Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai (1649-1662)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê, Chúa Trịnh buổi đầu ngầm giúp nhà Minh, nhưng khi quân Thanh chiếm Trung Quốc, đành phải liên lạc ngoại giao với nhà Thanh. Thanh Khang Hy với ý đồ chia rẽ An Nam, phong chức cho cả nhà Lê và Mạc. Tại miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai tướng lấy đất Chiêm Thành từ đất Phú Yên đến sông Phan Rang, sau đó cho mang quân đánh Biên Hòa, bắt Vua nước Chân Lạp Nặc Ông Chân về, rồi cho làm phiên thần, hằng năm nộp cống. Phía bắc quân Nguyễn đánh úp quân Trịnh, ra đến bờ sông Lam, sau đó rút quân về mạn sông Gianh.

Tháng 10 năm Khánh Đức thứ 2 [25/10-23/11/1650], tức Minh Vĩnh Lịch năm thứ 4, Thanh Thuận Trị năm thứ 7, thi Hội các sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Khương Thế Hiền 8 người. Tháng 12 [21/1-19/21651], thi Đình, cho Khương Thế Hiền đỗ Tiến sĩ cập đệ tam danh, Nguyễn Văn Lễ đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Trịnh Cao Đệ 6 người đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai (1649-1662)”

Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc

Nguồn: Paul Huang, “Taiwanese Missile Units Are Giving Away Their Positions to China,” Foreign Policy, 21/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Đài Loan vẫn chưa thích nghi với thời đại tình báo nguồn mở.

Lại là một ngày bình thường ở Đài Loan, khi Trung Quốc phát động một đợt tập trận quân sự mới. Trong lúc các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc một lần nữa hung hăng bay vòng quanh Đài Loan, Đài Bắc đã điều động quân đội của mình đến các vị trí phòng thủ trên khắp hòn đảo. Một trong số những vị trí quan trọng nhất là một nhóm các đơn vị mặt đất di động mang theo tên lửa chống hạm để ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, người Đài Loan không biết rằng các hoạt động của họ đã bị lộ, và những nơi ẩn náu được cho là bí mật của họ đã bị tình báo Trung Quốc theo dõi một cách dễ dàng. Nếu đây là một cuộc chiến thực sự, họ sẽ chỉ còn cách sự hủy diệt vài giây. Continue reading “Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 25/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đàm phán về lệnh ngừng bắn tại Gaza sẽ sớm được nối lại ở Qatar, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong tuyên bố chung với thủ tướng kiêm ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani. Ông Blinken, người hiện đang thăm Trung Đông, cho biết thêm là Mỹ sẽ gửi 135 triệu USD viện trợ nhân đạo cho người Palestine. Trong khi đó Israel tiến hành thêm không kích vào Lebanon và Gaza; và quân đội Lebanon cho biết Israel đã giết chết ba binh sĩ của nước này. Ở Gaza, không kích vào một trường học đã giết chết ít nhất 17 người.

António Guterres đã gặp Vladimir Putin vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh BRICS. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hơn hai năm qua. Bộ trưởng ngoại giao Ukraine cho rằng cuộc gặp là một “lựa chọn sai lầm” và làm tổn hại đến “danh tiếng” của LHQ. Hơn 20 nhà lãnh đạo đã tham dự hội nghị thượng đỉnh, cho thấy ông Putin đang thách thức những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2024”

Bóng ma của Prigozhin vẫn sống ở Trung Quốc

Nguồn: Alessandro Arduino, “Prigozhin’s Ghost Lives On in China,” Foreign Policy, 21/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập đã khuất của Wagner vẫn truyền cảm hứng cho các blogger quân sự và những người ủng hộ an ninh tư nhân ở Trung Quốc.

Yevgeny Prigozhin, một lãnh chúa quân sự và nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống, đã không ngờ rằng cuộc nổi loạn ngắn ngủi sẽ dẫn ông đến cái chết, để lại di sản cùng những người ngưỡng mộ vượt xa biên giới nước Nga, đến tận Trung Quốc, nơi Prigozhin đã trở thành một nhân vật được sùng bái trên mạng xã hội bị giám sát gắt gao. Continue reading “Bóng ma của Prigozhin vẫn sống ở Trung Quốc”

24/10/1921: Thi thể Người lính Vô danh đầu tiên được chọn

Nguồn: Unknown Soldier is selected, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, tại thị trấn Chalons-sur-Marne của Pháp, một trung sĩ người Mỹ đã chọn thi thể của “Người lính Vô danh” đầu tiên để vinh danh trong số khoảng 77.000 quân nhân Mỹ đã tử trận ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I. Continue reading “24/10/1921: Thi thể Người lính Vô danh đầu tiên được chọn”

Thế giới hôm nay: 24/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vụ tấn công khủng bố tại một trong những công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến ít nhất năm người thiệt mạng và 22 người khác bị thương, theo bộ trưởng nội vụ của nước này. Một nhóm vũ trang được cho là đã xâm nhập vào trụ sở của công ty Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ gần thủ đô Ankara, và nhân chứng đã nghe thấy một vụ nổ kèm theo tiếng súng. Chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Hizbullah xác nhận Israel đã giết Hashem Safieddine, người được cho là lãnh đạo mới của nhóm, vào đầu tháng. Đến nay, Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết đã tiêu diệt được ba quan chức cấp cao của Hizbullah và khoảng 70 chiến binh tại Lebanon chỉ trong hai ngày qua. Trong khi đó, Israel đã không kích Tyre, một thành phố lịch sử ở miền nam Lebanon. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/10/2024”

Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump

Nguồn: Adam S. Posen, “The True Dangers of Trump’s Economic Plans,” Foreign Affairs, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình nghị sự cấp tiến của Trump sẽ tàn phá các doanh nghiệp, công nhân và người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều nhà quan sát hiểu biết và một bộ phận đáng kể cử tri Mỹ đang tỏ ra bình tĩnh, nếu không muốn nói là phấn khích, về chương trình kinh tế mà Donald Trump sẽ theo đuổi trong nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là tổng thống. Một số người tập trung vào lời hứa gia hạn cắt giảm thuế và bãi bỏ các quy định của ông, cho thấy sự tiếp nối các chính sách trước đây của Đảng Cộng hòa. Những người khác viện dẫn mức lạm phát thấp và lợi nhuận thị trường chứng khoán cao đặc trưng cho nhiệm kỳ đầu tiên của ông trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và lập luận rằng các chính sách của Trump – bao gồm cả cách tiếp cận không chính thống của ông đối với thuế quan và nhập cư – đã thành công, hoặc chí ít là không gây hại. Continue reading “Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump”

Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô

Tác giả: Hồ Sĩ Quý và Nguyễn Văn Hạ*

Được hình thành và phát triển khá sớm trong lịch sử quốc gia – dân tộc, Cần Thơ là nơi hội tụ của những nét đặc thù Nam Bộ: văn hoá vùng châu thổ sông nước điển hình, văn hoá miệt vườn nhiệt đới của lưu dân khai phá vùng đất mới, địa bàn cộng sinh của văn hoá các tộc người Kinh – Khmer – Hoa – Chăm…, nơi dung hợp của cả bốn loại hình tôn giáo – tín ngưỡng.

Những nhân tố địa lý tự nhiên, văn hoá và lịch sử của vùng đất này đã ghi dấu ấn trong con người Nam Bộ hôm nay, về thế giới quan và nhân sinh quan, cả trong đời sống vật chất và trong đời sống tinh thần… Continue reading “Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô”

Thế giới hôm nay: 23/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Binyamin Netanyahu tại Israel trong nỗ lực thuyết phục thủ tướng Israel đồng ý về một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Trong khi đó giao tranh vẫn tiếp diễn trên khắp khu vực. Không kích của Israel đã giết chết ít nhất 45 người ở Gaza, còn Hizbullah, lực lượng dân quân người Shia của Lebanon, đã bắn tên lửa vào hai căn cứ quân sự gần Tel Aviv.

Israel cho biết họ đã bắt giữ bảy người bị tình nghi lên kế hoạch ám sát một nhà khoa học cao cấp và một thị trưởng “dưới sự chỉ đạo của Iran.” Hôm thứ Hai, bảy người Israel đã bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Iran. Trong khi đó, FBI xác nhận đang điều tra một vụ rò rỉ tài liệu tình báo tuyệt mật. Số tài liệu này cho thấy những đánh giá của Mỹ về các kế hoạch chuẩn bị trả đũa Iran của Israel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/10/2024”

Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “The Age of Depopulation,” Foreign Affairs, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm sao để sống sót trong một thế giới già hóa?

Dù vẫn chưa có nhiều người nhận ra điều này, nhưng loài người sắp bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử. Hãy gọi đó là “thời đại suy giảm dân số.” Lần đầu tiên kể từ Cái chết Đen vào những năm 1300, dân số hành tinh sẽ suy giảm. Nhưng, trong khi lần sụt giảm dân số thời trung cổ là do một căn bệnh chết người do bọ chét gây ra, thì lần sụt giảm dân số sắp tới hoàn toàn là do những lựa chọn của con người. Continue reading “Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu”

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Nguồn: Steven A. Cook, “Sinwar Is Dead. Hamas Is Very Much Alive.Foreign Policy, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử cho thấy chúng ta không thể thoát khỏi phong trào kháng chiến chỉ bằng cách giết người.

Năm 1948, Thủ tướng Ai Cập Mahmoud Fahmi al-Nuqrashi đã có một nước đi táo bạo khi ra lệnh cấm tổ chức Anh em Hồi giáo, tin rằng nếu tổ chức này bị giải tán, thì đất nước ông sẽ ổn định trở lại. Trong ba năm trước khi xảy ra lệnh cấm đó, Anh em Hồi giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc kích động bạo loạn, đình công, và bạo lực, bao gồm cả vụ ám sát một thủ tướng và một cựu bộ trưởng tài chính. Continue reading “Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống”

Thế giới hôm nay: 22/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel cho biết trong 24 giờ qua đã tấn công khoảng 300 mục tiêu ở Lebanon. Các cuộc tấn công nhắm vào “hệ thống và các căn cứ” kinh tế của Hizbullah, bao gồm Hiệp hội al-Qard al-Hassan, được cho là bên quản lý tài chính của Hizbullah. Đơn vị này có hơn 30 chi nhánh trên khắp Lebanon. Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc lên án các cuộc tấn công vì đã gây ra “làn sóng tản cư mới” và nhắm vào những mục tiêu không hợp pháp theo luật nhân đạo quốc tế.

Lần đầu tiên sau hai tháng, Donald Trump vươn lên dẫn trước trong mô hình bầu cử Mỹ của The Economist, với xác suất chiến thắng 54 trên 100. Cũng như các cuộc thăm dò toàn quốc trước đó cho thấy nhiều cử tri lưỡng lự và các cử tri đảng thứ ba lựa chọn Kamala Harris vào tháng 8, một số cử tri còn lại — có lẽ là nghiêng về đảng Cộng hòa ngay từ đầu — gần đây đã tỏ ý ủng hộ ông Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2024”

Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra

Nguồn: Francesca Regalado, “Old missteps haunt Thailand’s billionaire Shinawatras,” Nikkei Asia, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường của nhà Shinawatra đã làm nổi bật quan hệ căng thẳng giữa tiền bạc và quyền lực ở Thái Lan.

Sự sụp đổ và trỗi dậy của hai thủ tướng mới nhất của Thái Lan có thể được minh họa thông qua mức giá cổ phiếu của các công ty của gia đình họ trong tuần định mệnh tháng 8 khi Srettha Thavisin bị lật đổ và Paetongtarn Shinawatra được bầu làm người kế nhiệm. Continue reading “Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra”

Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?

Nguồn: Renaud Foucart, “Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A,”  The Conversation, 14/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts, cùng James Robinson từ Đại học Chicago, nhờ công trình nghiên cứu giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Khi công bố giải thưởng, Jakob Svensson, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế, cho biết: “Giảm bớt sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các quốc gia là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. “Nghiên cứu đột phá” của ba nhà kinh tế học đã mang lại cho chúng ta “một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân gốc rễ của sự thành công hay thất bại của các quốc gia.” Continue reading “Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?”

Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay

Nguồn: Mục Hoành Yến, 穆宏燕:亲西方?被渗透?伊朗知识精英为何陷入痛苦的“心理撕裂”, Guancha, 18/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân phản ánh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Quốc đã được trình chiếu tại “Tuần lễ phim Trung Quốc” ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.

Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Quốc Trận chiến hồ Trường Tân chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran. Continue reading “Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay”

20/10/1973: Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate bị sa thải

Nguồn: Watergate special prosecutor dismissed, starting “Saturday Night Massacre”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng Biện lý Sự vụ (Solicitor General) Robert Bork đã sa thải Archibald Cox, Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate. Để phản đối quyết định này, Bộ trưởng Tư pháp (Attorney General) Elliot Richardson và Thứ trưởng Tư pháp (Deputy Attorney General) William Ruckelshaus đã quyết định từ chức. Continue reading “20/10/1973: Công tố viên đặc biệt trong Vụ Watergate bị sa thải”

Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan

Nguồn: Robert Barnett, “The Politics of China’s Land Appropriation in Bhutan,” The Diplomat, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã xây dựng 22 ngôi làng và khu định cư bên trong biên giới của Bhutan. Và không có dấu hiệu nào cho thấy Bhutan có thể làm gì về điều này – hoặc Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với bất kỳ cái giá nào.

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc “luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp công bằng và hợp lý thông qua các cuộc tham vấn hòa bình và hữu nghị,” một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã nói với tờ New York Times như vậy vào tháng 8. Thế thì tại sao Trung Quốc lại chiếm đoạt một phần lãnh thổ của nước láng giềng của họ? Continue reading “Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan”

19/10/1989: Nhóm Guildford Four được minh oan

Nguồn: Guildford Four are cleared of IRA bombings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, nhóm Guildford Ford (Bốn người ở Guildford) – những người từng bị kết tội giúp Quân đội Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army, IRA) đánh bom các quán rượu ở Guildford và Woolwich ở Anh năm 1975 – đã được xóa mọi cáo buộc và được trả tự do sau gần 15 năm ngồi tù.

Vào ngày 05/10/1974, một quả bom của IRA đã giết chết bốn người trong một quán rượu ở Guildford, nơi quân nhân Anh thường lui tới, trong khi một quả bom khác ở Woolwich đã giết chết ba người. Các nhà điều tra người Anh đã nhanh chóng tìm ra nghi phạm. Họ xác định rằng Gerry Conlon và Paul Hill, hai cư dân Bắc Ireland, đã có mặt tại khu vực này vào thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố. Continue reading “19/10/1989: Nhóm Guildford Four được minh oan”

Về văn hóa Tràng An – Hoa Lư, đô thị di sản thiên niên kỷ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

“Đô thị di sản thiên niên kỷ” là tên gọi ấn tượng, đầy biểu cảm của Hoa Lư, thành phố thủ phủ của Ninh Bình tương lai, theo Quy hoạch đã được công bố 28/5/2024. Với linh hồn là văn hoá Tràng An, trong những năm tới Hoa Lư sẽ là đô thị loại I, đến năm 2035 sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương – một thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại – cổ kính với các giá trị của các di sản cổ xưa; hiện đại với diện mạo và tầm vóc của một đô thị trung tâm cấp quốc gia về kinh tế, du lịch, văn hóa…

Đặc thù thiên niên kỷ của đô thị di sản là không gian đô thị đậm đặc dấu ấn của lịch sử và của văn hoá: 1). Hoa Lư là Cố đô đầu tiên của của quốc gia Đại Cồ Việt độc lập, nơi phát tích sự nghiệp lẫy lừng của 8 đời vua trong 12 năm triều Đinh (968-980), 29 năm triều Tiền Lê (980-1009) và những năm đầu triều Lý (1009-1010). 2). Hoa Lư là di tích quốc gia đặc biệt, một trong ba vùng lõi của quần thể di sản thế giới hỗn hợp (tự nhiên – văn hoá) Tràng An, di sản duy nhất ở Đông Nam Á. Continue reading “Về văn hóa Tràng An – Hoa Lư, đô thị di sản thiên niên kỷ”

Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?

Nguồn: James Palmer, “China Can’t Boost Consumer Confidence,” Foreign Policy, 15/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Chỉ các biện pháp kích thích kinh tế là chưa đủ nếu mức chi tiêu hộ gia đình vẫn không tăng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc công bố thêm các gói kích thích kinh tế mới nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc vực dậy niềm tin của người tiêu dùng; Vườn thú Quốc gia Washington chào đón cặp gấu trúc mới được Bắc Kinh “cho mượn”; Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan gây xôn xao trên mạng. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?”