19/07/1943: Hoa Kỳ không kích Rome

Nguồn: America bombs Rome, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1943, Hoa Kỳ ném bom các trạm bảo dưỡng đường sắt ở Rome trong một nỗ lực nhằm phá vỡ ý chí phản kháng của người Ý – trong khi Hitler giảng giải cho lãnh đạo Ý Benito Mussolini về cách tiếp tục theo đuổi cuộc chiến.

Vào ngày 16 tháng 07, Tổng thống Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã kêu gọi dân chúng Ý lật đổ Mussolini và Hitler và “sống cho nước Ý và nền văn minh”. Nhằm tạo “động lực” cho họ, máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công thành phố Rome, phá hủy tuyến đường sắt của họ. Continue reading “19/07/1943: Hoa Kỳ không kích Rome”

18/07/1986: Video về xác tàu Titanic được công bố

Nguồn: Video of Titanic wreckage released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, các băng video cận cảnh mới nhất về con tàu Titanic chìm sâu dưới biển đã được công bố cho công chúng. Được thực hiện trong chuyến thám hiểm đầu tiên do con người thực hiện đến khu vực xác tàu, các đoạn băng video với chất lượng sống động, rõ ràng và chi tiết, đã cho thấy hình ảnh một trong những chiếc cầu thang từng tuyệt đẹp của con tàu, và một chiếc đèn chùm nay phủ đầy san hô, chầm chậm đung đưa theo dòng hải lưu.

Vào thời điểm ra mắt, RMS Titanic là tàu chở khách lớn nhất từng được chế tạo, với chiều dài gần 274m và chiều cao 45,7m tính từ mặt nước đến đỉnh cột cao nhất của nó. Con tàu được mệnh danh là “không thể chìm” bởi kích thước rộng lớn và cấu trúc đặc biệt của nó. Trong chuyến hải trình đầu tiên, Titanic đã chở hơn 2.200 người, trong đó gồm một số người nổi tiếng và giàu có nhất thế giới. Continue reading “18/07/1986: Video về xác tàu Titanic được công bố”

Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump

Nguồn: Chris Horton, “Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity”,  The Atlantic, 09/07/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ bởi lính thủy đánh bộ Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nhưng đây không phải là một đại sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt, nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu. Continue reading “Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump”

17/07/1996: Chuyến bay 800 phát nổ trên không phận Long Island

Nguồn: Flight 800 explodes over Long Island, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1996, ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Kennedy, New York, một chiếc máy bay phản lực Boeing 747 của TWA bay đến Paris đã phát nổ trên Đại Tây Dương, làm thiệt mạng toàn bộ 230 người trên máy bay. Chuyến bay 800 vừa nhận được lệnh cho phép bắt đầu tăng độ cao hành trình thì phát nổ mà không có cảnh báo nào trước. Bởi vì chiếc máy bay được nạp nhiên liệu cho hành trình xuyên Đại Tây Dương, nó bốc hơi trong chốc lát, tạo thành một quả cầu lửa được nhìn thấy gần như từ khắp nơi dọc bờ biển Long Island. Continue reading “17/07/1996: Chuyến bay 800 phát nổ trên không phận Long Island”

Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến

Nguồn: Heather Stur, South Vietnam’s ‘Daredevil Girls’, The New York Times, 01/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã hơn một tuần kể từ khi Đặng Nguyệt Anh được tin về một cuộc tấn công của Việt Cộng ở tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, dọc biên giới Campuchia, nơi chồng cô đang đóng quân. Cô vẫn chưa nghe tin gì từ anh, và sự đợi chờ sớm trở nên không thể chịu đựng nổi.

Vậy là người phụ nữ quyết định bắt xe buýt từ nhà ở Sài Gòn đến thị trấn Đồng Xoài, nơi cô quá giang trên một chiếc xe quân đội để đến trung tâm huấn luyện nơi chồng mình đang ở. Trên đường đi, Việt Cộng tấn công chiếc xe, cô bị bắn vào cả hai tay và còn bị gãy xương bàn chân. Continue reading “Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến”

Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Nhiều lần nghe các thầy giáo cao niên của trường đại học phàn nàn thanh niên thời nay không biết, không quan tâm đến lịch sử, không có những kiến thức sơ đẳng nhất về lịch sử thế giới. Bản thân tôi, lúc đầu là giáo viên dạy môn Lịch sử Quan hệ quốc tế nên tôi nhất trí với nhận xét này. Để sẻ chia lời phàn nàn đó, tôi quyết định trả lời câu hỏi của nhiều người thường nêu ra. Tôi muốn làm rõ về “Chiến tranh Lạnh” là gì, tại sao nó xuất hiện, diễn biến ra sao và kết thúc lúc nào. Tôi muốn tóm lược các sự kiện một cách giản đơn nhất có thể và cũng muốn điểm lại sự tham gia của Mông Cổ trong cuộc chiến này. Continue reading “Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ”

16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: Catcher in the Rye is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, tiểu thuyết duy nhất của J.D. Salinger, Bắt Trẻ Đồng Xanh (The Catcher in the Rye) đã được xuất bản bởi Little, Brown. Cuốn sách về cậu thiếu niên vỡ mộng trước thế giới người lớn nhanh chóng trở thành tác phẩm nổi tiếng và sẽ được giảng dạy trong các trường trung học suốt nửa thế kỷ tiếp theo.

Salinger 31 tuổi đã sáng tác cuốn tiểu thuyết của mình trong vòng một thập niên. Những mẩu chuyện của ông đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940, nhiều trong số chúng là trên tờ The New Yorker. Continue reading “16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

15/07/1806: Đoàn thám hiểm của Zebulon Pike khởi hành

Nguồn: Pike expedition sets out, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1806, Zebulon Pike, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, người vào năm 1805 đã lãnh đạo một nhóm thám hiểm đi tìm kiếm đầu nguồn sông Mississippi, đã bắt đầu một cuộc thám hiểm mới để khám phá khu vực Tây Nam nước Mỹ. Pike được hướng dẫn tìm kiếm đầu nguồn các sông Arkansas và sông Red, đồng thời điều tra các khu định cư Tây Ban Nha ở New Mexico. Continue reading “15/07/1806: Đoàn thám hiểm của Zebulon Pike khởi hành”

Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nếu các nhà khoa học thuỷ lợi Trung Quốc hồi những năm 1950 đều dám nói thật thì chắc chắn nhân dân hai bờ sông Hoàng Hà sẽ không phải gánh chịu một tai hoạ – hồ nước Tam Môn Hiệp,[1] một công trình xây dựng sai lầm làm cho đời sống nhân dân các vùng liên quan điêu đứng khổ sở mấy chục năm qua và không biết còn bao lâu nữa mới hết.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc thừa nhận thất bại của công trình thuỷ lợi Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng đã làm cho người Trung Quốc biết đến cái tên Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli, 黄万里, 1911-2001), được đánh giá là một trong số không nhiều nhà khoa học chân chính của Trung Quốc. Sự vĩ đại của Hoàng Vạn Lý không phải ở chỗ ông dự kiến được công trình Tam Môn Hiệp sẽ thất bại, mà là ở chỗ trong khi tập thể chuyên gia thuỷ lợi Trung Quốc đều đánh mất lập trường đúng đắn, thì một mình ông dám bảo vệ chân lý và lương tâm của mình, dám chống lại “ý dân” và ý kiến của lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật”

14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên

Nguồn: Jerusalem captured in First Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1099, trong cuộc thập tự chinh đầu tiên, các hiệp sĩ Công giáo từ châu Âu đã chiếm được Jerusalem sau bảy tuần bao vây, và bắt đầu tàn sát các cư dân thành phố theo Hồi giáo và Do Thái giáo.

Bắt đầu từ thế kỷ 11, người Công giáo ở Jerusalem ngày càng bị đàn áp bởi những nhà cai trị theo Hồi giáo, đặc biệt là khi quyền kiểm soát thành phố linh thiêng được chuyển từ tay người Ai Cập tương đối khoan dung sang người Thổ của Đế quốc Seljuk vào năm 1071. Cuối thế kỷ đó, Hoàng đế Byzantine Alexius Comenus cũng bị đe dọa bởi người Seljuk nên đã kêu gọi hỗ trợ từ phương Tây. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II đã công khai kêu gọi một cuộc Thập tự chinh để hỗ trợ các tín đồ Công giáo Đông phương và giành lại các vùng đất thánh. Người Tây Âu ngay lập tức đáp lại lời kêu gọi này. Continue reading “14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên”

Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiên Phúc: 980-988; Hưng Thống: 989-993; Ứng Thiên 994-1005

Lãnh thổ nước Đại Cồ Việt thời Vua Lê Đại Hành về phía bắc rộng hơn thời nhà Lý; do bởi dưới thời Vua Lý Nhân Tông, hai Tù trưởng Nùng Tôn Đán, Nùng Trí Hội tại biên giới qui phụ nhà Tống, nạp cho Tống hai động Vật Dương, Vật Ác, nay thuộc Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây . Bộ sử Tục Tư Trị Trường Biên của Lý Đào đời Tống chép như sau: Continue reading “Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành”

13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat

Nguồn: Charlotte Corday assassinates Marat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Jean Paul Marat, một trong những nhà lãnh đạo thẳng thắn nhất của Cách mạng Pháp, đã bị đâm chết trong bồn tắm của mình bởi Charlotte Corday, một người ủng hộ phe Bảo hoàng.

Xuất thân là một bác sĩ, Marat đã thành lập tạp chí L’Ami du Peuple (Bạn của Nhân dân) vào năm 1789 và những lời chỉ trích dữ dội của tờ báo nhắm vào tầng lớp cai trị là một yếu tố góp phần thúc đẩy bước ngoặt đẫm máu của Cách mạng năm 1792. Với việc bắt giữ nhà vua vào tháng 8 năm đó, Marat được bầu làm đại diện của Paris tại Quốc Ước (National Convention). Trong cơ quan lập pháp của phong trào cách mạng, Marat đã phản đối phe Girondin của những người cộng hòa ôn hòa, những người ủng hộ một chính phủ lập hiến và chiến tranh châu Âu lục địa. Continue reading “13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat”

Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông

Tác giả: Eva Pejsova | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

EU luôn có lý do để quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông. Khối thương mại lớn nhất thế giới này có lợi ích kinh tế sống còn trong việc bảo vệ các hành lang vận chuyển bằng tàu tự do, an toàn và ổn định, đặc biệt là các hành lang nối khu vực này với các “nhà máy điện” kinh tế ở Đông Á. Các nước Đông Bắc Á tạo nên thị trường xuất khẩu và là nguồn FDI quan trọng nhất của EU, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối, và chỉ riêng thương mại với Nhật Bản chiếm 25% GDP toàn cầu. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU. Continue reading “Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông”

12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa

Nguồn: Confederacy signs treaties with Native Americans, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1861, ủy viên đặc biệt Albert Pike đã hoàn thành hiệp ước với các thành viên của bộ lạc Choctaw và Chickasaw, mang đến cho Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America) mới thành lập các đồng minh ở Lãnh thổ Người da đỏ. Một số thành viên của các bộ lạc cũng chiến đấu cho Hợp bang. Continue reading “12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa”

Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu

Nguồn: Monkey Trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1925, tại Dayton, Tennessee, “Phiên tòa Khỉ” đã bắt đầu với việc John Thomas Scopes, một giáo viên khoa học trung học trẻ tuổi, bị buộc tội vi phạm luật tiểu bang Tennessee vì đã giảng dạy về thuyết tiến hóa.

Đạo luật này, được thông qua vào tháng 03 năm đó, đã biến việc “dạy bất kỳ lý thuyết nào phủ nhận câu chuyện về Đấng sáng thế thiêng liêng tạo ra con người như được dạy trong Kinh thánh, và thay vào đó dạy rằng con người có xuất thân từ các động vật cấp thấp hơn” là một khinh tội có thể bị phạt tiền. Cùng với vị doanh nhân địa phương George Rappalyea, Scopes đã lên kế hoạch để bị buộc tội vì vi phạm này, và sau khi Scopes bị bắt, họ đã tranh thủ sự hỗ trợ của Liên đoàn Tự do Dân quyền Hoa Kỳ (ACLU) để tổ chức việc biện hộ. Continue reading “10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu”

Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?

Nguồn: Dani Rodrik, “What’s Driving Populism?”, Project Syndicate, 09/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguyên nhân là vì văn hóa hay kinh tế? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh luận về chủ nghĩa dân túy đương đại. Liệu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Brexit, và sự trỗi dậy của các đảng chính trị cánh hữu theo chủ nghĩa bản địa ở châu Âu có phải là hậu quả của sự rạn nứt sâu sắc về giá trị giữa những người bảo thủ và những người tự do, với việc những người bảo thủ quay sang ủng hộ các chính trị gia chuyên chế, bài ngoại theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc hay không? Hay các hiện tượng này phản ánh sự lo lắng, bất an về kinh tế của các cử  tri, được thúc đẩy bởi khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa?

Phần lớn phụ thuộc vào câu trả lời. Nếu chủ nghĩa dân túy độc đoán bắt nguồn từ gốc rễ kinh tế, thì biện pháp giải quyết thích hợp là một  hình thức chủ nghĩa dân túy khác – nhắm vào sự bất bình đẳng thu nhập và phát triển kinh tế bao trùm, nhưng đa nguyên trong chính trị và không nhất thiết gây tổn hại cho nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu nó bắt nguồn từ yếu tố văn hóa và giá trị thì số giải pháp là ít hơn. Dân chủ tự do có thể bị hủy hoại bởi những động lực và mâu thuẫn nội bộ của chính nó. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?”