30/06/1936: ‘Cuốn theo chiều gió’ được xuất bản

Nguồn: Gone with the Wind published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell – một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại và là cảm hứng cho bộ phim bom tấn năm 1939, đã chính thức xuất bản.

Năm 1926, Mitchell đã buộc phải rời bỏ công việc phóng viên của mình tại tờ Atlanta Journal để hồi phục sau một loạt chấn thương thể chất. Có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, Mitchell sớm sinh ra buồn chán. Sử dụng chiếc máy đánh chữ Remington, món quà từ người chồng thứ hai, John R. Marsh, trong căn hộ một phòng ngủ chật chội của họ, bà bắt đầu kể câu chuyện về cô gái xinh đẹp người Atlanta – Pansy O’Hara. Continue reading “30/06/1936: ‘Cuốn theo chiều gió’ được xuất bản”

Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây

Tác giả: Baabar | Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Triều Tiên là nước thứ hai thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, vào ngày 15/10/1948. Năm 1946, Liên Xô và Trung Quốc công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, nhưng Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, đến năm 1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới mở Đại sứ quán của mình tại Ulan Bato. Do đó, Triều Tiên là quốc gia thứ hai trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953), Mông Cổ là quốc gia cộng sản luôn đứng về phía Triều Tiên, đã giúp rất nhiều vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp thịt cho Triều Tiên, Mông Cổ còn cung cấp ngựa chiến cho quốc gia này cũng như nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em Triều Tiên bị mồ côi trong chiến tranh. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Andrew J. Nathan “How China Really Sees The Trade War”, Foreign Affairs, 27/06/2019

Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là ‘bạn của tôi’. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.

‘Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách’, Trump thích nói thế. Tuy nhiên  theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi. Continue reading “Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?”

28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời

Nguồn: Former President James Madison dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1836, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, người ghi biên bản Hội nghị lập hiến, tác giả của tập bài viết “Federalist Papers” (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã qua đời tại đồn điền thuốc lá của mình ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm, và, vào năm 1769, giúp thành lập Hiệp hội Whig Hoa Kỳ, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic được thành lập trước đó. Continue reading “28/06/1836: Cựu tổng thống James Madison qua đời”

Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Xi Jinping wants China’s armed forces to be “world-class” by 2050“, The Economist, 27/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thập niên qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai các tên lửa chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực tối cao của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Quốc” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Ông Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Continue reading “Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình”

27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma

Nguồn: Germans get Enigma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, người Đức đã thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến hai chiều tại đất Pháp mà họ vừa chiếm đóng, sử dụng cỗ máy mã hóa tinh vi nhất của mình, Enigma, để truyền thông tin. Continue reading “27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma”

Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. Continue reading “Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush

Nguồn: Clinton punishes Iraq for plot to kill BushHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, để trả thù cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W.H. Bush trong chuyến thăm của ông tới Kuwait vào tháng 04/1993, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Hoa Kỳ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush”

Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”

Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không? Continue reading “Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale

Nguồn: Mail bomb injures Yale professorHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, vị giáo sư khoa học máy tính của Đại học Yale, David Gelernter, đã bị thương nặng trong khi mở thư, khi một phong bì được độn dày phát nổ trên tay ông. Vụ tấn công chỉ diễn ra hai ngày sau khi một nhà di truyền học tại Đại học California bị thương bởi một quả bom tương tự, và đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi đánh bom kể từ năm 1978 mà các nhà chức trách tin rằng có liên quan đến nhau.

Sau cuộc tấn công vào giáo sư Gelernter, nhiều bộ ngành liên bang đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm UNABOM nhằm tổ chức một cuộc điều tra chuyên sâu đối với nghi phạm được gọi là “Unabomber”. Các vụ đánh bom này, cùng với 14 vụ đánh bom khác kể từ năm 1978 vốn giết chết 3 người và làm 23 người khác bị thương, cuối cùng đã được tìm thấy có mối liên hệ với Theodore John Kaczynski, một nhà toán học đến từ Chicago. Continue reading “24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân

Nguồn: Teflon Don sentenced to life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, ông trùm mafia John Gotti, người có biệt danh là “Teflon Don” vì nhiều lần được tha bổng trong các phiên tòa hồi thập niên 1980, cuối cùng đã lãnh án tù chung thân sau khi bị chứng minh phạm 14 tội liên quan đến âm mưu giết người và tống tiền. Chỉ một lúc sau khi bản án của hắn được tuyên tại một tòa án liên bang ở Brooklyn, hàng trăm người ủng hộ Gotti đã xông vào tòa nhà, lật đổ và đập phá nhiều xe hơi trước khi bị đẩy lùi bởi lực lượng cảnh sát. Continue reading “23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg

Nguồn: Grant extends the Petersburg lineHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1862, Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã kéo dài các phòng tuyến của mình quanh Petersburg, Virginia, cùng với tổng tư lệnh của mình, Abraham Lincoln. Sau sáu tuần chiến đấu khó khăn giữa Quân đoàn Potomac của ông và Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee trong một loạt các trận chiến quanh Richmond, Grant đã chọn một chiến lược khác. Bây giờ, ở tại phía nam của Richmond, bên ngoài Petersburg, ông không còn sẵn lòng tiến hành các trận chiến trên chiến trường mở khốc liệt vốn đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Continue reading “21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg”