30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams

Nguồn: John Adams is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1735, John Adams, con trai của một nông dân và là hậu duệ của những người hành hương Plymouth Rock, đã chào đời ở Braintree, Massachusetts. Ông theo học tại Đại học Harvard vào năm 16 tuổi, sau đó tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về luật trước khi trở thành Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Adams không chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng, nhưng là người có công trong việc xây dựng nền tảng của chính phủ Mỹ. Năm 1776, ông xuất bản ẩn danh cuốn Thoughts on Government (Tư tưởng về Chính phủ), trong đó đề xuất hệ thống chính phủ ba nhánh: cơ quan lập pháp lưỡng viện, cơ quan tư pháp độc lập và cơ quan hành pháp mạnh mẽ. Continue reading “30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams”

Thế giới hôm nay: 29/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden công bố một “khuôn khổ” mới cho dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1,75 nghìn tỷ đô la, giảm từ đề xuất ban đầu 3,5 nghìn tỷ đô la. Thành phần lớn nhất trong gói này, trị giá 555 tỉ đô, sẽ được chi cho đầu tư năng lượng sạch. Phần còn lại chủ yếu được chi cho chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho người thu nhập thấp và người già, cũng như nhà ở giá phải chăng. Nghỉ phép chăm sóc gia đình có trả lương và miễn phí hai năm đại học là các phần bị bỏ. Các lãnh đạo Hạ viện sẽ bỏ phiếu vào thứ Năm này về dự luật bổ sung gồm 550 tỷ đô la chi tiêu cơ sở hạ tầng. Nó đã được Thượng viện thông qua.

Facebook đổi tên thành Meta để phản ánh các dịch vụ của mình ngoài mạng xã hội cùng tên, và đặc biệt là khoản đầu tư xây dựng “metaverse,” một môi trường thực tế ảo liên kết. Công ty đổi tên ngay giữa cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng và áp lực từ các nhà lập pháp về tin giả và nội dung có hại cho trẻ em gái vị thành niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/10/2021”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai

Nguồn: Chuck Berry goes on trial for the second time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, cái gọi là “Phiên tòa Apache” (Apache trials) thứ hai xét xử ca sĩ rock-and-roll Chuck Berry đã bắt đầu. Trước đó, bản án kết tội ông vận chuyển một đứa trẻ vị thành niên đi xuyên qua biên giới các tiểu bang với mục đích vô đạo đức – vi phạm Đạo luật Mann – đã bị tòa phúc thẩm bác bỏ, tuy nhiên, phía công tố đã quyết định xét xử lại Berry. Continue reading “28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai”

Thế giới hôm nay: 28/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ công bố một loại thuế tài sản mới cùng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% để giúp tài trợ cho gói chi tiêu xã hội đầy tham vọng của họ. Khoảng 700 người có tài sản 1 tỷ đô la hoặc thu nhập 100 triệu đô la trong ba năm liên tiếp sẽ phải trả thuế một lần cho các tài sản có thể giao dịch. Ngoài ra họ cũng phải chịu thuế lợi nhuận đầu tư. Song thượng nghị sĩ Tây Virginia Joe Manchin, người nắm trong tay lá phiếu quyết định, phản đối đề xuất này.

Liên minh châu Phi đình chỉ tư cách thành viên của Sudan sau khi quân đội nước này đảo chính giành chính quyền. Khối nói đảo chính là vi hiến và kêu gọi khôi phục chính phủ dân sự. Biểu tình ở thủ đô Khartoum vẫn đang tiếp tục; các công đoàn bác sĩ và công nhân dầu mỏ đã cho biết sẽ tham gia biểu tình. Đến này có ít nhất mười người đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2021”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 26/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các binh sĩ Sudan được cho là đã bắn đạn thật vào người biểu tình phản đối đảo chính của quân đội. Trước đó Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và giải tán chính quyền chuyển tiếp do chính ông lãnh đạo. Chính quyền này đáng lẽ phải dân chủ hóa đất nước sau khi nhà độc tài lâu năm Omar al-Bashir bị lật đổ hồi năm 2019. Các báo cáo cho thấy một số bộ trưởng chính phủ, bao gồm cả thủ tướng Abdalla Hamdok, cùng một số nhân vật ủng hộ dân chủ đã bị quân đội bắt giữ.

Hơn một chục hãng thông tấn đã đưa tin về các tài liệu nội bộ của Facebook được trình lên Quốc hội Mỹ, vốn bị công khai bởi cựu nhân viên Frances Haugen. Hàng loạt nghiên cứu, email, bản ghi nhớ và thuyết trình về các vấn đề bao gồm chính sách của Facebook đối với phát ngôn kích động thù hận và thông tin sai lệch, vai trò của hãng trong vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6 tháng 1, tác động của các nút “Thích” và “Chia sẻ”, cũng như việc công ty mất sức hấp dẫn với thanh thiếu niên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2021”

Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?

tau cao toc

Tác giả: Canh Hân (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Năm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”. Đạo diễn Nhiệm Học An cho biết ông có ý định làm phim này vào cuối năm 2003, khi nghe tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc 9 lần học tập thể về lịch sử phát triển 500 năm qua của 9 nước từng “trỗi dậy” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Mỹ. Phim làm trong 3 năm, gồm 12 tập, mỗi tập 50 phút, năm 2006 bắt đầu chiếu làm hai đợt. Continue reading “Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?”

Thế giới hôm nay: 25/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tài chính Ý và ngân hàng UniCredit đã không thể thống nhất các điều khoản cho phép ngân hàng này tiếp quản Banca Monte dei Paschi di Siena. Chính phủ Ý có nghĩa vụ phải tái tư nhân hóa ngân hàng lâu đời nhất thế giới trước tháng 4 theo các điều khoản của thỏa thuận ký với nhà chức trách châu Âu khi quốc hữu hóa ngân hàng này hồi năm 2017. Giờ đây ngân hàng sẽ phải khẩn trương đi tìm một người mua kịp mới.

Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẵn sàng “thay đổi cơ bản filibuster.” Không như nghị viện ở các nước khác, mọi dự luật muốn thông qua ở Thượng viện Mỹ phải đạt được 60 trên 100 phiếu. Đảng Dân chủ hiện chỉ nắm 50 ghế, đồng nghĩa nếu ngay cả trong những thời điểm đồng thuận hiếm hoi, đảng này cũng không thể theo đuổi chương trình nghị sự của mình nếu Đảng Cộng hòa từ chối, một hy vọng mờ nhạt trong thời đại chia rẽ đảng phái căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2021”

Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?

Nguồn: A real-time revolution will up-end the practice of macroeconomics”, The Economist, 23/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang dữ liệu mới và phân tích nhanh.

Có ai thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới? Đại dịch đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ít ai dự đoán được giá dầu lên mức 80 đô la, chưa nói đến các đội tàu container  đang chờ bên ngoài các cảng của California và Trung Quốc. Khi Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, các nhà kinh tế đã dự báo quá cao tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm. Hiện tại, giá cả đang tăng nhanh hơn dự kiến ​​ và không ai dám chắc liệu lạm phát và tiền lương  có tăng cao hay không. Bất chấp tất cả các phương trình và lý thuyết của họ, các nhà kinh tế học thường vẫn dò dẫm trong bóng tối, với quá ít thông tin để họ có thể dựa vào  và chọn ra các chính sách tối đa hóa việc làm và tăng trưởng. Continue reading “Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

Nhật ký Bắc Kinh (26/03/21): Trung Quốc trỗi dậy trong một thế giới đầy chia rẽ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đã sống ở Bắc Kinh tổng cộng gần 10 năm, bao gồm cả nhiệm kỳ mới nhất của tôi từ năm 2017. Nhưng tôi chỉ mới khám phá ra một nơi sâu trong núi ở thủ đô Trung Quốc.

Cuối tuần trước, tôi lái xe khoảng ba giờ về phía tây từ trung tâm thành phố. Tuyến đường đưa tôi lên xuống những ngọn đồi dốc và đến làng Đường Thượng (Tangshang) ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh. Bên đường khi ấy vẫn còn tuyết.

Khi ra khỏi xe và đi bộ, tôi bắt gặp một lá cờ Đảng Cộng sản Trung Quốc khổng lồ – có lẽ cao 20 mét. Đứng đối diện nó là bức tượng của người cha sáng lập Trung Quốc hiện đại Mao Trạch Đông, của cựu Thủ tướng Chu Ân Lai và của một cô gái đang nhìn vào Mao. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/03/21): Trung Quốc trỗi dậy trong một thế giới đầy chia rẽ”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Tác giả: Trần Chí Trung (Học viện Ngoại giao)

Trong quá trình hình thành và phát triển, mọi quốc gia đều cần đến những nội lực điều hướng. Một trong những nội lực điều hướng mang tính phổ quát nhất và đóng vai trò quyết định nhất là lợi ích quốc gia – dân tộc. Trên cơ sở bản chất nhà nước và lực lượng nắm giữ quyền lực nhà nước, phù hợp với sự thay đổi thế và lực của quốc gia và thế giới bên ngoài, vấn đề luôn đặt ra cho mọi quốc gia là phải luôn có cách tiếp cận biện chứng và chiến lược trong việc xác định, thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc ấy.

