14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt

Nguồn: Gold prices soar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, sau khi không còn bị chính phủ kiểm soát, giá vàng đã bất ngờ tăng mạnh, đạt mức kỷ lục mới, vượt quá 800 USD/ounce.

Vàng nằm rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, và ngay từ thời cổ đại đã được xem là kim loại quý vì tính khan hiếm và ứng dụng trong luyện kim. Trước thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia đều duy trì một hệ thống tiền tệ lưỡng kim, thường bao gồm vàng nhưng chủ yếu vẫn là bạc. Kể từ năm 1821, khởi đầu từ Vương quốc Anh, các đơn vị tiền tệ có thể được quy đổi thành một lượng vàng cố định, một sự thay đổi mà Anh hy vọng sẽ giúp ổn định nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình. Continue reading “14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt”

Thế giới hôm nay: 14/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Donald Trump, buộc tội ông kích động nổi dậy. Điều khoản được ủng hộ bởi tất cả các hạ nghị sĩ Dân chủ và 10 hạ nghị sĩ Cộng hòa​​, và sẽ khiến ông Trump trở thành tổng thống duy nhất bị luận tội hai lần. Trong khi đó, các nền tảng truyền thông xã hội tràn ngập những hình ảnh về binh sĩ Vệ binh Quốc gia có vũ trang bên trong Điện Capitol, nơi họ sẽ ở lại cho đến sau lễ nhậm chức của Joe Biden vào thứ Tư tuần tới.

Một số quốc gia châu Âu thông báo phong tỏa chặt chẽ hơn nhằm làm chậm sự lây lan của coronavirus, trong bối cảnh tiêm chủng chậm chạp và chưa mang lại thành quả cho đến mùa xuân. Ý đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến tháng 4, trong khi Đức và Hà Lan nói các hạn chế sẽ được áp dụng cho đến ít nhất là tháng 2. Thụy Sĩ và Thụy Điển đều thắt chặt các biện pháp của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/01/2021”

Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?

Nguồn: Kurt M. Campbell and Rush Doshi, “How America Can Shore Up Asian Order”, Foreign Affairs, 12/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong suốt nửa thế kỷ trỗi dậy chưa từng có của châu Á, Henry Kissinger là một nhân vật quan trọng, giúp dẫn dắt việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970 và sau đó tiếp tục viết những cuốn sách quan trọng về chiến lược Trung Quốc và trật tự thế giới. Nhưng vào thời điểm chuyển giao này ở châu Á, những quan sát phù hợp nhất của Kissinger có thể được tìm thấy ở một nơi đáng ngạc nhiên hơn: một luận án tiến sĩ về châu Âu thế kỷ 19, luận án mà ông đã vật lộn để tìm nhà xuất bản nhiều năm trước khi ông nổi tiếng. Cuốn sách đó, A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812–22 (Một thế giới được khôi phục: Metternich, Castlereagh và những vấn đề của hòa bình, 1812–22), tìm hiểu cách hai chính khách châu Âu – một người Anh, một người Áo – đã làm việc cùng nhau để củng cố mối quan hệ bất hòa giữa hai quốc gia hàng đầu châu lục vào cuối Chiến tranh Napoléon. Những nỗ lực của họ đã đặt nền móng cho cái gọi là nền hòa bình lâu dài của châu Âu — 100 năm bình yên và thịnh vượng từ 1815 cho đến Thế chiến I. Tư tưởng của cuốn sách có những ý nghĩa đặc biệt đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay, với sự gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc và một trật tự khu vực căng thẳng. Continue reading “Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 13/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố không chịu trách nhiệm về việc người ủng hộ ông gây bạo loạn ở Washington vào thứ Tư tuần trước, nói rằng bài phát biểu khi ấy của ông – trong đó ông khẳng định mình đã thắng cuộc bầu cử và nói với đám đông “hãy tuần hành đến Điện Capitol [và] hãy cứng rắn lên” – là “hoàn toàn phù hợp”. Sau đó, ông gọi điều khoản luận tội mà Hạ viện sẽ sớm bỏ phiếu là “tiếp diễn cuộc săn phù thủy lớn nhất trong lịch sử chính trị” và “nguy hiểm cho đất nước”.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở ít nhất ba tỉnh để giúp kiềm chế đà tăng mạnh của covid-19. Các cơ sở y tế trên khắp đất nước đã phải vật lộn khi áp lực gia tăng, với số ca nhiễm mới vượt 4.900 hôm thứ Hai. Malaysia cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, lần đầu tiên trong vòng 50 năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/01/2021”

Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?

Nguồn: How to deal with China”, The Economist, 09/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Các nền dân chủ trên thế giới rất cần một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Đó là cường quốc đang lên của thế kỷ 21, nhưng cũng là một chế độ chuyên chế vốn không tin vào thị trường tự do và lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy chính sách của phương Tây đã trở nên kém hiệu quả như thế nào. Vào ngày 30 tháng 12, Liên minh châu Âu đã đồng ý về một hiệp định đầu tư với Trung Quốc nhằm giành được một số lợi ích nhỏ nhưng trao cho Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao lớn. EU đã làm như vậy bất chấp những nghi ngờ trong đội ngũ của Joe Biden. Sở giao dịch chứng khoán New York đã cấm cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc, để rồi lại đổi ý hai lần chỉ trong vài ngày. Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thông qua được dự luật bảo vệ người Uyghurs khỏi lao động cưỡng bức. Continue reading “Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?”

12/01/1995: Con gái của Malcolm X bị bắt vì âm mưu giết người

Nguồn: Malcolm X’s daughter arrested for attempted murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Qubilah Shabazz, con gái của Malcolm X, đã bị bắt vì âm mưu giết hại Louis Farrakhan. Shabazz tin rằng Farrakhan phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát cha mình vào năm 1965, và đã tìm cách trả thù qua một kẻ giết thuê. Sau đó, Shabazz đã thừa nhận “trách nhiệm” nhưng kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình; sau đó chính phủ đã chấp nhận thương lượng.

Michael Fitzpatrick, bạn thời trung học của Shabazz, khai rằng bà đã gọi cho ông và yêu cầu ông giết Farrakhan. Fitzpatrick kể lại Shabazz đã nói rằng bà muốn trả thù cho cái chết của cha mình, đồng thời cũng lo sợ cho tính mạng của người mẹ, vì Betty Shabazz đã công khai tố cáo Farrakhan là kẻ đứng sau vụ nổ súng năm 1965. Dù Farrakhan có liên hệ với các thủ lĩnh của tổ chức Quốc gia Hồi giáo (Nation of Islam), những người đã lên kế hoạch giết Malcolm X, nhưng rất có thể hắn không trực tiếp tham gia vào âm mưu này. Continue reading “12/01/1995: Con gái của Malcolm X bị bắt vì âm mưu giết người”

Thế giới hôm nay: 12/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện Mỹ công bố một điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump, với cáo buộc “kích động nổi dậy”, sau khi những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol hôm thứ Tư tuần trước trong một cuộc bạo động dẫn đến cái chết của 5 người. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã chặn một nghị quyết yêu cầu phó tổng thống Mike Pence viện dẫn Tu chính án 25 và tước bỏ chức vụ của ông Trump. Hiện nghị quyết này có khả năng sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện vào thứ Ba. Sau đó, Đảng Dân chủ cũng sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác về việc luận tội ngay hôm sau, theo Steny Hoyer, lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện.

Tổng thống đắc cử Joe Biden của Mỹ sẽ đề cử William Burns, một cựu quan chức ngoại giao từng phục vụ trong chính quyền Barack Obama, làm giám đốc CIA. Ông Burns, người sẽ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp đầu tiên lãnh đạo CIA, từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, thỏa thuận mà Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018 nhưng ông Biden có ý định tái tham gia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/01/2021”

Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Điện Capitol đã bị những người ủng hộ Trump tấn công và chiếm đóng hôm 6 tháng Giêng năm 2021. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa trọng đại, từ hình thức đến nội dung.

Biểu tượng Điện Capitol

Mặc dầu Tuyên ngôn Độc lập hay Hiến pháp Mỹ đã hiện hữu trước khi Điện Capitol được thiết kế và xây dựng, đây là biểu tượng tự do và dân chủ của Mỹ trong suốt 200 năm qua. Quốc hội Mỹ bắt đầu họp tại đây vào tháng 11 năm 1800. Trong suốt 200 qua, một lần duy nhất Điện Capitol bị cướp bóc và đốt cháy là do quân đội Anh gây ra năm 1814 trong Cuộc chiến 1812 với Anh. Continue reading “Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ”

Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao “quản lý” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi Đảng Cộng sản Việt Nam như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nam bất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng chiến tranh “nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp” (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc. Continue reading “Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?”

10/01/1962: Lở tuyết làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Peru

Nguồn: Avalanche kills thousands in Peru, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, một trận lở tuyết trên sườn một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã giết chết hơn 4.000 người ở Peru. Chín thị trấn và bảy ngôi làng nhỏ hơn cũng đã bị phá hủy hoàn toàn.

Núi Huascaran cao 6.705m so với mực nước biển là một ngọn núi thuộc dãy Andes. Dưới chân núi là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng nhỏ người Peru, những cư dân làm nông nghiệp ở Thung lũng Rio Santa. Vào tối ngày 10/01, khi hầu hết mọi người đang ăn tối trong nhà của mình, rìa của một dòng sông băng khổng lồ đột nhiên vỡ ra và ầm ầm đổ xuống núi. Khối băng có kích thước bằng hai tòa nhà chọc trời và nặng khoảng 6 triệu tấn, và cư dân ở các thị trấn bên dưới đều nghe thấy tiếng động kinh hoàng mà nó gây ra khi rơi xuống. Continue reading “10/01/1962: Lở tuyết làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Peru”

Nhật ký Bắc Kinh (05/10/20): Cựu trợ lý của Vương Kỳ Sơn bị điều tra

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cách Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khoảng 5 km về phía tây bắc là một tòa nhà hiện đại không biển hiệu.

Những người lính gác cổng nói đây là một địa điểm quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng nhiều người có thể không biết đây là trụ sở của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của đảng.

Sáng thứ Sáu tuần trước (02/10/2020), ủy ban ra một thông cáo chung với Ủy ban Giám sát Quốc gia rằng Dong Hong đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/10/20): Cựu trợ lý của Vương Kỳ Sơn bị điều tra”

09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’

Nguồn: Thomas Paine publishes “Common Sense”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào này năm 1776, nhà văn Thomas Paine đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ “Common Sense” (Lẽ Thường), trong đó đưa ra những lập luận ủng hộ nền độc lập của Mỹ. Dù ngày nay ít còn được sử dụng, các cuốn sách nhỏ này là một phương tiện tuyên truyền ý tưởng quan trọng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Ban đầu được xuất bản dưới dạng ẩn danh, “Common Sense” kêu gọi các thuộc địa của Mỹ đứng lên giành độc lập khỏi Anh Quốc và được coi là một trong những cuốn sách tuyên truyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thành công trong việc hợp nhất dân thường và giới lãnh đạo chính trị cùng ủng hộ ý tưởng độc lập, “Common Sense” đóng một vai trò đáng kể trong việc biến chiến tranh thuộc địa trở thành Cách mạng Mỹ. Continue reading “09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’”

Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại

Tác giả: Đổng Thành Danh

1. Dẫn luận

Champa – Thượng (Le Haut Champa) là cách mà J. Dournes1 gọi tên vùng đất cao Tây Nguyên trong thời kỳ cổ trung đại, thời kỳ mà phần lớn lãnh thổ cao nguyên này thuộc về vương quốc Champa hoặc có một mối quan hệ chặt chẽ với Champa ở miền đồng bằng.2 Vùng đất này, thuộc Cao nguyên Trường Sơn Nam, không chỉ giới hạn ở các tỉnh Komtum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía Tây của các tỉnh Miền Trung nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á.3

Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong khi một số các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên,4 một số các nghiên cứu mang tính học thuật hơn lại cố gắng lý giải sâu hơn các mối liên kết này, không chỉ trên bình diện dân tộc học mà còn dựa trên các tương tác về chính trị liên vùng trong quá khứ.5 Continue reading “Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại”

Thế giới hôm nay: 08/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau vụ ‘chiếm’ đồi Capitol của những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư — trong đó một phụ nữ bị bắn chết và ba người khác thiệt mạng sau khi “cấp cứu y tế” —Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, và Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, đã kêu gọi cách chức ông Trump. Bên cạnh bà Pelosi và ông Schumer, Adam Kinzinger, dân biểu Cộng hòa từ Illinois, Karl Racine, tổng chưởng lý Đặc khu Columbia, và Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia vốn trước đây thân Trump nói Phó Tổng thống Mike Pence nên viện dẫn Tu chính án 25. Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đe dọa sẽ luận tội nếu ông Trump không bị cách chức. Elaine Chao, bộ trưởng giao thông, đã trở thành thành viên đầu tiên trong nội các Trump từ chức sau vụ đột nhập tòa nhà Quốc hội. Twitter, Instagram và Facebook đều khóa tài khoản của tổng thống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/01/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (02/10/20): Trung Quốc sẽ phục hồi chức danh Chủ tịch Đảng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đây là đám đông lớn nhất tôi từng thấy kể từ khi coronavirus bùng phát vào cuối tháng 1. Hôm thứ Năm (01/10/2020), nhân lễ kỷ niệm 71 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Quảng trường Thiên An Môn chật kín người.

Một lẵng hoa cao 18 mét và một bức chân dung khổng lồ của Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo cách mạng [Tân Hợi] năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh, được đặt ở giữa quảng trường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (02/10/20): Trung Quốc sẽ phục hồi chức danh Chủ tịch Đảng?”

Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?

Nguồn: Trump Loses the Senate”, WSJ, 06/01/2021.

Người dịch: Trần Hùng

Donald Trump đã khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện bằng cách biến cuộc bầu cử vòng hai chọn hai thượng nghị sĩ đại diện bang Georgia trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về chính mình. Các cuộc bầu cử đó lẽ ra phải là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ngăn chặn Đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội và nhánh hành pháp. Nhưng thông điệp đó đã bị che khuất, nếu không muốn nói là bị xóa nhòa, bởi ông Trump khăng khăng nói với cử tri ngày này qua ngày khác rằng ông đã bị gian lận vào tháng 11 — bất kể việc ông thiếu bằng chứng đáng tin cậy hoặc một con đường hợp lý để chiến thắng. Continue reading “Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?”

07/01/1892: Nổ mỏ than tại Oklahoma

Nguồn: Mine explodes in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, một vụ nổ mỏ than khủng khiếp đã khiến gần 100 người thiệt mạng ở Krebs, Oklahoma. Thảm họa này – vụ nổ nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Oklahoma – xảy ra bởi chủ sở hữu khu mỏ đã vì lợi nhuận mà bỏ qua các quy tắc an toàn.

Miền đông nam Oklahoma được xem là vị trí đắc địa đối với ngành khai thác than vào đầu thế kỷ 19. Phần lớn đất đai vùng này thuộc về người Mỹ bản địa và do đó chúng được miễn trừ khỏi các luật lệ và quy định của chính phủ liên bang. Dù các công ty khai thác ở đây nổi tiếng là có thái độ thờ ơ đối với vấn đề an toàn, vẫn có rất nhiều người dân nhập cư sẵn sàng làm việc trong điều kiện nguy hiểm tại mỏ Krebs – nơi hầu hết các thợ mỏ là người gốc Ý và gốc Nga. Continue reading “07/01/1892: Nổ mỏ than tại Oklahoma”

Thế giới hôm nay: 07/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm người biểu tình ủng hộ Trump, bao gồm thành viên các nhóm cực hữu, đã xông vào Điện Capitol, buộc Quốc hội Mỹ phải tạm dừng cuộc họp chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống. Đáng lẽ cuộc họp đã xác nhận chiến thắng của Joe Biden. Cảnh sát đã ra lệnh sơ tán một số tòa nhà và thành phố đã ban bố lệnh giới nghiêm. Trong khi đó, ở Georgia, đảng Dân chủ đã thắng cả hai ghế trong vòng hai cuộc bầu cử Thượng viện, giành lấy thế đa số từ tay của Đảng Cộng hòa.

Trong nỗ lực mới nhất của mình nhằm tăng áp lực lên Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở, ông Trump đã tìm cách cấm người Mỹ thực hiện giao dịch trên một số ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm Alipay và WeChat Pay. Trong một sắc lệnh hành pháp, tổng thống tuyên bố các ứng dụng có thể thu thập “một lượng lớn” thông tin từ thiết bị của người dùng, và do đó đe dọa an ninh quốc gia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/01/2021”

Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc

Nguồn:The fruits of growth”, The Economist, 02/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Đầu tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc thông báo rằng họ đã xóa bỏ được tình trạng nghèo cùng cực trên cả nước. Thành tích này có quy mô thật ngoạn mục. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực trong bốn thập niên qua. Đó cũng là một chiến công của thời đại, như các phương tiện truyền thông nhà nước ghi nhận. Chưa bao giờ trong lịch sử của nước này tình trạng nghèo đói gần như bị xóa sổ như vậy.

Một trong những nơi cuối cùng được tuyên bố không còn đói nghèo nữa là Ziyun, một hạt ở tỉnh Quý Châu ở tây nam. Liang Yong, một dân làng phàn nàn: “Nói thẳng ra, đó là một lời nói dối”. Theo anh, cuộc điều tra chính thức về tình hình kinh tế của Ziyun chỉ làm lấy lệ. Các nhà lãnh đạo tỉnh đã đến làng của anh, đưa ra phán quyết rằng làng đã thoát nghèo và sau đó rời đi nhanh chóng. “Đó chỉ một show diễn. Trong thâm tâm chúng ta đều biết sự thật,” anh càu nhàu. Continue reading “Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 06/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Georgia bắt đầu các cuộc bỏ phiếu vòng hai quyết định đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Nếu cả hai ứng viên Dân chủ đều giành chiến thắng, điều này sẽ tạo thuận lợi cho Tổng thống đắc cử Joe Biden ban hành chương trình nghị sự ngay khi ông nhậm chức vào cuối tháng này. Chỉ cần một ứng viên Đảng Cộng hòa chiến thắng, đảng này vẫn sẽ nắm Thượng viện. Chưa từng có ứng viên Dân chủ nào thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở bang này trong hai thập niên qua, song tỷ lệ cử tri da đen đi bỏ phiếu tăng, bên cạnh các thay đổi nhân khẩu học gần đây, mang lại cho họ hy vọng.

Trong khi đó, thị trưởng Washington, DC, Muriel Bowser đã gọi Vệ binh Quốc gia đến để dự phòng các cuộc biểu tình theo dự kiến ​​của những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vào hôm nay, khi một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội sẽ xác nhận chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11. Trong những ngày gần đây, ông Trump lặp đi lặp lại các tuyên bố không có cơ sở về gian lận bầu cử và gây áp lực lên các đảng viên Cộng hòa – bao gồm cả Mike Pence, phó tổng thống của ông – đòi bác bỏ kết quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/01/2021”