Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”

Thế giới hôm nay: 02/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Boris Johnson thông báo Anh sẽ bắt đầu phong tỏa bốn tuần kể từ ngày 5 tháng 11. Thủ tướng Anh hành động khi số ca nhiễm coronavirus và số người nhập viện ngày càng tăng, trong khi chiến lược áp dụng hạn chế cục bộ hiện không hiệu quả. Các quy tắc phong tỏa sẽ ít nghiêm ngặt hơn so với hồi mùa xuân, với các trường học và trường đại học, cũng như một số nơi làm việc, vẫn mở cửa.

Với ít nhất 92 triệu phiếu đã được bỏ trong các cuộc bầu cử ở Mỹ — tương đương hơn 2/3 tổng số phiếu bầu năm 2016 — Tổng thống Donald Trump dự đoán sẽ có “hỗn loạn” sau thứ Ba. Tổng thống hy vọng lật ngược thế dẫn trước của Joe Biden trong các cuộc thăm dò bằng hai ngày cuối vận động quyết liệt. Chỉ trong Chủ nhật ông đã đến thăm năm bang khác nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền hình đã chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ vào chiều thứ Tư (30/07/2020) do Quân ủy Trung ương tổ chức ở Bắc Kinh, nơi ông thăng hàm thượng tướng cho một sĩ quan cấp cao. Vị chủ tịch trông không được vui.

Quân ủy Trung ương, hay CMC, là cơ quan quân sự hàng đầu quản lý Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ngoài vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập còn giữ chức vụ quân sự cao nhất, tức chủ tịch quân ủy.

Hôm thứ Tư (29/07/2020), ông Tập đã thăng hàm cho Xu Zhongbo, chính ủy Lực lượng Tên lửa PLA. Vị chủ tịch đến dự sự kiện với một bộ đồ kiểu Mao đặc biệt có tên là junbianfu, một loại “binh phục thường ngày” mà chỉ tổng tư lệnh mới được mặc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc”

Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

21h tối hôm 30/10, Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận dưới tiêu đề “Pompeo là liều thuốc độc mà các nước châu Á cần thận trọng đối xử”. Nội dung như sau:

Sau khi hoàn tất chuyến thăm Việt Nam đột xuất tăng thêm, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã kết thúc chuyến công du châu Á của ông, bắt đầu từ hôm Thứ Hai tuần này (26/10). Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, nhưng giữa hai nước lại có buôn bán đối ngoại quy mô lớn nhất đối với Việt Nam, hai nước còn đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa hai bên sâu nặng, quan trọng mà tế nhị. Continue reading “Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo”

01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố

Nguồn: Sistine Chapel ceiling opens to public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1512, các bức họa trên trần Nhà nguyện Sistine tại Rome, một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của nghệ sĩ người Ý Michelangelo, đã lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Michelangelo Buonarroti, nghệ sĩ vĩ đại nhất của nước Ý thời kỳ Phục hưng, sinh tại ngôi làng nhỏ Caprese vào năm 1475. Là con trai của một viên chức, ông lớn lên ở Florence, trung tâm của phong trào Phục hưng thuở đầu, và ngay từ khi mới 13 tuổi đã trở thành chân học việc của một nghệ sĩ. Với tài năng nổi bật, Michelangelo sớm nhận được sự bảo trợ từ Lorenzo de’ Medici, người cai trị thành Florentine, đồng thời cũng là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn. Sau khi thể hiện khả năng điêu khắc bậc thầy của mình qua các tác phẩm như Pieta (1498) và David (1504), ông được mời đến Rome vào năm 1508 để vẽ trần của Nhà nguyện Sistine – nhà nguyện quan trọng nhất ở Vatican. Continue reading “01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi duyệt qua Toàn Thư, chính sử nước ta, về đề tài Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai; chúng tôi lại một lần nữa đào sâu thêm, qua việc phối kiểm cùng Nguyên SửAn Nam Chí Lược. Nguyên Sử là chính sử Trung Quốc; riêng An Nam Chí Lược, tác giả là một học giả người Đại Việt, tuy thời thế đưa đẩy từng tham gia cuộc chiến này, đứng vào phe Nguyên Mông; nhưng ngòi sử bút của ông rất đáng tin cậy.

Tương tự như Toàn Thư chép ở bài trên,“Tháng 11 [1284], sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ [Hồ Quảng], nước Nguyên xin hoãn binh.”; phần Bản Kỷ trong Nguyên Sử cũng ghi các Sứ thần An Nam như Trần Khiêm Phủ, Nguyễn Đạo Học, lần lượt đưa sản vật địa phương sang cống nhà Nguyên; nhưng mục đích là xin hoãn binh: Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử”

31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn: King George III speaks for first time since American independence declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong bài phát biểu đầu tiên trước Nghị viện Anh kể từ khi các nhà lãnh đạo Cách mạng Mỹ cùng nhau ký Tuyên ngôn Độc lập trong mùa hè năm đó, Vua George III thừa nhận rằng tình hình đã không suôn sẻ cho nước Anh trong cuộc chiến với thuộc địa của mình.

Trong bài phát biểu của mình, nhà vua nói về việc ký Tuyên ngôn Độc lập của các nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ, rằng “chính bởi thói liều lĩnh của các nhà lãnh đạo này, những người luôn ham muốn sự thống trị và quyền lực, đã khiến họ công khai từ bỏ tất cả lòng trung thành với hoàng gia, cũng như tất cả các mối liên hệ chính trị với chính quốc.” Continue reading “31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập”

Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Jane Grey (1537 – 1554) là Nữ hoàng nước Anh trên danh nghĩa chỉ trong chín ngày vào năm 1553 – một phần của nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản sự lên ngôi của Mary Tudor, một tín đồ Công giáo.

Jane Grey sinh ra vào mùa thu năm 1537 và là con gái của Hầu tước xứ Dorset. Vì mẹ của cô – Công nương Frances Brandon – là cháu gái của Vua Henry VII nên Jane là chắt gái của vị vua này. Khoảng 10 tuổi, Jane chuyển đến nhà của nữ hoàng cuối cùng của Henry VIII là Katherine Parr, nơi cô tiếp xúc với môi trường mang đậm chất Tin lành và học thuật. Từ đó, Jane trở thành một người phụ nữ thông minh và sùng đạo. Continue reading “Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày”

Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài “Giải thưởng Nobel và năng lực khoa học của Trung Quốc và Nhật” đăng trên báo Nhật “Triều Nhật Tân văn” [Asahi Shimbun] ngày 25/10/2020, bình luận:

Tháng 10, giải Nobel công bố mỗi năm một lần cho thấy năm nay không có người Nhật nào được trao giải. Nhưng trước đó tôi vẫn cứ chuẩn bị viết bài. Muốn vậy, tôi chẳng những sưu tầm tư liệu nói về kết quả công việc của các cán bộ nghiên cứu chủ chốt mà còn sưu tầm các số liệu dùng để tìm hiểu chính sách khoa học kỹ thuật (KHKT). Trong quá trình chỉnh lý tư liệu, tôi cảm thấy ngạc nhiên trước các tư liệu cho thấy Trung Quốc có thực lực khoa học rất mạnh. Continue reading “Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học”

Thế giới hôm nay: 30/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công đảng, đảng đối lập chính ở Anh, đã đình chỉ Jeremy Corbyn, cựu lãnh đạo đảng. Ông đã cố tình hạ thấp những phát hiện trong một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền và Bình đẳng về việc đảng này không phản hồi đầy đủ các khiếu nại xoay quanh chủ nghĩa bài Do Thái trong thời gian ông lãnh đạo. Sir Keir Starmer, người trở thành lãnh đạo Công đảng hồi đầu năm, cho biết đây là “một ngày đáng xấu hổ” đối với đảng và đảng sẽ tuân theo tất cả các khuyến nghị của báo cáo.

Pháp đang ở mức báo động quốc gia cao nhất sau khi một kẻ cầm dao giết chết ba người tại một nhà thờ ở Nice, và bị tổng thống Pháp Emmanuel Macron mô tả là “một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo”. Một nghi phạm đã bị bắn và bị bắt. Trong khi đó, một người đàn ông đe dọa cảnh sát bằng súng lục ở Montfavet, miền nam nước Pháp, đã bị bắn chết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2020”

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà Nội vào tối 29/10 để tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến chiều hôm sau. Chuyến đi ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. Hà Nội ban đầu không nằm trong lịch trình chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Pompeo, bao gồm các điểm dừng chân ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn là một biểu hiện khác cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo Chính phủ Việt Nam, lý do chính thức cho chuyến thăm của ông Pompeo là để kỷ niệm 25 năm ngàybình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Tuy nhiên, nếu xét chủ đề chính của chuyến công du khu vực của ông Pompeo cũng như lợi ích chung của cả hai nước, hai bên nhiều khả năng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và chiến lược cũng như nhằm thúc đẩy hợp tác song phương phù hợp với tầm nhìn chung của hai bên về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Continue reading “Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?”

29/10/1948: Khói mù khiến nhiều người thiệt mạng tại Pennsylvania

Nguồn: Killer smog claims elderly victims, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, làn sương độc tiếp tục bao trùm khắp Donora, Pennsylvania. Trong khoảng thời gian 5 ngày, nó đã giết chết khoảng 20 người và khiến sức khỏe của hàng nghìn người khác bị suy giảm nghiêm trọng.

Donora là một thị trấn với khoảng 14.000 dân cư sinh sống trên sông Monongahela trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi. Các nhà máy thép và một nhà máy luyện kẽm trong thị trấn đã thải ra một lượng cực lớn axit sulfuric, carbon monoxide và các chất ô nhiễm khác vào bầu khí quyển suốt nhiều năm trước khi thảm họa xảy ra. Trong thập niên 1920, chủ sở hữu của nhà máy kẽm, Zinc Works, đã bồi thường cho người dân địa phương về những thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên, chỉ có rất ít hoặc không có quy định nào về ô nhiễm không khí đối với các ngành công nghiệp của Donora. Continue reading “29/10/1948: Khói mù khiến nhiều người thiệt mạng tại Pennsylvania”

Thế giới hôm nay: 29/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm khi một số quốc gia công bố các biện pháp mới để kiềm chế đợt tăng ca nhiễm covid-19. Pháp tuyên bố phong tỏa toàn quốc lần hai (mặc dù các trường học vẫn mở cửa). Đức cho biết sẽ đóng cửa các quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và phòng hòa nhạc trong một tháng. Phó thủ tướng Nga nói giường bệnh đã lên tới trên 90% công suất ở 16 trong số 49 khu vực của nước này.

Giá cổ phiếu Mỹ cũng giảm trong bối cảnh e ngại gia tăng ca nhiễm covid-19 ở châu Âu và trong nước sẽ làm hỏng phục hồi kinh tế vốn mong manh. Triển vọng về một thỏa thuận kích thích mới trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 là mờ mịt; và cũng có lo ngại kết quả bầu cử có thể bị tranh chấp. S&P 500 và Dow Jones Industrial Average đều giảm hơn 3%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/10/2020”

Giải cứu binh nhì Biden

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Tiêu chuẩn báo chí cho năm 2020: Không đặt câu hỏi hóc búa nào cho cựu phó tổng thống.

Trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trang nhất của tờ New York Timesđã đưa ra một phán xét từ trên cao: Trong thời đại Donald Trump, tính khách quan của báo chí là thứ xa xỉ mà nước Mỹ không thể có được.

Hóa ra báo chí thiên vị không đủ để ngăn ông Trump giành chiến thắng. Vì vậy, đến năm 2020, báo chí đã đưa ra một chính sách mới: Không bao giờ được hỏi Joe Biden một câu hóc búa nào.

Trong quá khứ, sức ép cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, cộng với sự tương tác của ứng cử viên tổng thống với người dân Mỹ dọc theo lộ trình tranh cử, sẽ khiến điều này là không thể. Nhưng Covid-19 đã giúp cho Biden có một lý do để ở lại trong tầng hầm của mình, và đoàn quân báo chí đã can thiệp giúp Biden hơn là trình bày câu chuyện cho công chúng. Continue reading “Giải cứu binh nhì Biden”

Thế giới hôm nay: 28/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Advanced Micro Devices (AMD) đồng ý mua Xilinx, nhà sản xuất chip đối thủ ở California, trong một thỏa thuận trị giá 35 tỷ đô la. Thương vụ mua lại này là sự kiện mới nhất trong làn sóng sáp nhập năm nay giữa các nhà sản xuất chip. Công ty sau  hợp nhất sẽ có 13.000 kỹ sư và chi hơn 2,7 tỷ đô la hàng năm cho nghiên cứu và phát triển.

Liên Hợp Quốc cho biết tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở Yemen bị chiến tranh tàn phá đã đạt mức cao kỷ lục do đại dịch covid-19, lũ lụt và xung đột gia tăng. Tổ chức cho biết các trường hợp trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng đã tăng 15,5% vào năm 2020 lên 98.000 em. Kể từ 2015, một liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu gồm các nước Ả Rập dòng Sunni đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Houthi. Khoảng 80% dân số đất nước sống dựa vào viện trợ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi chính phủ Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, vào hôm thứ Hai (27/07/2020), một người đàn ông lớn tuổi đầm đìa nước mắt đã đứng nói với các phóng viên trước tòa nhà: “Trung Quốc và Mỹ nên là bạn của nhau”. Đoạn clip lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Tình cảm chống Mỹ của người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, hôm thứ Sáu tuần trước (24/07/2020). Dù vậy, lời cầu xin của người đàn ông vẫn thu hút nhiều lượt “thích” trên mạng. Mọi người đều cho rằng đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc là không thể chấp nhận được, nhưng không ai muốn gây chiến với Mỹ cả. Nước mắt của ông cụ chắc hẳn cũng là cảm xúc của nhiều người Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?”

27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti

Nguồn: Mafia boss John Gotti is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, John Joseph Gotti, Jr., người sau này đứng đầu dòng tộc tội phạm Gambino, kẻ sau này được đặt biệt danh là “Dapper Don” do vẻ ngoài bóng bẩy và những bộ quần áo đắt tiền hắn thường mặc, đã sinh ra ở Bronx, New York. Gotti, hậu duệ của những người nhập cư Ý, lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 13 người con. Hắn đã làm chân chạy vặt cho bọn côn đồ ở khu phố Đông New York của mình, sau đó tham gia một băng đảng có tên là Fulton-Rockaway Boys và bỏ học ở tuổi 16. Gotti đã bị bắt giữ rất nhiều lần vì những tội nhỏ, nhưng đã may mắn thoát khỏi án tù mãi cho đến năm 1968, khi hắn bị kết tội cướp xe tải gần Sân bay Quốc tế Kennedy của New York (khi đó được gọi là Sân bay Idlewild). Hắn đã ngồi tù ba năm. Continue reading “27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti”

Thế giới hôm nay: 27/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà khoa học xác nhận có tồn tại phân tử nước trên Mặt trăng. Một nghiên cứu sử dụng kính thiên văn SOFIA của NASA đã phát hiện ra sự hiện diện của các phân tử nước (H2O) chứ không phải hydroxyl (OH). Các nghiên cứu trước đây đã không thể phân biệt được hai hợp chất này với nhau. Một nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu từ Tàu Do thám Mặt Trăng của NASA cũng đã tìm thấy hàng tỷ “bẫy lạnh”, tức những khu vực bị che khuất vĩnh viễn mà có thể chứa băng.

Chính phủ Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp 6 tháng và ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm, trong bối cảnh nước này đang cố gắng kiềm chế làn sóng ca nhiễm covid-19 thứ hai. Pháp và Hà Lan đã đạt con số kỷ lục về số ca nhiễm trong ngày. Trong khi đó, Ý thông báo các rạp chiếu phim, bể bơi, rạp hát và phòng tập thể dục sẽ đóng cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/10/2020”

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?”