12/12/1980: Sổ ghi chép của Da Vinci được bán với giá hơn 5 triệu USD

Nguồn: Da Vinci notebook sells for over 5 million, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, ông trùm dầu mỏ Mỹ Armand Hammer đã trả khoản tiền 5.126.000 USD trong một cuộc đấu giá để mang về cuốn sổ tay có chứa các tác phẩm của nghệ sĩ huyền thoại Leonardo da Vinci.

Cuốn sổ, được viết vào khoảng năm 1508, là một trong số 30 cuốn sổ mà da Vinci dùng để ghi chép trong suốt cuộc đời của ông về nhiều chủ đề khác nhau. Nó gồm 72 trang với khoảng 300 ghi chú và bản vẽ chi tiết, tất cả đều liên quan đến chủ đề chung về nước và cách nó di chuyển. Các chuyên gia nói rằng da Vinci dùng nó để vẽ nháp cho nền bức tranh kiệt tác của mình, Mona Lisa. Các ghi chú, được viết bằng mực nâu và phấn, đọc từ phải sang trái, là một ví dụ về kỹ thuật viết ngược mà da Vinci ưa chuộng. Continue reading “12/12/1980: Sổ ghi chép của Da Vinci được bán với giá hơn 5 triệu USD”

Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?

Nguồn: Fareed Zakaria[1], “The new China scare: Why America Shouldn’t Panic About Its Latest Challenger“, Foreign Affairs, 06/12/2019.

Dịch và chú giải: Viet-studies

Vào tháng Hai 1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã hội ý với các cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp nhất của ông ta, George Marshall và Dean Acheson, và một ít các nhà lãnh đạo quốc hội. Chủ đề là kế hoạch của chính quyền hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại một cuộc nổi dậy của cộng sản. Marshall và Acheson đã trình bày lý lẽ của họ đối với kế hoạch ấy. Arthur Vandenberg, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, lắng nghe một cách kỹ lưỡng và sau đó đã đưa ra sự ủng hộ của mình kèm một lời cảnh báo. ‘Cách duy nhất ngài sẽ có được những gì ngài muốn’, ông được kể là đã nói với tổng thống, ‘là phát biểu và hù dọa cả nước’.

Trong vài tháng sau đó, Truman đã làm đúng điều ấy. Ông ta đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Khi ngẫm tới lời hùng biện mở rộng của Truman về việc trợ giúp các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng chính quyền đã đưa ra một lập luận ‘còn rõ hơn cả sự thật’. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?”

Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0

Nguồn: Asian-tiger governments are steering their economies with a lighter touch”, The Economist, 05/12/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một chiến dịch bắt đầu từ Singapore, mọi thứ thật khắc nghiệt và đẫm máu. Tháng trước, Jack và 49 người khác đã lên một máy bay vận tải và nhảy dù xuống một hòn đảo. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết hoặc bị giết. Jack nhặt lựu đạn và tìm đường đến một nhà máy bỏ hoang. Anh ta cúi thấp mình để giữ an toàn, nghĩ rằng đã không bị phát hiện. Nhưng anh ta đã nhầm. Sau một loạt đạn là sự im lặng bao trùm. Jack đã một lần nữa không thể vượt qua level đầu tiên.

Chào mừng các bạn đến với Free Fire, một trong những trò chơi chiến đấu được download nhiều nhất dành cho điện thoại trong năm nay. Nhà phát triển của nó là Sea Group, một công ty internet được thành lập tại Singapore một thập niên trước, hiện trị giá 17 tỷ đô la. Bên cạnh trò chơi đình đám của mình, tập đoàn cũng có một ứng dụng thương mại điện tử, Shoppee, phổ biến hơn nhiều so với Amazon ở Đông Nam Á. Thành công của công ty phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các con hổ. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam công bố phiên bản thứ tư của Sách trắng Quốc phòng vào ngày 25 tháng 11 năm 2019. So với phiên bản thứ ba công bố năm 2009, sách trắng “Quốc phòng Việt Nam 2019” cung cấp các thông tin chi tiết và cập nhật hơn về nhận thức của Việt Nam về môi trường an ninh toàn cầu và khu vực, chính sách quốc phòng, và các lực lượng quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, về chính sách quốc phòng, sách trắng không tiết lộ bất kỳ thay đổi đáng kể nào, ngoại trừ một điều chỉnh nhỏ đối với chính sách “ba không” nổi tiếng lâu nay, đó là không tham gia liên minh quân sự, không cho phép thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không đi với nước này chống nước kia.

Cụ thể, sách trắng viết rằng “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Continue reading “Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?”

10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao

Nguồn: First Nobel Prizes awarded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, Giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao ở Stockholm, Thụy Điển, trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Buổi lễ diễn ra vào ngày kỷ niệm năm năm ngày mất của Alfred Nobel, nhà khoa học người Thụy Điển đã phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và các chất nổ công phá khác. Trong di chúc, Nobel đã quyết định rằng phần lớn tài sản khổng lồ của ông sẽ được gửi vào một quỹ mà tiền lãi từ đó “sẽ được phân chia hàng năm dưới dạng giải thưởng cho những người, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.”

Mặc dù Nobel không đưa ra lý do công khai nào cho việc tạo ra các giải thưởng này, nhưng người ta tin rằng ông đã làm điều đó vì lý do đạo đức, hối tiếc khi chứng kiến các phát minh của mình bị sử dụng theo cách ngày càng gây chết người trong chiến tranh. Continue reading “10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao”

Thế giới hôm nay: 10/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ngọn núi lửa ở New Zealand bất ngờ phun trào, giết chết ít nhất năm người. Khoảng 50 khách du lịch đã có mặt trên Whakaari, hay còn gọi là White Island, một địa điểm du lịch gần Đảo Bắc của New Zealand, khi vụ phun trào xảy ra vào chiều thứ Hai. Một số người đã được giải cứu nhưng có tới hơn hai mươi người đang mất tích. Cảnh sát cho biết các chuyến bay do thám trên không cho thấy “không có dấu hiệu của sự sống” trên hòn đảo này.

Cơ quan giám sát nội bộ của Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố một báo cáo kết luận rằng FBI hoàn toàn đủ cơ sở pháp lý để mở cuộc điều tra về các liên hệ giữa chiến dịch của Donald TrumpNga vào năm 2016. Tổng thống đã tuyên bố cuộc điều tra, dẫn đầu bởi công tố viên đặc biệt Robert Mueller, là một cuộc “săn phù thủy”. Báo cáo cũng chỉ trích FBI vì những sai lầm mà họ mắc phải vì cố có được lệnh cho phép giám sát một cựu cố vấn chiến dịch của Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/12/2019”

Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Richard Nixon (1913-1994) là tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ và là người duy nhất từng từ ​​chức – một quyết định liên quan đến vụ bê bối Watergate. Nhiệm kỳ tổng thống của ông còn được đánh dấu bởi sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Sinh ngày 09/11/1913 tại California, Richard Milhous Nixon học luật và sau đó làm việc cho một công ty luật ở Mỹ. Năm 1940, ông kết hôn với Patricia Ryan và họ có với nhau hai con gái. Trong Thế chiến II, Nixon phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Tới năm 1946, ông được bầu vào Quốc hội và đã giành được một ghế trong Thượng viện vào năm 1950, đại diện cho bang California. Continue reading “Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức”

Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu

Nguồn: It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu “Make America Great Again” mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. “Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới”, người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, bà nói.

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu”

09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn

Nguồn: Paris peace talks break down, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, lần đầu kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris bắt đầu vào tháng 05/1968, hai bên từ chối ấn định một cuộc họp khác để tiếp tục đàm phán.

Quyết định này được đưa ra ở phiên họp thứ 138 của cuộc đàm phán. Đại biểu Hoa Kỳ William Porter đã khiến các nhà đàm phán cộng sản tức giận khi yêu cầu hoãn phiên họp dự kiến ​​tiếp theo tới ngày 30/12, để Hà Nội và lực lượng Việt Cộng có cơ hội phát triển một “cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn” trong cuộc hòa đàm. Continue reading “09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn”

Thế giới hôm nay: 9/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng chục nghìn người Hồng Kông lại xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, hai tuần sau khi các ứng viên chống chính phủ thắng lớn trong các cuộc bầu cử địa phương. Đây là cuộc tuần hành đầu tiên được chính phủ cấp phép trong bốn tháng qua, và lớn nhất trong thời gian gần đây. Trước đó, cảnh sát đã đột kích tư gia của một số nhà hoạt động, bắt giữ và thu hồi một khẩu súng ngắn. Tuy nhiên, đến lúc này các cuộc biểu tình vẫn trôi qua trong trật tự.

Kinh tế Trung Quốc đón nhận các tin tức trái chiều. Xuất khẩu giảm 1,1% trong tháng 11 so với năm trước. Đây là tháng thứ tư liên tiếp xuất khẩu giảm, trong bối cảnh nước này mắc kẹt trong cuộc thương chiến với Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng cho thấy các biện pháp kích cầu của chính phủ vẫn có hiệu quả. Trung Quốc tháng vừa rồi vẫn thặng dư thương mại 38 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 9/12/2019”

Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trí Cao thua trận sau cùng

Trước tình hình đạo quân Nùng Trí Cao liên tục chiến thắng; nội bộ triều Tống chia làm 2 phe: chủ hòa, và chủ chiến. Phe chủ hòa muốn nhường cho Trí Cao 7 châu tại Quảng Tây, mong rằng sau khi nhận được quan chức, y sẽ tỏ ra hòa hoãn. Phái chủ chiến cho rằng y sẵn có tham vọng nên “được voi đòi tiên”; nếu nhượng bộ vài châu, thế lực mạnh hơn y sẽ tiếp tục ôm mộng xâm lăng, để nuốt chửng Trung Quốc. Triều đình nhận định cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công, bèn chọn tướng ra quân, dùng Địch Thanh làm chủ soái, lại theo lời khuyên bãi viên Hoạn quan phụ tá cho Thanh: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P4)”

07/12/1982: Vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc

Nguồn: First execution by lethal injection, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc đã diễn ra tại tòa án bang ở Huntsville, Texas. Charles Brooks, Jr., bị kết án sát hại một thợ cơ khí sửa ô-tô, đã được tiêm vào tĩnh mạch một liều Natri thiopental, loại thuốc gây tê barbiturat còn gọi là “huyết thanh nói thật” (truth serum) khi được dùng với liều lượng thấp hơn. Continue reading “07/12/1982: Vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

06/12/1884: Đài tưởng niệm Washington được hoàn thành

Nguồn: Washington Monument completed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1884, tại Washington, D.C., các công nhân đã đặt một kim tự tháp bằng nhôm cao 22,9cm lên đỉnh một tòa tháp bằng đá cẩm thạch trắng, hoàn thành việc xây dựng đài tưởng niệm George Washington – tổng thống đầu tiên của nước Mỹ và là người có tên được dùng để đặt tên cho thành phố này.

Từ năm 1783, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định sẽ đặt tượng của vị tướng vĩ đại trong Cách mạng Mỹ ở bất cứ nơi nào phù hợp gần tòa nhà Quốc hội mới. Sau khi Tổng thống Washington yêu cầu kiến ​​trúc sư Pierre L’Enfant quy hoạch thủ đô liên bang mới bên bờ sông Potomac vào năm 1791, Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí ở phía tây công viên cảnh quan National Mall (gần đài tưởng niệm ngày nay) để đặt bức tượng. Continue reading “06/12/1884: Đài tưởng niệm Washington được hoàn thành”

Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế

Tác giả: David R. Stilwell

Sau đây là bài phát biểu của David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng, Cục Đông Á & Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tại Viện Brookings ngày 2 tháng 12 năm 2019. Bài phát biểu tập trung vào Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, và tính đa nguyên trong trật tự toàn cầu.

-oOo-

Xin chào. Xin cảm ơn Viện Brookings đã mời tôi đến đây.
Tôi được đề nghị đến đây để phát biểu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và ý định của quốc gia này trong việc định hình trật tự toàn cầu.

Tôi sẽ làm điều này bằng cách điểm lại chính sách của chúng ta, và sau đó đề cập đến một chủ đề liên tục xuất hiện khi chúng ta cân nhắc đến thách thức này. Chủ đề đó là tính đa nguyên. Continue reading “Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế”

05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Army Captain awarded first Medal of Honor for action in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.

Đại úy Donlon và đội đặc nhiệm của mình giám sát Trại Nam Đông, một tiền đồn trên núi, nằm gần biên giới Lào – Bắc Việt Nam. Gần hai giờ sáng ngày 06/07/1964, lính Việt Cộng đã tấn công trại. Dù bản thân bị bắn vào bụng, nhưng Donlon đã nhét một chiếc khăn tay vào vết thương, siết lại dây thắt lưng và tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương thêm ba lần nữa, nhưng vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu – sử dụng súng cối, ném lựu đạn vào kẻ thù và từ chối chăm sóc y tế. Continue reading “05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam”

Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Archimedes (khoảng 287 – 212 TCN) là một triết gia, nhà toán học và nhà phát minh người Hy Lạp, người đã viết nên các công trình quan trọng về hình học, số học và cơ học.

Archimedes sinh ra ở Syracuse thuộc bờ biển phía đông Sicily và học tập tại Alexandria, Ai Cập. Sau khi trở về Syracuse, ông gần như dành trọn phần đời còn lại vào việc nghiên cứu và thí nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Continue reading “Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh”