Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?

49

Nguồn:Why missile sales are booming“, The Economist, 19/07/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được thiết kế để không gây chú ý. Nhưng tuần trước nó lại là sản phẩm được chiêm ngưỡng nhiều nhất tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, làm ngất ngây đám đông trên các khán đài của địa điểm triển lãm với những thao tác trơn tru và các kỹ năng độc đáo của mình, chẳng hạn như bay giật lùi. Nhưng ở phần buôn bán của triển lãm, những nhân vật chóp bu của ngành hàng không vũ trụ lại muốn nói về các loại tên lửa mà F-35 có thể bắn, và các loại hệ thống phòng thủ tên lửa mà rốt cuộc có thể bắn hạ chiếc máy bay này, cũng nhiều không kém những gì họ muốn nói về F35. Ba nhà chế tạo tên lửa lớn nhất của phương Tây, gồm Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, và MBDA của châu Âu, muốn khoe ra sản phẩm mới nhất của họ trước công chúng, đặc biệt với những phái đoàn quân sự ăn mặc bảnh bao và mang theo chi phiếu trên tay đến thăm triển lãm từ khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?”

Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình

denglee

Nguồn: Michael Spence, “President Xi’s Singapore Lessons”, Project Syndicate, 19/11/2012

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào một thời điểm hệ trọng, giống như giai đoạn năm 1978, khi chính sách cải cách thị trường được Đặng Tiểu Bình khởi động đã mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới – và giai đoạn những năm đầu thập niên 1990, khi mà chuyến “Nam tuần” của Đặng Tiểu Bình đã tái khẳng định con đường phát triển của Trung Quốc.

Trong suốt giai đoạn này, những kinh nghiệm và bài học từ các quốc gia khác là rất quan trọng. Đặng Tiểu Bình được cho là đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi một chuyến thăm trước đó đến Singapore, nơi đã đạt được tăng trưởng nhanh chóng và thịnh vượng nhiều thập niên trước đó. Nắm bắt được thành công và hạn chế của các quốc gia đang phát triển đã luôn, và tiếp tục, là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển. Continue reading “Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình”

Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama

afghanistanwar

Nguồn: Brahma Chelleney, “Obama’s Bitter Afghan Legacy”, Project Syndicate, 14/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 15 năm kể từ ngày phát động, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang diễn ra ác liệt, khiến nó trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày nay, cuộc chiến này hầu như ít được thế giới chú ý tới. Chỉ những diễn tiến kịch tính, như vụ ám sát thủ lĩnh Taliban là Akhtar Mohammad Mansour bằng máy bay không người lái gần đây của Mỹ, mới được truyền hình đưa tin. Tuy nhiên, người dân Afghanistan tiếp tục mất mát bạn bè, hàng xóm, và con cái vì cuộc xung đột, như những gì đã xảy ra với họ kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, gây ra các cuộc di cư của người tị nạn vốn đưa cha mẹ của Omar Mateen, kẻ giết 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, đến nước Mỹ. Continue reading “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama”

Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm

Globe and China Flag for background

Nguồn: Mark Beeson, “China’s achieving hegemony is easier said than done”, East Asia Forum, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần lớn chúng ta chưa hề biết đến một thế giới nơi nước Mỹ không phải là cường quốc thống trị. Giờ đây mọi thứ đang bắt đầu trở nên tương đối khác. Không chỉ vì phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị mắc kẹt trong một đợt suy thoái kéo dài, mà còn vì xuất hiện một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dường như thành công hơn, dựa trên mẫu hình được gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.[1] Chính thực tế này, cùng với thành tích ấn tượng của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay, là điều đã dẫn đến kết luận đó, như Martin Jacques quả quyết, rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ ‘thống trị thế giới’. Continue reading “Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm”

Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?

South_China_Sea_Claims

Tác giả: Lý Lệnh Hoa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/07/2016, ông Tô Cách, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc có viết trên Thời báo Hoàn Cầu bài báo với tựa “Trung Quốc mới là nước tuân theo pháp luật ở Nam Hải”  [Việt Nam gọi là Biển Đông]. Đọc bài này, tôi cảm thấy nó có nội dung tương tự, giống hệt như bài báo đã đăng của ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc.

Cả hai vị Giám đốc này đều thiếu sự hiểu biết toàn diện tinh thần và lời văn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], thiếu nhận thức đúng đắn về sự nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cộng đồng hóa vận mệnh loài người thời nay. Nếu nghiêm chỉnh học tập Công ước thì hai vị sẽ hiểu rằng giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài về Nam Hải và các điều khoản của Công ước không hề có mâu thuẫn và xung khắc, mà nội dung hai văn bản này thông suốt với nhau. Continue reading “Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?”

Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II

vladimir-putin-759

Nguồn: Alexander Etkind, “Putin’s History Lessons”, Project Syndicate, 15/09/2009

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý thức hệ của Liên Xô từng luôn hướng về tương lai. Ngược lại, hệ tư tưởng chính thống của nước Nga ngày nay dường như chỉ tập trung nhìn về quá khứ.

Bài viết gần đây của Thủ tướng Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan nhằm tưởng niệm 60 năm ngày Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan đã thể hiện sự quyết tâm của ông nhằm khẳng định vai trò của Nga trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20. Bài viết đã phản ánh những vấn đề sâu sắc vẫn còn tồn đọng trong kỷ nguyên của Putin: đó là việc thiếu khả năng phân định giữa quá khứ của Liên Xô với hiện tại của nước Nga; một sự kết hợp bừa bãi giữa chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa xét lại lịch sử; và thái độ thờ ơ, gần như không chịu tiếp thu, đối với các giá trị dân chủ cốt lõi. Continue reading “Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II”

Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông

vn14

Nguồn: Koh Swee Lean Collin, “Vietnam’s Master Plan for the South China Sea“, The Diplomat, 04/02/2016

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển năng lực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đang được định hình. 

Trong nhiều năm, Việt Nam dần mua sắm thêm nhiều loại vũ khí để “làm mới” kho vũ khí vốn đã lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh, phần lớn mua từ Nga nhưng từ các nguồn khác cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt quân sự rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào các loại vũ khí nóng; mà năng lực phát hiện, theo dõi, và chỉ đường cho vũ khí tạo nên các yếu tố quan trọng khác. Nhận thức được điều này, bên cạnh việc tiếp tục mua thêm vũ khí, Hà Nội đã tiến hành những bước đi ban đầu, nhưng quan trọng, trong việc thiết lập một mạng ISR toàn diện. Continue reading “Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông”

26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez

suezcan

Nguồn: Egypt nationalizes the Suez Canal”, History.com (truy cập ngày 26/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1956, cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez vốn thuộc sở hữu của người Anh và người Pháp.

Kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ xuyên qua Ai Cập, được hoàn thành bởi các kỹ sư người Pháp vào năm 1869. Trong 87 năm sau đó, con kênh chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào con kênh trong vai trò một tuyến đường vận tải biển ít tốn kém cho dầu mỏ mua từ Trung Đông. Continue reading “26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez”

Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Chiến tranh Trăm năm kéo dài bao lâu?

100yw

Nguồn:How long was the Hundred Years’ War?“, History.com, 11/4/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một loạt các cuộc xung đột ngắt quãng giữa Pháp và Anh diễn ra trong suốt thế kỷ 14 và 15 đã không được gọi là “Chiến tranh Trăm năm” mãi cho đến năm 1823. Tương truyền, chiến tranh được cho là đã bắt đầu vào năm 1337 khi vua Pháp Philip VI cố gắng để giành lại Guyenne (một phần của vùng Aquitaine ở tây nam nước Pháp) từ tay vua Anh Edward III – người đã đáp lại bằng cách yêu sách ngai vàng nước Pháp. Cuộc chiến đã kéo dài cho đến năm 1453 khi người Pháp tuyên bố chiến thắng đối với vùng lãnh thổ tranh chấp trong trận Castillon. Theo cách tính này, Chiến tranh Trăm năm thực sự kéo dài 116 năm. Continue reading “Chiến tranh Trăm năm kéo dài bao lâu?”

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông

aseanchina

Nguồn: Chin Tong Liew & Wing Thye Woo, “A new playbook for China and ASEAN”, Project Syndicate, 15/07/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với luật pháp quốc tế và là một cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc về sự lấn lướt chiến lược của nước này ở Đông Nam Á. Trung Quốc nói rằng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không thấy bất an bởi phán quyết này.

Câu hỏi bây giờ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Liệu nước này sẽ thay đổi cách hành xử thường là hung hăng trong khu vực, hay sẽ tiếp tục nhìn Biển Đông chủ yếu qua lăng kính của cạnh tranh Trung – Mỹ? Nếu Trung Quốc cho rằng một Hoa Kỳ kiệt sức vì chiến tranh và không thích rủi ro sẽ tránh né xung đột, nước này có thể dễ dàng áp đặt những yêu sách ở Biển Đông bằng vũ lực. Continue reading “Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông”

Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

turkcoup

Nguồn: Dani Rodrik, “Turkey’s Baffling Coup”, Project Syndicate, 17/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc binh biến tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù thành công hay thất bại – đều theo một xu hướng có thể lường trước được ở nước này. Các nhóm chính trị – điển hình là những nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo – vốn bị các quân nhân nước này xem là đi ngược lại với tư tưởng về một nhà nước Thổ Nhĩ Kì thế tục của Kemal Atatürk, đang ngày càng nắm nhiều quyền lực. Căng thẳng leo thang thường đi kèm với bạo lực trên đường phố. Sau đó quân đội can thiệp và thực hiện thứ mà họ khẳng định là quyền hiến định nhằm khôi phục lại trật tự cũng như các nguyên tắc của một nhà nước thế tục. Continue reading “Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?

NDL

Nguồn: Andrew Chubb, “Did China just clarify the nine-dash line?”, East Asia Forum, 14/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau những tranh cãi bề nổi, phản hồi của chính quyền Trung Quốc trước vụ kiện trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuần này bao hàm nhiều chỉ dấu tích cực cho thấy Trung Quốc, dưới vỏ bọc quan điểm cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đang nhẹ nhàng đưa các yêu sách biển của mình vào khuôn khổ phù hợp với UNCLOS.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, được đưa ra nhằm phản hồi trực tiếp trước tòa trọng tài, ngụ ý mạnh mẽ rằng thực chất Trung Quốc không hề yêu sách các quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực biển trong đường chín đoạn. Cách hiệu quá rộng này đối với đường chín đoạn chưa bao giờ là một quan điểm chính sách chính thức [của Trung Quốc]. Tuy vậy, cách hiểu này lại là cơ sở của các động thái đáng lo ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là chương trình tuần tra và các hành động cưỡng chế dọc theo rìa của đường chín đoạn. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?”

24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện

machupc

Nguồn: “Machu Picchu discovered”, History.com (truy cập ngày 24/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1911, nhà khảo cổ học người Mỹ Hiram Bingham đã nhìn thấy Machu Picchu lần đầu tiên. Đây là một khu định cư của người Inca cổ đại ở Peru và bây giờ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới.

Nằm tách biệt ở vùng nông thôn nhiều núi đá về phía tây bắc thành phố Cuzco (Peru), Machu Picchu được tin là địa điểm nghỉ mát mùa hè dành cho các nhà lãnh đạo người Inca, những người mà nền văn minh của họ đã hầu như bị xóa sổ bởi những kẻ xâm lược Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16. Trong hàng trăm năm sau đó, sự tồn tại của nó là một bí mật mà chỉ những người nông dân sống trong khu vực biết đến. Tất cả điều đó đã thay đổi trong mùa hè năm 1911, khi Bingham đã đến với một nhóm nhỏ các nhà thám hiểm để tìm kiếm thành phố “bị thất lạc” nổi tiếng của người Inca. Continue reading “24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện”

Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?

JP babies

Nguồn:Why the Japanese are having so few babies“, The Economist, 23/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 6/2014, một quan chức địa phương ở tỉnh Aichi đã đưa ra một đề nghị táo bạo. Tomonaga Osada gợi ý rằng các nhà chức trách có thể phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng trẻ, những người sau đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh. “Mưu đồ” không chính thống của ông được rất ít người ủng hộ, nhưng nó phản ánh một mối quan ngại chung về bối cảnh nhân khẩu học của Nhật Bản. Năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn rất nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số, được dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu người xuống còn khoảng 87 triệu người vào năm 2060. Tại sao những người trẻ Nhật Bản lại miễn cưỡng trong việc sinh con như vậy? Continue reading “Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?”

Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn & Đặng Cẩm Tú

Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Continue reading “Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII”

Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc

scs11

Nguồn: Jerome A. Cohen, “Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China”, East Asia Forum, 11/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Truyền thông quốc tế đã dồn sự chú ý vào phán quyết ngày 12/07/2016 vốn được mong đợi từ lâu trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Các chiến dịch tuyên truyền và vận động ngoại giao dồn dập vừa qua của Trung Quốc càng làm vụ kiện được chú ý hơn. Tranh chấp liên quan đến ít nhất 15 vấn đề, trong đó nhiều điểm mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng điểm cơ bản của vụ kiện – là phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines hay không – khá rõ ràng. Tuy vậy, dường như vẫn còn nhiều hiểu nhầm xung quanh vấn đề này.

Chúng ta nên hiểu rằng đây không phải là quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đặt tại La Haye như nhiều báo chí đưa tin. Cơ quan này hỗ trợ hành chính cho phiên tòa trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa trọng tài UNCLOS, bao gồm năm chuyên gia hàng đầu thế giới về luật biển. Continue reading “Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc”

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

sigla_nato_1

Tác giả: Lê Thành Lâm

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được phát triển từ Hiệp ước Phòng thủ tập thể Brussels do Anh, Pháp và ba nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) ký tháng 3 năm 1948. Tổ chức này ra đời một phần do tâm lý lo sợ chiến tranh của các nước, nhất là sau cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Mục đích chính của NATO là ngăn chặn Liên Xô, bảo vệ an ninh và duy trì ổn định ở Tây Âu. Ngày 04/04/1949, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký ở Washington và chính thức có hiệu lực vào tháng 8/1949. 12 quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba nước Benelux, Ý, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len và Canada. Kể từ khi thành lập, NATO đã 6 lần mở rộng và hiện bao gồm 28 thành viên. Ngoài 12 thành viên ban đầu, các thành viên được kết nạp thêm gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary (1997), Bungari, Estonia, Litva, Latvia, Rumani, Slovakia, Slovenia (2004), Anbani và Croatia (2009).  Trụ sở chính của tổ chức được đặt tại thành phố Brussels (Bỉ). Continue reading “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”

Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ

thonhikydaochinh

Nguồn:After the coup, Turkey turns against America”, The Economist, 18/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí các quan chức chính phủ cáo buộc Mỹ dính líu vào âm mưu đảo chính.

Từ những năm 1960, bất cứ khi nào các tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy nắm quyền lực, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm. Sau cuộc đảo chính bất thành vào ngày 15 tháng 7 của một nhóm các tướng lĩnh cấp trung và các sĩ quan cấp thấp, phản xạ cũ lại xuất hiện trở lại. Bộ trưởng Lao động của Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, tuyên bố rằng Mỹ đứng đằng sau các nỗ lực lật đổ vị Tổng thống theo chủ nghĩa Hồi giáo của đất nước, Recep Tayyip Erdogan. (Ông mơ hồ trích dẫn những “hoạt động” của các tạp chí Mỹ giấu tên làm bằng chứng.) Các phương tiện truyền thông ủng hộ chính phủ thì sử dụng các thuyết âm mưu. Trong một bài báo trên nhật báo Yeni Safak, Aydin Unal, một nghị sĩ Đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan, cho rằng các sĩ quan quân đội Mỹ đã tham gia vào đảo chính. Trong những thập niên trước, những cáo buộc như thế có thể bị bỏ qua. Nhưng lần này chúng là một phần của một cuộc khủng hoảng ngoại giao ngày càng nghiêm trọng hơn. Continue reading “Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ”