11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh

Nguồn: Virgin Mary appears to St. Bernadette, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1858, ở miền nam nước Pháp, một cô bé nông dân 14 tuổi là Marie-Bernarde Soubirous lần đầu khẳng định đã trông thấy Đức Trinh nữ Maria – mẹ của Chúa Jesus và nhân vật trung tâm của Công giáo La Mã. Tính đến cuối năm 1858, có tổng cộng 18 lần Đức mẹ xuất hiện trong một hang động ở một mũi đá gần Lourdes, Pháp. Marie kể rằng Maria đã tiết lộ mình là Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception) và muốn một nhà thờ nhỏ được xây dựng tại vị trí khải tượng của bà. Bà cũng bảo Marie hãy uống nước từ một con suối trong hang mà sau đó Marie đã tìm thấy bằng cách đào xuống lòng đất. Continue reading “11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào

Nguồn: Journalists killed in helicopter crash, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, bốn nhà báo gồm nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của Hãng thông tấn United Press International, Nenri Huett của Hãng thông tấn Associated Press và Keisaburo Shimamoto của tạp chí Newsweek, đã tử nạn trong một máy bay trực thăng của Nam Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Khi máy bay gặp nạn, họ đang đưa tin về Chiến dịch Lam Sơn 719 – một chiến dịch tấn công hạn chế của quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Lào. Continue reading “10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào”

Thế giới hôm nay: 10/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu ở Ireland cho thấy kết quả bất phân thắng bại giữa Fine Gael và Fianna Fail, hai đảng lâu nay thay nhau cầm quyền, và đảng Sinn Fein đang trỗi dậy. Cử tri từ lâu đã bỏ rơi Sinn Fein, cánh chính trị của IRA (nhóm khủng bố Quân đội Cộng hòa Ireland), trong giai đoạn bất ổn ở Bắc Ailen. Nhưng lần này, lập trường thiên tả đã giúp họ vươn lên. Kết quả cụ thể về số ghế giành được sẽ có vào thứ Hai hoặc thứ Ba.

Một binh sĩ Thái Lan nổ súng giết chết 29 người trước khi bị cảnh sát bắn chết. Anh này trước tiên giết sĩ quan chỉ huy của mình và lấy trộm vũ khí, sau đó tấn công người đi đường trước khi cố thủ tại một trung tâm mua sắm ở thành phố Nakhon Ratchasima miền đông bắc. Thủ tướng Thái Lan nói động cơ của anh ta có thể là do thù hận về một thỏa thuận đất đai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/02/2020”

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguồn: China’s flagship foreign policy aims to put itself at the centre of the world once again”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở biên giới Trung Quốc với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp bắt đầu ghi lại những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200.000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng phục vụ sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Quốc nối với Trung Á và Châu Âu. Continue reading “Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?

Nguồn: Rana Foroohar, “Coronavirus will hit global growth”, Financial Times, 03/02/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Tuần trước, hai mẹ con tôi được tận hưởng một kỳ nghỉ ở Istanbul. Kỳ nghỉ trở nên tuyệt vời hơn bởi chúng tôi được nâng cấp phòng có giá 1.000 euro dù chỉ trả 250 euro. Điều này xảy ra chủ yếu vì khách sạn chúng tôi ở, nơi thường được đặt kín chỗ bởi khách du lịch Trung Quốc, giờ gần như trống không.

Ở khắp nơi trong thành phố, các cửa tiệm trưng các bảng hiệu “Chúc mừng năm mới Trung Hoa” nhiều hơn bình thường để mời chào du khách vãng lai. Điều này dễ hiểu vì không có nhiều người như chúng tôi, theo lời lễ tân. “Vào dịp này năm ngoái, mọi nơi đều chật kín khách. Năm này thì không có ai.” Continue reading “Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?”

07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ

Nguồn: Josef Mengele, known as the “Angel of Death,” dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Josef Mengele – bác sĩ quân y khét tiếng từng thực hiện các thí nghiệm y khoa tại trại tập trung Auschwitz – đã chết vì đột quỵ khi đang bơi ở Brazil. Cái chết của ông ta không được xác minh cho tới năm 1985.

Khi chiến tranh nổ ra, Mengele là bác sĩ quân y của lực lượng SS – đội cận vệ tinh nhuệ của Hitler mà sau này là lực lượng cảnh sát mật đã thực hiện các chiến dịch khủng bố nhân danh chủ nghĩa phát xít. Năm 1943, Mengele được điều vào một vị trí sẽ tạo nên sự khét tiếng của ông ta về sau. Thủ lĩnh SS là Heinrich Himmler đã bổ nhiệm Mengele làm bác sĩ trưởng của các trại tập trung Auschwitz “tử thần” tại Ba Lan. Continue reading “07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ”

Thế giới hôm nay: 07/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các thị trường tài chính khắp thế giới tăng điểm sau khi bộ tài chính Trung Quốc cho biết họ sẽ giảm một nửa thuế quan đối với hơn 1.700 mặt hàng Mỹ. Động thái này là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm thực hiện thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” với Mỹ vào tháng trước, và có thể làm giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch coronavirus gây ra.

Giá cổ phiếu Twitter tăng 15% sau khi hãng này công bố doanh thu quý IV năm 2019 lần đầu tiên vượt 1 tỷ đô la. Bước tăng này được cho là do tăng trưởng về số lượng người dùng đang hoạt động. Song những người dùng đó cũng làm công ty mất tiền: chi tiêu tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận ròng trong quý giảm 12%, xuống còn 119 triệu đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2020”

06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ

Nguồn: German sub sinks U.S. passenger ship California, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và đánh chìm tàu chở khách California của hãng Anchor Line ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Vụ tấn công diễn ra chỉ ba ngày sau bài phát biểu ngày 03/02/1917 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, trong đó ông tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu lợi ích hàng hải của Mỹ bị đe dọa một lần nữa. Continue reading “06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 06/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump chọn bỏ qua phiên tòa luận tội của mình, đồng thời nói về sức mạnh nền kinh tế Mỹ và rằng “đất nước chúng ta mạnh hơn bao giờ hết” trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hàng năm tại Quốc hội. Ông từ chối bắt tay bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện của Đảng Dân chủ, người đã mở cuộc điều tra luận tội ông. Đáp lại, bà Pelosi xé bản sao bài phát biểu khi ông kết thúc thông điệp.

Tất cả du khách vào Hong Kong từ Trung Quốc đại lục sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế sự lây lan của coronavirus Vũ Hán hiện đã giết chết ít nhất 490 người tại Đại lục. Mười hành khách trên một tàu du lịch cập cảng gần Tokyo cũng đã xét nghiệm dương tính với virus này. Trên toàn cầu, hơn 24.500 ca nhiễm đã được xác nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/02/2020”

Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg

Nguồn: Pete Buttigieg claims a first-class ticket out of Iowa”, The Economist, 05/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Muộn còn hơn không. Có kết quả toàn bộ thì còn tốt hơn nữa. Một ngày sau khi người dân bang Iowa tham dự các cuộc họp kín để bắt đầu quyết định ai sẽ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, các quan chức của đảng đã công bố kết quả trên toàn tiểu bang vào ngày 4 tháng 2, bị trễ do một sự cố của ứng dụng điện thoại thông minh truyền dữ liệu từ các khu vực. Các số liệu chỉ dựa trên 71% tổng số phiếu. Một số phiếu nhỏ khác, được công bố vào ngày hôm sau, nâng tổng số phiếu lên 75%. Chúng dường như đại diện cho tất cả 99 hạt của Iowa. Pete Buttigieg, một cựu thị trưởng 38 tuổi đến từ Indiana, đã tuyên bố chiến thắng. Nếu tính theo “số đại biểu tương đương của bang” dành cho mỗi ứng viên, Buttigieg giành được 27% số đại biểu, dẫn trước sít sao Bernie Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ Vermon, được 25%. Elizabeth Warren, một thượng nghị sĩ khác, đứng thứ ba với 18% số đại biểu. Continue reading “Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg”

05/02/1777: Georgia bãi bỏ các luật thừa kế cũ

Nguồn:  Georgia constitution abolishes primogeniture and entail, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Georgia đã chính thức thông qua hiến pháp mới của bang và trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ bãi bỏ các truyền thống thừa kế tài sản chỉ dành cho con trưởng (primogeniture) và giới hạn về người được hưởng thừa kế toàn bộ bất động sản (entail).

Quyền thừa kế của con trưởng quy định người con trai cả của gia đình sẽ kế thừa khối tài sản lớn nhất từ người cha sau khi cha mất. Luật giới hạn về thừa kế bất động sản quy định toàn bộ sản nghiệp đất đai sẽ do một mình con trai cả nắm giữ (không được chia nhỏ), và thường được thực hiện kèm với quyền thừa kế của con trưởng. (Bang Virginia đã bãi bỏ luật giới hạn về người thừa kế bất động sản vào năm 1776, nhưng vẫn duy trì quyền thừa kế của con trưởng đến năm 1785.) Continue reading “05/02/1777: Georgia bãi bỏ các luật thừa kế cũ”

Thế giới hôm nay: 05/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cử tri Dân chủ Mỹ nín thở chờ đợi khi bang Iowa bát nháo kiểm đếm kết quả cuộc bỏ phiếu kín hôm thứ Hai, cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống kéo dài hàng tháng của Đảng Dân chủ. Một trục trặc trong ứng dụng được dùng để truyền tải kết quả kiểm phiếu được cho là một phần nguyên nhân. Đà tiến thường thấy của người thắng cuộc có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố này.

Dominic Raab, bộ trưởng ngoại giao Anh, yêu cầu người Anh rời khỏi Trung Quốc nếu có thể, và chỉ khuyến nghị chỉ tiến hành “các chuyến đi thiết yếu đến Trung Quốc đại lục”, nhằm tránh tiếp xúc với coronavirus Vũ Hán. Lời khuyên được đưa ra sau khi hàng chục chính phủ cố tìm cách di tản công dân của mình. Hiện tại, chủng virus này đã giết chết ít nhất 425 người ở Trung Quốc, cũng như hai người ở nước ngoài; trong khi lây nhiễm cho hơn 20.000 người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/02/2020”

Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

Nguồn: Who will be Donald Trump’s most forceful foe?”, The Economist, 01/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay tại các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 3 tháng 2. Mục tiêu cuối cùng của họ là đề cử một ứng viên có thể đánh bại Donald Trump vào tháng 11. Điều đó sẽ không dễ dàng. Mặc dù có nhiều xáo trộn chính trị và đối mặt với một phiên tòa luận tội, ông Trump vẫn sáng cửa tái đắc cử.

Ông Trump không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tuy nhiên, ông là một ứng cử viên mạnh hơn so với những gì các số liệu cho thấy. Tỉ lệ ủng hộ ông đã dao động ở mức thấp hơn tỉ lệ phản đối ông khoảng 10%. Continue reading “Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?”

04/02/2004: Facebook ra mắt

Nguồn: Facebook launches, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2004, một sinh viên năm hai của Đại học Harvard là Mark Zuckerberg đã cho ra mắt The Facebook – mạng xã hội được xây dựng nhằm kết nối các sinh viên Harvard với nhau. Ngày hôm sau, hơn một nghìn người đã đăng ký tài khoản, song đó mới chỉ là sự bắt đầu. Được gọi bằng tên ‘Facebook’ ngày nay, trang web đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty truyền thông xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Facebook hiện là một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng. Continue reading “04/02/2004: Facebook ra mắt”

Thế giới hôm nay: 04/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Boris Johnson và Michel Barnier đã đấu khẩu về mối quan hệ Anh-EU hậu Brexit. Thủ tướng Anh muốn có một thỏa thuận thương mại tự do kiểu Canada, nói rằng Anh thà không có thỏa thuận nào còn hơn là bị áp đặt các quy định của EU. Trưởng nhóm đàm phán của EU thì nói bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm một “sân chơi bình đẳng”, tức thương mại tự do cần có các quy định chung cho tất cả các bên.

Ông Johnson cũng tuyên bố Anh sẽ tăng cường các quy tắc để giữ những người bị kết án phạm tội khủng bố trong tù lâu hơn, ngay sau cuộc tấn công thứ hai trong bốn tháng qua được thực hiện bởi một người vừa được trả tự do sớm. Sudesh Amman, với đai bom giả, đã đâm chết hai người trước khi bị cảnh sát tiêu diệt ở phía nam London vào Chủ nhật; tên này trước đó đã bị kết án vì tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/02/2020”

Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?

Nguồn: William Pesek, “Taiwan’s strong GDP growth shows it does not need China to succeed”, Nikkei Asian Review, 30/01/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đài Loan đang được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến. Các dữ liệu sơ bộ vào tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong quý 4 lên mức 3,4% so với 3% trong quý 3. Thêm vào đó, Tổng thống Thái Anh Văn vừa tái đắc cử với mức ủng hộ vượt trội, giúp bà có được sứ mệnh mạnh mẽ nhằm tái cân bằng nền kinh tế Đài Loan thoát khỏi Trung Quốc.

Nhưng điều này nói dễ hơn làm. Chính phủ của bà Thái vẫn cần phải lên một kế hoạch thuyết phục để tách khỏi quốc gia thương mại lớn nhất châu Á, một quốc gia kiên quyết đè bẹp phong trào ủng hộ độc lập của Đài Loan. Continue reading “Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?”

03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng

Nguồn: Lunik 9 soft-lands on lunar surface, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1966, Liên Xô đã hoàn thành cuộc đổ bộ được điều khiển đầu tiên lên mặt trăng khi tàu vũ trụ không người lái Lunik 9 chạm xuống “Đại dương của những cơn bão” (Ocean of Storms – phần sẫm màu trên bề mặt mặt trăng). Sau màn tiếp đất nhẹ nhàng, cabin con nhộng hình tròn mở ra như một bông hoa, triển khai hệ thống ăng-ten và bắt đầu truyền các bức ảnh và tín hiệu truyền hình về Trái đất. Khoang đáp nặng 99kg này được phóng từ Trái đất vào ngày 31/01. Continue reading “03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng”

Thế giới hôm nay: 03/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đã có nạn nhân đầu tiên ngoài Trung Quốc chết vì coronavirus Vũ Hán, cụ thể ở Philippines. Cho đến nay, hơn 300 người đã chết vì chủng virus mới này, phần lớn đến từ Vũ Hán hoặc khu vực lân cận. Hơn 14.000 người đã bị lây nhiễm trên toàn thế giới. Các chính phủ đang cố gắng ngăn chặn căn bệnh lây lan qua biên giới.

Ít nhất 20 tín đồ bị giẫm đạp đến chết trong một buổi lễ nhà thờ ở Tanzania. Họ đang tham dự một buổi lễ của phái Tin Lành Ngũ tuần tại một sân vận động ở thị trấn Moshi ở miền bắc; khi những người tham dự chen lấn nhau về phía trước để được xức dầu thánh. Tổng thống Tanzania, John Magufuli, kêu gọi nâng cao an ninh tại các sự kiện lớn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2020”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”