Bài viết nhằm phân tích: (1) Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa quốc gia, dân tộc và quốc tế; (2) Bàn về lợi ích trong bối cảnh quốc tế hiện nay; (3) Một số suy nghĩ về nội hàm lợi ích quốc gia – dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh mới. Continue reading “Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay”

Thế giới hôm nay: 22/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên Hợp Quốc sẽ thành lập một quỹ ủy thác cho những người Afghanistan đang khó khăn, qua đó chuyển tiền tài trợ trực tiếp đến tay người dân. Với viện trợ nước ngoài chiếm đến 40% GDP, kinh tế Afghanistan lập tức chao đảo sau khi cuộc tiếp quản của Taliban hồi tháng 8 khiến các cường quốc phương Tây phải rút lui. Ngân hàng Thế giới, IMF và các nước phương Tây đã đình chỉ viện trợ, trong khi chính phủ Mỹ đóng băng hơn 9 tỷ USD tài sản.

Liên đoàn Bóng bầu dục Mỹ đã đạt được thỏa thuận với các cựu cầu thủ để chấm dứt kiểm tra chấn thương não dựa trên chủng tộc. Cho đến nay, liên đoàn đã trả 821 triệu đô la cho những người bị suy giảm nhận thức liên quan đến môn thể thao này, đặc biệt là sau khi bị chấn động não. Song thủ tục kiểm tra trước đây lại giả định não người da đen có năng lực nhận thức thấp hơn, và do đó nhận ít tiền bồi thường hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2021”

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s plan to rule for life is coming together”, Nikkei Asia, 21/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khoảng thời gian vài ngày, hai diễn biến quan trọng đã diễn ra ở Trung Quốc, cả hai đều liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trọn đời.

Một là văn kiện được gọi là “nghị quyết lịch sử thứ ba”, mà nội dung của nó sẽ được công khai vào tháng tới. Thứ hai là sự xuất hiện của một thời gian biểu cho mục tiêu chính trị mới của ông Tập là “thịnh vượng chung”. Continue reading “Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?”

21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình

Nguồn: President Harding publicly condemns lynching, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Tổng thống Warren G. Harding đã có một bài phát biểu tại Alabama, trong đó ông lên án hành quyết tư hình (lynching) – những vụ tử hình ngoài bộ máy tư pháp, thường bằng hình thức treo cổ – thực hiện bởi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng chống lại người Mỹ gốc Phi ở miền Nam.

Dù chính quyền của ông chìm trong bê bối và tham nhũng, Harding thật ra là một chính trị gia cấp tiến của Đảng Cộng hòa, người ủng hộ việc trao quyền công dân đầy đủ cho người Mỹ gốc Phi và quyền bầu cử cho phụ nữ, đồng thời cũng ủng hộ Dự luật Chống Tư hình Dyer (Dyer Anti-lynching Bill, 1920). Continue reading “21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình”

Thế giới hôm nay: 21/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Bundesbank Jens Weidmann sẽ từ chức sớm vào cuối năm nay sau hơn mười năm tại vị, vì lý do cá nhân. Weidmann là một trong những nhà hoạch định chính sách diều hâu nhất tại ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu), và là người thường xuyên chỉ trích chính sách tiền tệ nới lỏng sau trong đại dịch của ECB, vì lo ngại hậu quả lạm phát.

Amherst College, một trường đại học khai phóng tư nhân ở Massachusetts, đã quyết định chấm dứt chế độ tuyển sinh kế thừa (legacy admission), trong đó ưu tiên con cái của các cựu sinh viên. Giám đốc tuyển sinh cho biết đây là “một sự mở rộng tự nhiên” nhằm đa dạng hóa ngôi trường. Với động thái đó, Amhers trở thành một trong số ít các trường đại học tư ở Mỹ bãi bỏ chính sách vốn mang nhiều điều tiếng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2021”

Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc

Nguồn: Janan Ganesh, “America’s political and business elites no longer agree on China”, Financial Times, 19/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tin tức kinh doanh đã trở thành cách thức để chúng ta đánh giá tình hình thời sự gần đây. Các nhà phân tích tại BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, khuyên các nhà đầu tư nên tăng gấp ba mức đầu tư liên quan tới Trung Quốc. Goldman Sachs đã được cho phép có toàn quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của họ tại Trung Quốc. Còn Apple, ít nhất là cho tới lúc này, đang chặn một ứng dụng kinh Koran ở Trung Quốc, sau khi các quan chức nước này bày tỏ lo ngại.

“Ba điểm xếp thành một hàng”, đúng như quy tắc. Nhưng không chỉ có ba. Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải báo cáo rằng các thành viên của họ đang tự tin hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi bắt đầu căng thẳng thương mại song phương. Cũng giống như Goldman, JPMorgan Chase cũng đã được cho phép sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc”