19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến

Nguồn: Lincoln proposes equal treatment of soldiers’ dependents, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện Charles Sumner, đại diện bang Massachusetts, đồng thời là người chống chế độ nô lệ, đề nghị rằng các góa phụ và con cái của binh sĩ Mỹ nên được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc.

Lincoln đã chia sẻ nhiều quan điểm của người bạn Sumner về quyền dân sự. Trong một động thái chưa từng có, Lincoln đã cho phép một phụ nữ da đen, góa phụ của một người lính da đen trong Nội chiến Mỹ, Thiếu tá Lionel F. Booth, gặp Tổng thống tại Nhà Trắng. Continue reading “19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”

17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện

Nguồn: Washington criticizes “taxation without representation”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1769, George Washington đưa ra một bài phát biểu lập pháp chỉ trích các nỗ lực về mặt tài khóa và tư pháp của Vương quốc Anh nhằm duy trì sự kiểm soát của mình đối với các thuộc địa Mỹ. Với mục tiêu phản đối chính sách “đánh thuế mà không có đại diện” của Anh (tức người dân thuộc địa phải nộp thuế nhưng không có đại diện tại Nghị viện Anh), Washington đã đề xuất một gói các nghị quyết không nhập khẩu ra trước Viện Lập pháp Virginia (Virginia House of Burgesses). Continue reading “17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện”

16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn

Nguồn: U.S. Congress passes Sedition Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống Nổi loạn (Sedition Act), một bộ luật được thiết kế để bảo vệ sự tham gia của nước Mỹ vào Thế chiến I.

Cùng với Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) ban hành một năm trước đó, Đạo luật chống Nổi loạn được xây dựng phần lớn bởi A. Mitchell Palmer, Tổng Chưởng lý dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật Gián điệp, được thông qua ngay sau khi Mỹ tham chiến vào đầu tháng 04/1917, tuyên bố rằng mọi hành vi truyền đạt thông tin nhằm can thiệp vào nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Mỹ hoặc thúc đẩy thành công của kẻ thù đều bị xem là phạm tội. Continue reading “16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn”

15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh

Nguồn: First Allied jet flies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, trong cuộc thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên của lực lượng Đồng minh. Động cơ tua bin phản lực của máy bay có thể tạo ra một lực đẩy mạnh với không khí nóng. Động cơ này đã được phát minh bởi Frank Whittle, một kỹ sư hàng không và phi công người Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.

Sinh ra ở Coventry năm 1907, Whittle là con trai của một thợ cơ khí. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) trong vai trò thợ học việc máy bay tại Cranwell, và năm 1926 đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe để trở thành phi công và gia nhập trường sĩ quan RAF. Ông đã nổi tiếng là một phi công gan dạ và vào năm 1928 đã viết một luận án chuyên sâu mang tên Những Phát triển Tương lai trong Thiết kế Máy bay, trong đó thảo luận về khả năng chế tạo một loại động cơ phản lực. Continue reading “15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

11/05/1969: Lính Mỹ tấn công Đồi Thịt Băm

Nguồn: Hamburger Hill Assaulted by U.S. Troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đồi Thịt Băm (Hamburger Hill) là nơi diễn ra một trong những trận chiến căng thẳng và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Được các nhà hoạch định quân sự gọi là Cao điểm 937 (937 chỉ độ cao tính bằng mét), ngọn đồi nằm đơn độc trong khu rừng rậm của Thung lũng A Sầu, cách biên giới với Lào khoảng một dặm.

Người Việt gọi ngọn đồi là Động A Bia (hay núi A Bia, núi muông thú ẩn mình). Mặc dù nó không có ý nghĩa chiến thuật thực sự, chiếm được ngọn đồi là một phần mục tiêu trong Chiến dịch Apache Snow, cuộc càn quét của quân đội Mỹ tại Thung lũng A Sầu. Mục đích của chiến dịch là cắt đứt khả năng xâm nhập của Bắc Việt từ Lào, cũng như các mối đe dọa của Bắc Việt đối với các thành phố Huế và Đà Nẵng. Continue reading “11/05/1969: Lính Mỹ tấn công Đồi Thịt Băm”

10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa

Nguồn: Transcontinental railroad completed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1869, chủ tịch của các công ty đường sắt Union Pacific và Central Pacific đã gặp nhau tại Promontory, Utah và đóng chiếc đinh cuối cùng mang tính nghi thức vào một đường ray để kết nối các tuyến đường sắt của họ. Điều này khiến cho du lịch đường sắt xuyên lục địa lần đầu tiên trở nên khả thi trong lịch sử Hoa Kỳ. Những du khách ở mạn tây sẽ không còn phải thực hiện một hành trình dài và nguy hiểm bằng xe ngựa, và bờ Tây chắc chắn sẽ mất đi một phần sự quyến rũ hoang dã của nó khi được kết nối với bờ Đông văn minh. Continue reading “10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa”

09/05/1997: Andrew Cunanan tiếp tục vụ giết người hàng loạt

Nguồn: Cunanan continues murder spree, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, thi thể của William Reese, 45 tuổi, một người quản lý nghĩa trang, đã được tìm thấy ở vùng nông thôn Pennsylvania, New Jersey. Ông đã bị bắn vào đầu bằng một viên đạn Golden Sabre đường kính 0.38 ly. Cảnh sát sớm xác định thủ phạm chính là Andrew Cunanan, một người đàn ông 27 tuổi đang bị truy nã vì ba vụ giết người. Có lẽ Cunanan đã giết Reese nhằm đánh cắp chiếc bán tải Chevrolet của ông này.

Cunanan dành phần lớn phần đời trưởng thành của mình làm ‘bạn đồng hành’ với những người đàn ông lớn tuổi giàu có; hắn chọn sống một lối sống cực kỳ sang chảnh ở San Diego, California, vượt quá khả năng của mình. Tháng 04/1997, Cunanan nói với bạn bè sẽ chuyển đến San Francisco. Nhưng thực ra hắn đã mua vé một chiều đến Minnesota sau khi cầu xin công ty thẻ tín dụng của mình gia hạn hạn mức tín dụng. Continue reading “09/05/1997: Andrew Cunanan tiếp tục vụ giết người hàng loạt”

08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời

Nguồn: Harry S. Truman is born, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1884, Harry S. Truman được sinh ra ở Lamar, Missouri. Là con trai của một nông dân, Truman không đủ khả năng tài chính để đi học đại học. Ông gia nhập quân đội khi ở độ tuổi 33 vào năm 1916 để chiến đấu trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, ông đã mở một cửa hàng đồ xén ở thành phố Kansas. Khi công việc kinh doanh bị phá sản vào năm 1922, ông đã tham gia chính trường tại Missouri. Truman tiếp tục thăng tiến để phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1934 cho đến khi ông được chọn làm Phó Tổng  thống thứ tư của Franklin D. Roosevelt (FDR) vào năm 1945. Chính trong các nhiệm kỳ Thượng viện sĩ của mình, ông đã gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính. Continue reading “08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời”

07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập

Nguồn: First four-minute mile, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, tại Oxford, Anh, chàng sinh viên y khoa Roger Bannister, 25 tuổi, đã phá vỡ rào cản nổi tiếng nhất của môn điền kinh: chạy một dặm (1.609 m) trong bốn phút. Bannister, người đang chạy cho Hiệp hội Thể thao Nghiệp dư trong cuộc đua đối đầu với trường cũ của mình, Đại học Oxford, đã giành chiến thắng trong cuộc đua một dặm với thời gian 3 phút và 59,4 giây.

Trong nhiều năm, rất nhiều vận động viên đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chạy một dặm trong vòng chưa đầy bốn phút, điều vẫn được coi là bất khả thi về mặt thể lực. Kỷ lục thế giới cho cự li một dặm là 4 phút và 1,3 giây, được thiết lập bởi Gunder Hagg của Thụy Điển vào năm 1945. Bất chấp điều đó, hoặc bị thôi thúc vì bí ẩn tâm lý xung quanh rào cản bốn phút, nên một số vận động viên vào đầu những năm 1950 đã tìm cách để trở thành người đầu tiên đạt được mức ba phút. Continue reading “06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập”

05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH

Nguồn: North Vietnamese turn back South Vietnamese relief column, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, khi những người lính Sư đoàn 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà cố gắng tiếp cận An Lộc ở tỉnh Bình Long qua quốc lộ 13, họ đã một lần nữa bị đẩy lùi bởi lực lượng cộng sản, những người đã đè bẹp một căn cứ hỏa lực của Việt Nam Cộng hoà. Sư đoàn 21 đã cố gắng tiến vào An Lộc từ giữa tháng 4 khi đơn vị này được chuyển lên từ khu vực đóng quân ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công nhằm giải tỏa An Lộc đang bị bao vây. Những người lính miền Nam đã chiến đấu tuyệt vọng để đến An Lộc, nhưng họ đã phải chịu quá nhiều thương vong và phải cần một đơn vị khác đến tiếp viện để thực sự giành lại được An Lộc vào ngày 18/06. Continue reading “05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH”

04/05/1886: Bạo loạn Quảng trường Haymarket

Nguồn: The Haymarket Square Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, tại Quảng trường Haymarket ở Chicago, Illinois, một đội cảnh sát đang cố gắng đàn áp một cuộc biểu tình của người lao động thì bị đám đông ném thiết bị nổ vào. Cảnh sát liền đáp trả bằng súng, giết chết nhiều người trong đám đông và làm bị thương thêm hàng chục người khác.

Thu hút khoảng 1.500 công nhân ở Chicago, cuộc biểu tình được tổ chức bởi những người lao động cực đoan gốc Đức nhằm phản đối việc cảnh sát Chicago giết chết một người biểu tình một ngày trước đó. Continue reading “04/05/1886: Bạo loạn Quảng trường Haymarket”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời

Nguồn: Joseph McCarthy dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau một thời gian chống chọi với bệnh nặng do chứng nghiện rượu, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy (Đảng Cộng hoà, bang Wisconsin) đã qua đời ở tuổi 48. McCarthy là nhân vật chủ chốt trong cơn cuồng loạn bao trùm nước Mỹ trong những năm sau Thế chiến II, được biết đến với cái tên khét tiếng – “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare).

McCarthy sinh tại một thị trấn nhỏ ở Wisconsin vào năm 1908. Năm 1942, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến và phục vụ ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ông trở về vào năm 1944 và quyết định bắt đầu sự nghiệp chính trị. Continue reading “02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời”

01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Senator criticizes Nixon’s handling of the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, George Aiken (Đảng Cộng hòa, bang Vermont), thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã kêu gọi chính quyền Nixon bắt đầu “rút một cách có trật tự” các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức. Aiken nói, “Cần phải bắt đầu không được chậm trễ.” Bài phát biểu được coi như là sự kết thúc của một lệnh cấm tự áp đặt đối với việc chỉ trích chính quyền mà các thượng nghị sĩ đã tuân thủ kể từ khi Nixon lên nắm quyền. Continue reading “01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam”

30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc

Nguồn: New York World’s Fair opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Hội chợ Thế giới New York đã khai mạc tại Thành phố New York. Lễ khai mạc, bao gồm các bài phát biểu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thống đốc New York Herbert Lehman, đã trở thành ngày đầu tiên trong thời đại phát sóng truyền hình ở New York. Continue reading “30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc”