15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”

Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”

14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ

Nguồn: Blackout hits Northeast United States, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 2003, một sự cố đã làm mất điện trên khắp miền đông Hoa Kỳ và một số khu vực của Canada. Bắt đầu lúc 4:10 chiều giờ phía Đông, 21 nhà máy điện đã ngừng hoạt động chỉ sau ba phút. Năm mươi triệu người đã bị ảnh hưởng, bao gồm các cư dân của New York, Cleveland và Detroit, cũng như Toronto và Ottawa, Canada. Mặc dù các công ty điện lực đã có thể khôi phục nguồn điện tại một số khu vực sau ít nhất hai giờ, nhưng điện vẫn bị cắt ở những nơi khác trong hơn một ngày. Continue reading “14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 14/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ, cho biết mức thuế 10% đối với một số hàng hóa từ Trung Quốc, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động và quần áo, sẽ được hoãn lại cho đến giữa tháng 12. Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế bổ sung đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9. Các nhà bán lẻ hiện có thời gian để nhập khẩu hàng hóa miễn thuế trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Trong tuần thứ mười của các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, sân bay Lãnh thổ này đã hủy các thủ tục check-in trong ngày thứ hai liên tiếp. Các cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát trong các nhà ga sân bay. Trung Quốc đã gây áp lực lên phong trào phản kháng bằng cách lưu hành một video nhằm mục đích cho thấy một đoàn xe quân sự đang di chuyển qua Thâm Quyến, một thành phố của Trung Quốc nằm giáp Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2019”

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate, 12/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát). Continue reading “Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?”

13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha

Nguồn: Aztec capital falls to Cortés, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1521, sau một cuộc bao vây kéo dài ba tháng, lực lượng Tây Ban Nha dưới quyền của Hernán Cortés đã chiếm được Tenochtitlán, thủ đô của Đế chế Aztec. Lính của Cortés đã san bằng thành phố và bắt giữ Cuauhtemoc, Hoàng đế Aztec.

Thành Tenochtitlán được lập vào năm 1325 bởi một bộ tộc săn bắn và hái lượm lang thang trên các hòn đảo ở Hồ Texcoco, nay là khu vực gần Thành phố Mexico. Chỉ trong vòng một thế kỷ, nền văn minh này đã phát triển thành Đế chế Aztec, phần lớn là nhờ hệ thống nông nghiệp tiên tiến. Họ sớm thống trị miền trung Mexico và khi Hoàng đế Montezuma II lên ngôi vào năm 1502 thì đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất, mở rộng hơn về phía nam, đến tận Nicaragua ngày nay. Continue reading “13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha”

Thế giới hôm nay: 13/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Huawei trong tầm ngắm của Mỹ

Hôm nay một quy định mới bắt đầu có hiệu lực cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei. Đây là đòn mới nhất trong cuộc tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ tháng 5, khi công ty này bị đưa vào danh sách các thực thể mà các nhà xuất khẩu Mỹ không được bán các công nghệ quan trọng. Hoa Kỳ bày tỏ ngờ vực đối với các thiết bị viễn thông của Huawei, vốn đã phổ biến toàn cầu, và lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự phổ biến này để do thám Mỹ và các đồng minh.

Nhưng Huawei còn lâu mới chịu bị đánh bại. Hồi cuối tháng 7, công ty này báo cáo tăng trưởng doanh thu hằng năm là 23%. Đến ngày 9 tháng 8, Huawei công bố một hệ điều hành mới có tên là Harmony, được thiết kế nhằm đưa họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Tập đoàn này kì vọng việc thiết kế Harmony với mã nguồn mở cho phép mọi người dùng kiểm tra sẽ làm giảm sự ngờ vực. Có thể, nhưng đó vẫn là một trận chiến khó nhằn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2019”

Đất nước dưới thời vua Lê Long Đĩnh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Đĩnh:1006-1007; Cảnh Thụy:1008-1009

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, nhằm duy trì ngôi báu, các vị vua thường chọn một trong những giải pháp sau đây để trị nước: hoặc chia quyền cho người trong họ, hoặc giao cho quan võ giữ các phiên trấn, hoặc dùng quan văn để khống chế quan võ. Giải pháp nào cũng có nhược điểm:  trường hợp các võ quan nắm trọng quyền, dễ sinh ra nạn sứ quân, như Thập Nhị Sứ Quân thời nhà Ngô; hoặc cướp ngôi, như trường hợp Mạc Đăng Dung dưới thời Lê Mạt. Dùng quan văn để khống chế quan võ, có thể bớt được nạn phiên trấn đoạt quyền, nhưng đất nước dễ trở nên duy nhược; đó là căn bệnh dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức; chính vua Tự Đức cũng phải tự phê về triều đại mình như sau: Continue reading “Đất nước dưới thời vua Lê Long Đĩnh”

12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex

Nguồn: Skeleton of Tyrannosaurus rex discovered, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1990, thợ săn hóa thạch Susan Hendrickson đã phát hiện ra ba chiếc xương khổng lồ nhô ra khỏi một vách đá gần Faith, South Dakota. Chúng hóa ra là một phần bộ xương của loài khủng long Tyrannosaurus Rex lớn nhất từng được phát hiện, một mẫu vật 65 triệu năm tuổi được đặt tên là Sue, theo tên của người phát hiện ra nó.

Thật đáng ngạc nhiên, bộ xương Sue có mức độ hoàn thiện hơn 90 phần trăm, và các mẫu xương được bảo quản cực kỳ tốt. Cơ quan nơi làm việc của Hendrickson, Viện Nghiên cứu Địa chất Black Hills, đã trả 5.000 đô la cho chủ sở hữu đất, Maurice Williams, để có quyền khai quật bộ xương khủng long. Continue reading “12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex”

Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Deficit Economy”, Project Syndicate, 09/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thế giới mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra, nơi hết cú sốc này lại đến cú sốc khác, không bao giờ chúng ta có đủ thời gian để suy nghĩ đầy đủ về tác động của các sự kiện mà chúng ta phải đối mặt. Vào cuối tháng 7, Hội đồng điều hành Cục Dự trữ Liên bang đã đảo ngược chính sách đưa lãi suất về mức bình thường hơn, sau một thập kỷ lãi suất cực thấp kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Sau đó, Hoa Kỳ chứng kiến thêm hai vụ giết người hàng loạt trong vòng chưa đến 24 giờ, nâng tổng số vụ xả súng hàng loạt trong năm lên 255 – nhiều hơn một vụ một ngày. Và cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, thứ Trump đã tweet là “tốt, và dễ chiến thắng”, đã bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, làm náo loạn thị trường và đặt ra mối đe dọa từ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump”

11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan

Nguồn: Hussein succeeds to Jordanian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Hoàng tử Hussein đã được tuyên làm vua Jordan sau khi cha ông, vua Talal, bị Quốc hội Jordan phế truất với lý do mắc bệnh tâm thần. Hussein chính thức lên ngôi vào sinh nhật lần thứ 18 của mình, ngày 14/11/1953. Ông là vị vua lập hiến thứ ba của Jordan và là thành viên của triều đại Hashemite, được cho là dòng dõi hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad. Continue reading “11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan”

10/08/1793: Bảo tàng Louvre mở cửa cho công chúng

Nguồn: Louvre Museum opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, sau hơn hai thế kỷ đóng vai trò một cung điện hoàng gia, Louvre đã được chính phủ cách mạng Pháp biến thành một bảo tàng công cộng ở Paris. Ngày nay, Louvre là một trong những bảo tàng sở hữu kho tàng nghệ thuật đồ sộ nhất thế giới, với các tác phẩm và hiện vật đại diện cho 11.000 năm văn minh và văn hóa của loài người.

Cung điện Louvre được vua Francis I cho khởi công xây dựng vào năm 1546, tại nơi vốn là một pháo đài cũ của vua Philip II từ thế kỷ 12. Francis là một nhà sưu tầm nghệ thuật vĩ đại, và Louvre được chọn làm nơi cư ngụ của ông. Công trình này, được giám sát bởi kiến trúc sư Pierre Lescot, vẫn được tiếp tục ngay cả sau khi Francis qua đời, đến tận triều đại của các vị vua Henry II và Charles IX. Continue reading “10/08/1793: Bảo tàng Louvre mở cửa cho công chúng”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

09/08/378: Người La Mã bị đánh bại tại Adrianople

Nguồn: Romans routed at Adrianople, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 378, trong một trong những trận chiến có tính quyết định nhất trong lịch sử, một đội quân La Mã lớn dưới sự chỉ huy của Valens, hoàng đế Đông La Mã, đã bị người Visigoth đánh bại trong Trận Adrianople – khu vực thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hai phần ba quân đội La Mã, bao gồm cả Hoàng đế Valens, đã bị dẫm đạp và tàn sát bởi đội quân man tộc (barbarians) cưỡi ngựa. Continue reading “09/08/378: Người La Mã bị đánh bại tại Adrianople”

Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington

Nguồn: German saboteurs executed in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Thế chiến II, sáu kẻ phá hoại người Đức bí mật đến Mỹ nhằm tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của nước này đã bị xử tử vì tội gián điệp. Hai người khác trong nhóm này, vốn đã tiết lộ âm mưu cho FBI và hỗ trợ chính phủ Mỹ săn lùng những kẻ từng là bạn hữu của họ, thì phải lãnh án tù.

Năm 1942, dưới chế độ Đức Quốc Xã của Adolf Hitler, đơn vị phòng thủ của Quân đoàn Tình báo Đức (German Military Intelligence Corps) đã khởi xướng một chương trình xâm nhập vào Mỹ nhằm phá hủy các nhà máy công nghiệp, cầu cống, đường sắt, nhà máy nước và các cửa hàng bách hóa do người Do Thái làm chủ. Đức Quốc Xã hy vọng rằng mỗi sáu tuần sẽ có từ một đến hai nhóm phá hoại có thể xâm nhập vào Mỹ thành công. Hai nhóm đầu tiên, gồm tám người Đức từng sống ở Mỹ trước chiến tranh, đã rời căn cứ tàu ngầm Đức tại Lorient, Pháp, vào cuối tháng Năm. Continue reading “08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington”

Thế lưỡng nan của Việt Nam khi đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính ở Biển Đông đã kéo dài hơn một tháng. Bất chấp các phản đối ngoại giao lặp đi lặp lại của Việt Nam và áp lực quốc tế, Trung Quốc vẫn chưa chịu rút tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 và các tàu đi kèm ra khỏi khu vực, vốn là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phản ứng của Việt Nam đối với cuộc đối đầu này được coi là mạnh mẽ hơn phản ứng đối với một sự cố vào tháng 7 năm 2017 khi Hà Nội quyết định ngừng việc khoan thăm dò dầu khí tại Lô 136/03, cũng thuộc Bãi Tư Chính, được cho là sau khi gặp phải các lời đe dọa tấn công vũ lực từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những phản ứng như vậy vẫn hạn chế hơn nhiều so với phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014, sự cố mà trong đó ​​các tàu thực thi pháp luật của hai nước đã va đâm vào nhau và Hà Nội cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được diễn ra tại các thành phố lớn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam khi đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính”

07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal

Nguồn: U.S. forces invade Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Số 1 của Hoa Kỳ bắt đầu Chiến dịch Watchtower, cuộc tấn công đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế chiến II, với việc đổ bộ lên Guadalcanal, một đảo thuộc Quần đảo Solomon.

Vào ngày 06/07/1942, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal và bắt đầu xây dựng một sân bay ở đó. Chiến dịch Watchtower là mật danh cho kế hoạch của Hoa Kỳ để chiếm Guadalcanal và các đảo xung quanh. Trong cuộc tấn công, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon. Mặc dù Nhật hoàn toàn bị bất ngờ bởi cuộc xâm nhập (thời tiết xấu đã khiến các máy bay do thám của họ phải hạ cánh), cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên các đảo Florida, Tulagi, Gavutu và Tananbogo đã gặp phải nhiều sự kháng cự ban đầu từ lực lượng phòng thủ của Nhật. Continue reading “07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal”

11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song

Tác giả: Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác. Continue reading “11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính”