Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?

Nguồn:Audacious student protests are rocking Bangkok”, The Economist, 20/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính hồi năm 2014. Vào ngày 16 tháng 8, hơn 10.000 người biểu tình đã đổ về Tượng đài Dân chủ ở Bangkok, thủ đô Thái Lan. Các đoàn thể sinh viên và nhóm thanh niên đã dẫn đầu các cuộc biểu tình kéo dài hơn một tháng trên khắp đất nước. Họ muốn chính phủ từ chức. Họ yêu cầu một hiến pháp mới và chấm dứt sự quấy rối các nhà vận động đối lập. Gây tranh cãi hơn, trong một cuộc biểu tình tại Đại học Thammasat ở Bangkok vào ngày 10 tháng 8, một số lãnh đạo biểu tình đã công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn vẫn là một chủ đề vô cùng cấm kỵ tại Thái Lan. Continue reading “Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?”

20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon

Nguồn: U.S. Marines deployed to Lebanon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, trong Nội chiến Lebanon, một lực lượng đa quốc gia bao gồm 800 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc Palestine rút quân khỏi Lebanon. Đây là khởi đầu của một nhiệm vụ khó khăn kéo dài đến 17 tháng và khiến  262 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Năm 1975, nội chiến đẫm máu bắt đầu nổ ra ở Lebanon khi quân  Palestine và du kích Hồi giáo cánh tả giao tranh với dân quân của Đảng Thiên Chúa giáo Phalange, cộng đồng Thiên Chúa giáo Maronite, cùng các nhóm khác. Suốt nhiều năm sau đó, can thiệp của Syria, Israel và Liên Hiệp Quốc cũng không thể giải quyết được đối đầu phe phái, và vào tháng 08/1982, một lực lượng đa quốc gia đã được triển khai để giám sát việc Palestine rút khỏi Lebanon. Continue reading “20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon”

Thế giới hôm nay: 20/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban thượng viện đã trình bày chi tiết các liên hệ sâu rộng giữa chiến dịch tranh cử của Donald TrumpNga hồi năm 2016. Konstantin Kilimnik, một mối quan hệ lâu năm của Paul Manafort, giám đốc chiến dịch, được xác định rõ là một điệp viên Nga, và báo cáo cũng lưu ý ông ta có thể đã tham gia vào một vụ hack Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ. Ủy ban Tình báo Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đi sâu hơn cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt, mà ông Trump từng bác bỏ là “cuộc săn phù thủy”.

Đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD chỉ hơn hai năm trước, giờ đây Apple lại đạt mức 2 nghìn tỷ USD. Đây là công ty Mỹ đầu tiên có được thành tích cao như vậy. Việc định giá này phản ánh thành công của công ty trong việc tăng cường tập trung vào các thiết bị ngoài điện thoại thông minh, như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2020”

Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?

Nguồn: Tony Barber, “Belarus sheds the carapace of dictatorship”, Financial Times, 18/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus đã chạm đến một sự đồng cảm sâu sắc, đầy cảm xúc đối với tất cả người dân Trung và Đông Âu, những người đã trải qua các cuộc cách mạng rất ôn hòa diễn ra khắp khu vực vào năm 1989. Với lòng dũng cảm, phẩm giá và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, những đám đông khổng lồ tập hợp hôm Chủ nhật ở Minsk không khác nhiều so với những người biểu tình đã tràn ngập Alexanderplatz ở Đông Berlin và Quảng trường Wenceslas của Praha vào tháng 11 năm đó.

Rõ ràng, bước ngoặt hướng về phía tự do vốn đã biến năm 1989 trở thành một năm huy hoàng trong lịch sử hiện đại của châu Âu nay đã chùn bước ở một số quốc gia trong khu vực. Nhưng ở Belarus, hóa ra những người dân bình thường cũng ước ao chính những thứ mà những người dân khu vực đã mong muốn 31 năm về trước. Họ muốn nhìn thấy sự ra đi của một nhà độc tài, Alexander Lukashenko, người đã bêurếu những người biểu tình là “lũ chuột” và “kẻ cướp”, chứng tỏ rằng ông ta hoàn toàn lạc lõng, rời xa xã hội của mình, tương tự như nhà độc tài Nicolae Ceausescu của Romania trước khi bị lật đổ. Continue reading “Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?”

19/08/1946: Ngày sinh cựu Tổng thống Bill Clinton

Nguồn: Bill Clinton is born, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1946, William Jefferson Blythe III chào đời ở Hope, Arkansas. Cha của ông đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi trước đó, và sau này Bill đã lấy họ của cha dượng là Roger Clinton. Năm 1992, Bill Clinton được bầu làm tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

Bằng khả năng của mình, Clinton đã được gặp Tổng thống John F. Kennedy tại Nhà Trắng khi còn là học sinh và được truyền cảm hứng để tham gia chính trị. Ông từng theo học Đại học Georgetown và giành được học bổng Rhodes để vào Oxford năm 1968, sau đó nhận bằng luật của Yale. Năm 1974, Clinton thất bại trong cuộc tranh cử vào Quốc hội tại đơn vị bầu cử số ba của Arkansas. Ông đã kết hôn với một người bạn tốt nghiệp ngành luật ở Yale là Hillary Rodham vào năm kế tiếp, và họ đã có với nhau người con gái đầu lòng là Chelsea vào năm 1980. Continue reading “19/08/1946: Ngày sinh cựu Tổng thống Bill Clinton”

Thế giới hôm nay: 19/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàn Quốc thông báo các cuộc tụ tập đông người ở nơi công cộng sẽ bị cấm và các địa điểm “nguy cơ cao” như nhà thờ và hộp đêm bị đóng cửa trong và xung quanh thủ đô Seoul, sau một đợt bùng dịch covid-19 mới. Sau thành công ban đầu trong việc kiểm soát virus, gần 1.000 trường hợp đã được ghi nhận từ ngày 13 đến 17 tháng 8. Các biện pháp có hiệu lực từ hôm nay.

Chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã tăng lên cao hơn mức trước đại dịch, đạt kỷ lục trong ngày là 3.395 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 50% kể từ đáy hôm 23 tháng 3, xuất phát từ đà tăng của các gã khổng lồ công nghệ. Trong khi đó, đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua so với các đồng tiền hàng đầu khác, khi các nhà lập pháp vẫn chưa đạt được đồng thuận về các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào chiều thứ Ba, xuất hiện một hàng người dài xung quanh một sân thể thao ở Dongdan, gần khu mua sắm Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Có chen lấn, và thậm chí cãi vã.

“Họ đang xếp hàng để xét nghiệm axit nucleic,” một phụ nữ trẻ đi bộ gần đó nói với tôi, cho biết những người này đang xét nghiệm coronavirus.

Bắc Kinh đang trở lại “thời chiến” sau khi dịch bùng trở lại từ chợ bán buôn Tân Phát Địa. Số ca nhiễm được xác nhận kể từ thứ Năm tuần trước đã vượt con số 100. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô”

Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai.

Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”

18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh

Nguồn: George Washington signs Jay Treaty with Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1795, Tổng thống George Washington ký Hiệp ước Jay (hay Hiệp ước của Jay) với Vương quốc Anh.

Với tên gọi chính thức là Hiệp ước Thương mại Hữu nghị và Hàng hải giữa Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Treaty of Amity Commerce and Navigation between His Britannic Majesty and The United States of America), văn bản cố gắng xoa dịu căng thẳng vốn đã trở nên dữ dội hơn giữa hai quốc gia kể từ khi kết thúc Cách mạng Mỹ. Continue reading “18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh”

Thế giới hôm nay: 18/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 7,8% trong quý hai, con số tệ nhất từng được ghi nhận. Quý thứ ba liên tiếp suy thoái cũng khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thu nhỏ xuống thấp hơn cả quy mô của nó hồi năm 2011, trước khi bắt đầu cải cách “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo. Phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng chậm.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã hoãn cuộc tổng tuyển cử của đất nước, theo dự kiến ​​là ngày 19 tháng 9, thêm bốn tuần. Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã quay lại phong tỏa sau khi số ca nhiễm covid-19 tăng nhẹ. Sau ba tháng không có ca mới, gần đây nước này ghi nhận 78 trường hợp. Bà Ardern cho biết bà không có ý định trì hoãn thêm nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/08/2020”

Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt

Khi chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua tổng thống năm 2020, Joe Biden tuyên bố ủng hộ hai điều – những người lao động đã “xây dựng đất nước này” và các giá trị có thể hàn gắn sự phân hóa của nước Mỹ.

Trong lúc Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức từ virus corona đến bất bình đẳng chủng tộc, chủ trương chính của Biden là tạo cơ hội kinh tế mới cho người lao động, khôi phục các biện pháp bảo vệ môi trường và quyền chăm sóc sức khỏe cũng như liên minh quốc tế.

Joe Biden sẽ chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hôm thứ Năm, khi ông gửi thông điệp này tới khán giả cả nước. Dưới đây là chi tiết về chủ trương của ứng cử viên Joe Biden với tám vấn đề chính mà cử tri quan tâm.

Continue reading “Quan điểm chính sách của Biden về các vấn đề chủ chốt”

Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau 40 năm hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, khó có thể tưởng tượng đượcmối quan hệ thực sự bị cắt đứt. Nhiều giám đốc điều hành tin rằng các chính trị gia ở Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết sự khác biệt của họ khi họ nhận ra tác động thực sự của việc “phân tách” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại sẽ làm ổn định mọi thứ, cho dù phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu”

17/08/1862: Người da đỏ Dakota nổi dậy tại Minnesota

Nguồn: Dakota uprising begins in Minnesota, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, bạo lực đã bùng phát ở Minnesota khi những người da đỏ Dakota tấn công một cách tuyệt vọng các khu định cư của người da trắng dọc theo sông Minnesota. Cuối cùng, người Dakota đã bị quân đội Hoa Kỳ áp đảo sáu tuần sau đó.

Người da đỏ Dakota thường được gọi là Sioux – cách gọi khinh miệt bắt nguồn từ một phần của một từ tiếng Pháp có nghĩa là “con rắn nhỏ”. Người Dakota gồm có bốn nhóm và sống tại những khu tạm cư ở tây nam Minnesota. Suốt hai thập niên, người Dakota đã bị đối xử tồi tệ bởi chính quyền Liên bang, các thương nhân địa phương và những người định cư. Họ đã chứng kiến các vùng đất săn bắn của mình dần bị thu hẹp, và trợ cấp mà chính phủ cam kết hiếm khi đến tay họ. Tệ hơn nữa, làn sóng những người định cư da trắng đã bao vây họ. Continue reading “17/08/1862: Người da đỏ Dakota nổi dậy tại Minnesota”

Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sinh nhật của các lãnh đạo Trung Quốc thường được giữ kín. Các tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản chỉ cho biết ông Tập sinh vào tháng 6 năm 1953. Phải đến năm ngoái thì ngày sinh chính xác của ông mới được tiết lộ.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng kem cho ông Tập làm quà sinh nhật khi cả hai đang thăm quốc gia Trung Á Tajikistan. Ông Tập được cho là đã mỉm cười cảm ơn Putin và tặng lại ông một ít trà Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 17/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với hàng nghìn người ủng hộ ở thủ đô Minsk rằng cuộc bầu cử của đất nước sẽ không được tổ chức lại, và gọi các đối thủ là “lũ chuột”. Đám đông của ông kém xa cuộc tuần hành được tổ chức ở trung tâm thành phố để phản đối cuộc bầu cử gian lận và bạo lực sau đó của chính phủ. Nga đề nghị hỗ trợ quân sự cho ông Luskashenko nếu cần thiết.

Hàn Quốc ghi nhận 279 ca nhiễm covid-19 mới vào thứ Bảy, con số trong ngày cao nhất kể từ tháng 3. Phần lớn các trường hợp là ở Seoul, bên cạnh Busan và Daegu. Dù thành công ban đầu trong việc ngăn chặn virus lây lan, Hàn Quốc giờ đã vượt mốc 15.000 ca nhiễm chính thức, với hơn 300 trường hợp tử vong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/08/2020”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng

Nguồn: President Tyler is burned in effigy outside White House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, tổng thống John Tyler đã bác bỏ nỗ lực thứ hai của Quốc hội nhằm tái lập Ngân hàng Hoa Kỳ. Đáp trả điều này, những người ủng hộ thành lập ngân hàng, trong cơn tức giận, đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng và đốt một hình nhân của Tyler. Nhóm biểu tình này chủ yếu là các thành viên đến từ đảng của chính Tyler, Đảng Whigs, những người đang chiếm đa số trong Quốc hội vào thời điểm đó. Continue reading “16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng”

Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Matilda (1102 – 1167) là người thừa kế của vua nước Anh – Henry I, song bà đã bị Stephen đoạt ngôi, dẫn đến nội chiến.

Matilda sinh năm 1102 và là con gái của Henry I, vua nước Anh. Năm 1114, bà kết hôn với Hoàng đế La Mã Thần thánh Henry V. Sau khi anh trai của Matilda mất vào năm 1120, bà đã trở thành người thừa kế hợp pháp duy nhất của Henry I. Năm 1125, chồng của bà qua đời, Henry I đã gọi Matilda trở lại Anh và tới năm 1127, ông yêu cầu giới quý tộc chấp nhận bà là người kế vị của ông. Continue reading “Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang”

Ngoại giao số: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng*– Nguyễn Đức Huy**

Tóm tắt: Kỷ nguyên bùng nổ thông tin mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội. Các phương tiện truyền thông hiện đại trở thành những công cụ có sức mạnh to lớn, với khả năng truyền tải thông tin gần như tức thời, tính tương tác cao, phạm vi lan tỏa rộng, mức độ ảnh hưởng sâu sắc. Trong xu thế đó, việc chính phủ các nước đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, các phương tiện truyền thông mới, nhất là mạng xã hội trong quản trị quốc gia và toàn cầu đang trở thành một tất yếu khách quan. Công tác đối ngoại cũng không ngoại lệ. Kể từ đầu thế kỷ XXI, ngoại giao kỹ thuật số (digital diplomacy), thường được gọi tắt là ngoại giao số, đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong tổng thể chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia. Khủng hoảng đại dịch COVID-19 càng chứng minh rõ nét tầm quan trọng của ngoại giao số. Bài viết sẽ tiếp cận ngoại giao số từ cả góc độ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia, từ đó gợi mở hàm ý chính sách cho phương thức ngoại giao số ở Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0. Continue reading “Ngoại giao số: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với VN”

15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng

Nguồn: Emperor Hirohito announces Japan’s surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Hoàng đế Hirohito chính thức thông báo đến toàn dân việc Nhật Bản đầu hàng.

Dù Tokyo đã chấp nhận các điều khoản đầu hàng của phe Đồng Minh nêu ra Hội nghị Potsdam vài ngày trước đó, và một đài truyền hình cũng đã đưa tin về điều này, người dân Nhật  vẫn đang chờ đợi một người có thẩm quyền lên tiếng, thừa nhận rằng nước Nhật đã bị đánh bại. Người đó chính là Nhật Hoàng. Continue reading “15/08/1945: Hoàng đế Hirohito tuyên bố Nhật đầu hàng”