

Nguồn: Nevada legalizes gambling, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, trong một nỗ lực nhằm thoát khỏi thời kỳ Đại Suy thoái đầy khó khăn, cơ quan lập pháp bang Nevada đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa cờ bạc.

Nằm trong sa mạc Đại Bồn địa (Great Basin), có rất ít người định cư chọn sống ở Nevada sau khi nước Mỹ giành được lãnh thổ này vào cuối Chiến tranh Mexico năm 1848. Năm 1859, việc phát hiện ra “Mỏ Đá Comstock” (Comstock Lode) chứa vàng và bạc đã thúc đẩy làn sóng người định cư đáng kể đầu tiên đến Nevada, để khai thác các mỏ khoáng chất tại vùng đất này. Năm năm sau, trong Nội chiến Mỹ, Nevada đã vội vã trở thành bang thứ 36 để củng cố Liên minh. Continue reading “19/03/1931: Nevada hợp pháp hóa cờ bạc”

18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ

Nguồn: The Tri-State Tornado, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1925, trận lốc xoáy tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã đi qua miền đông Missouri, miền nam Illinois, và miền nam Indiana, giết chết 695 người, làm bị thương khoảng 13.000 người, và gây thiệt hại tài sản lên đến 17 triệu USD. Được biết đến với cái tên “Lốc xoáy Ba Bang”, cơn lốc chết người này đã từ Ellington, Missouri di chuyển theo hướng đông bắc, nhưng miền nam Illinois mới là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 500 trong tổng số 695 người thiệt mạng sống ở miền nam Illinois, bao gồm 234 người ở Murphysboro và 127 người ở Tây Frankfort. Continue reading “18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ”

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”