Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

Thế giới hôm nay: 14/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên cho biết nước này đã phóng thử thành công một tên lửa hành trình, đánh dấu một bước tiến nữa cho chương trình vũ khí của mình. Vì nằm trong tầm bắn, Nhật Bản cho biết “quan ngại sâu sắc”; còn Mỹ nói cam kết bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc “vững như thép.” Hiện tên lửa hành trình không phải chịu các hạn chế vũ khí quốc tế như tên lửa đạn đạo.

Công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande tiếp tục khó khăn khi xảy ra một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở chính của họ ở Thâm Quyến khiến cảnh sát phải can thiệp. Người biểu tình phản đối việc công ty này, vốn mắc nợ nặng nề, trì hoãn trả tiền cho nhà đầu tư. Trên mạng xã hội Trung Quốccũng xuất hiện các video biểu tình tương tự ở các địa điểm khác, dù chưa được xác nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2021”

Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”

13/09/1971: Thảm sát tại nhà tù Attica, New York

Nguồn: Massacre at Attica Prison, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1971, vụ bạo loạn kéo dài bốn ngày tại Nhà tù Attica với an ninh tối đa gần Buffalo, New York, đã kết thúc khi hàng trăm sĩ quan cảnh sát tiểu bang xông vào khu phức hợp này trong một trận xả súng. Ba mươi chín người đã thiệt mạng trong vụ tấn công thảm khốc, bao gồm 29 tù nhân cùng với 10 lính canh và nhân viên nhà tù bị bắt làm con tin kể từ khi vụ bạo loạn nổ ra.

Vào ngày 09 tháng 09, các tù nhân đã nổi loạn và giành quyền kiểm soát nhà tù tiểu bang vốn trong tình trạng quá tải này. Một bảo vệ nhà tù đã bị đánh đến tử vong. Cuối ngày hôm đó, cảnh sát tiểu bang đã giành lại được phần lớn nhà tù, nhưng 1.281 tù nhân đã chiếm một sân tập thể dục, nơi họ giam giữ 39 lính canh và nhân viên làm con tin trong bốn ngày. Sau khi các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt, Thống đốc New York Nelson A. Rockefeller đã ra lệnh cho cảnh sát tiểu bang giành lại quyền kiểm soát nhà tù bằng vũ lực. Continue reading “13/09/1971: Thảm sát tại nhà tù Attica, New York”

Thế giới hôm nay: 13/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giữa lúc Mỹ kỷ niệm 20 năm ngày 11/9, Cục Điều tra Liên bang FBI đã giải mật các tài liệu mô tả chi tiết mối liên hệ giữa một số công dân Ả Rập Saudi ở Mỹ và không tặc, trong đó phần lớn cũng là công dân Ả Rập. Văn bản chi chít vết chỉnh sửa này không cho thấy có liên hệ nào giữa các cuộc tấn công và chính phủ Ả Rập Saudi; trước đó vào đầu tuần chính phủ nước này đã hoan nghênh việc giải mật các báo cáo, và nói những cáo buộc Ả Rập Saudi có liên quan là “sai sự thật và ác ý”.

Taliban tuyên bố phụ nữ có thể tiếp tục học đại học, nhưng lớp học phải tách biệt nam nữ và có quy định về trang phục. Lần gần nhất nhóm này nắm quyền ở Afghanistan, từ năm 1996 đến 2001, phụ nữ đã bị cấm đi học. Trong tuần qua Taliban đã cấm các môn thể thao phụ nữ và đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình về quyền giới tính. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2021”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Continue reading “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc

Nguồn: Violence erupts in Boston over desegregation busing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, ngày khai giảng năm học mới, tại Boston, Massachusetts, các hành động phản đối “xe buýt” trường học – vốn là một biện pháp tuân theo lệnh của tòa án – đã trở thành bạo lực nghiêm trọng. Xe buýt chở trẻ em người Mỹ gốc Phi đã bị ném trứng, gạch và chai lọ, trong khi cảnh sát có vũ trang phải cố gắng kiểm soát những người biểu tình da trắng giận dữ đang bao vây trường học. Continue reading “12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc”

Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Continue reading “Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc”

Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý

Tác giả: Vũ Đức Liêm 

Nếu là lãnh đạo Trung Hoa, ngắm nhìn đất nước của mình từ cửa sổ Trung Nam Hải, bạn thấy gì? Bạn thấy ba vạn quân Mỹ án ngữ bán đảo Triều Tiên. Căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ trải dài trên quần đảo Nhật Bản. Cách bờ biển Phúc Kiến 160 km là Đài Loan, một vùng đất tuyên bố chủ quyền, xuôi về phía Nam là Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Hạm đội 7 khống chế vùng Tây Thái Bình Dương bao gồm cả eo biển Malacca và quần đảo Indonesia. Bạn thấy phía Bắc là khu tự trị Nội Mông, phía Tây là khu vực Hồi giáo bất ổn Tân Cương, phía Tây Nam là Tây Tạng, phía Nam là khu tự trị Zhuang. Tất cả đều án ngữ các vùng cao, kiểm soát đầu nguồn các nguồn nước, và họ không phải là người Hán. Nói cách khác, bạn nhìn thấy Trung Quốc bị giam hãm bởi địa lý và địa chính trị. Continue reading “Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý”

11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính

Nguồn: Chilean president Salvador Allende dies in coup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lực lượng vũ trang của Chile đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống Salvador Allende, nhà lãnh đạo Marxist dân cử đầu tiên ở Mỹ Latinh. Allende cùng những người ủng hộ mình đã rút về La Moneda – dinh thự tổng thống được xây dựng như pháo đài ở Santiago – khi đó đang bị xe tăng và bộ binh bao vây, đồng thời bị máy bay phản lực của không quân ném bom. Dù sống sót sau vụ không kích, Allende đã tự sát khi quân đội xông vào cung điện đang bốc cháy. Người ta nói rằng tổng thống đã sử dụng khẩu súng trường tự động mà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro, tặng cho ông. Continue reading “11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính”

Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại phiên khai mạc của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm thứ Sáu (05/03/2021) ở Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường bỗng nhiên nói nhanh bất thường khi đọc báo cáo công tác của chính phủ.

“Thay mặt Quốc vụ Viện, tôi muốn trưng cầu ý kiến ​​của các đồng chí”, ông Lý điềm tĩnh bắt đầu. Nhưng tốc độ của ông tăng dần về cuối. Dường như ông bị đau họng, khiến giọng ông trở nên khó nghe và ông phải uống nước liên tục. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công

Nguồn: The Boston police department goes on strike, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đình công của Sở cảnh sát Boston đã nổ ra, gây chấn động khắp nước Mỹ, đồng thời cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các công đoàn đối với đời sống của người dân nước này.

Giữa bối cảnh xã hội đổi thay trong thế kỷ 20, người ta mong đợi cảnh sát sẽ hành xử chuyên nghiệp hơn, và một vài cách hành xử trước đó của họ đã không còn được ủng hộ nữa. Những lời giải thích tương tự như những gì cảnh sát trưởng Dallas sau đó đưa ra để bào chữa cho các chiến thuật khác thường của mình, rằng “[Hành động] bất hợp pháp là cần thiết để bảo vệ luật pháp”, không còn được công chúng chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử, lực lượng cảnh sát được xếp vào khuôn khổ dịch vụ dân sự và thậm chí còn phải trải qua quá trình đào tạo. Chẳng bao lâu sau, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (American Federation of Labor, AFL) bắt đầu thành lập các công đoàn cảnh sát địa phương. Continue reading “09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công”

Thế giới hôm nay: 09/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay bắt đầu phiên tòa xét xử những kẻ bị buộc tội tổ chức vụ tấn công khủng bố vào nhà hát Bataclan và các địa điểm khác ở Paris hồi năm 2015 trong bối cảnh an ninh cực kỳ nghiêm ngặt. Thành viên duy nhất còn sống của nhóm thủ phạm, Salah Abdeslam, đã tự nhận là “chiến binh Nhà nước Hồi giáo” trước tòa. 20 bị cáo sẽ hầu tòa ở Paris suốt chín tháng tới.

Chính quyền Biden tuyên bố muốn nâng tỉ lệ điện mặt trời trong tổng điện năng của Mỹ lên 40% vào năm 2035, từ mức 3% hiện nay. Năm ngoái Mỹ thêm được 15 gigawatt công suất điện mặt trời; và sẽ phải đạt 30GW mỗi năm cho đến năm 2025, sau đó thêm 60GW hàng năm nữa cho đến 2030 mới có thể đạt được mục tiêu. Toàn bộ còn phụ thuộc vào việc các hạ nghị sĩ Dân chủ có thông qua ngân sách 3,5 nghìn tỷ đô la hay không, vì gói này giúp phân bổ tiền chống biến đổi khí hậu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2021”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

Thế giới hôm nay: 08/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Boris Johnson công bố một loại thuế mới để tài trợ cho NHS (Hệ thống Y tế Quốc gia) và tăng cường các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người già và người khuyết tật ở Anh. Động thái này rất mạo hiểm về mặt chính trị đối với ông, vì ông từng hứa sẽ không đánh bất kỳ loại thuế nào như vậy khi được bầu vào năm 2019. Cụ thể,  thuế bảo hiểm quốc gia sẽ tăng 1,25% từ tháng 4 tới cho đến khi mức thuế mới được áp dụng vào năm 2023; ngoài ra thuế cổ tức cũng tăng.

Taliban công bố một chính phủ lâm thời cho Afghanistan, với Mullah Mohammad Hassan Akhund làm thủ tướng lâm thời. Ông này hiện là người đứng đầu hội đồng lãnh đạo của nhóm. Nhà đồng sáng lập Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ là một trong các phó thủ tướng. Mullah Yaqoob giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/09/2021”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa

Nguồn: Guillaume Apollinaire is arrested for stealing the Mona Lisa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire đã bị bắt giữ và bỏ tù vì tình nghi đánh cắp bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci từ Bảo tàng Louvre ở Paris.

Nhà thơ 31 tuổi nổi danh nhờ quan điểm cấp tiến và việc ủng hộ phong trào nghệ thuật “tiên phong cực đoan” (extreme avant-garde), nhưng nguồn gốc xuất thân của ông vẫn là một bí ẩn. Ngày nay, người ta tin rằng ông sinh ra ở Rome và lớn lên ở Ý. Ông đến Paris năm 20 tuổi và nhanh chóng hòa mình vào phong cách bohemian của thành phố. Continue reading “07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa”