28/03/1969: Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower qua đời

Nguồn:Eisenhower dies,” History.com (truy cập ngày 28/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 3 năm 1969, Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, một trong những tướng lĩnh quân đội Mỹ được kính trọng nhất trong Thế chiến II, qua đời ở tuổi 78 tại Washington, DC.

Sinh ra ở Denison, Texas năm 1890, Eisenhower tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ năm 1915, và sau Thế chiến I, ông dần thăng tiến trong hàng ngũ quân đội Mỹ dưới thời bình. Sau khi Mỹ tham gia Thế chiến II, ông được bổ nhiệm làm tướng tư lệnh mặt trận hành quân châu Âu và giám sát lực lượng quân đội Mỹ tại Vương quốc Anh. Năm 1942, Eisenhower, dù chưa bao giờ trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường, được giao nhiệm vụ phụ trách Chiến dịch Bó đuốc (Operation Torch), cuộc đổ bộ của liên quân Mỹ-Anh lên Morocco và Algérie. Continue reading “28/03/1969: Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower qua đời”

Đương đầu với một nước Nga xét lại

russia-east

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Taking on Revisionist Russia,” Project Syndicate, 09/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với một số quốc gia, thất bại trên mặt trận quân sự hay chính trị là không thể chấp nhận và vô cùng nhục nhã, đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì mà họ xem là một trật tự quốc tế bất công. Một đất nước theo chủ nghĩa xét lại như vậy là Ai Cập, quốc gia đã quyết tâm đảo ngược thất bại của mình trước Israel năm 1967 và giành lại Bán đảo Sinai. Cuối cùng Ai Cập cũng đạt được mục đích này, nhưng chỉ sau khi Tổng thống Anwar Sadat theo đuổi một chiến lược hòa bình bằng chuyến công du lịch sử đến Jerusalem. Tuy nhiên, trường hợp đáng lo ngại nhất vẫn là nước Đức trong những năm 1930, quốc gia đã xé vụn trật tự châu Âu sau Thế chiến I thành từng mảnh. Continue reading “Đương đầu với một nước Nga xét lại”

27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Nguồn:Khrushchev becomes Soviet premier,” History.com (truy cập ngày 27/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 27 tháng 3 năm 1958, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) thay cho Nikolai Bulganin, trở thành lãnh đạo đầu tiên đồng thời nắm giữ hai chức vụ chủ chốt của Liên Xô sau Joseph Stalin.

Khrushchev, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ukraina năm 1894, làm công nhân mỏ cho đến khi gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1918. Năm 1929, ông tới Moskva và liên tục thăng tiến trong hàng ngũ Đảng, đến năm 1938 trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina. Ông trở thành phụ tá thân cận của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô từ năm 1924. Năm 1953, Stalin qua đời, và Khrushchev đã phải vật lộn với người kế nhiệm được chọn của Stalin là Georgy Malenkov để giành vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản. Khrushchev đã thắng cuộc đua quyền lực đó, còn Malenkov được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, một vị trí mang tính hình thức hơn. Năm 1955, Nikolai Bulganin, ứng cử viên do chính tay Khrushchev chọn, lên thay Malenkov. Continue reading “27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”

Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

26/03/1975: Giải phóng thành phố Huế

20150311143718551_thoi-khac-lich-su-cua-dat-nuoc-nam-1975-1_wh700_466

Nguồn:Hue falls to the communists,” History.com (truy cập ngày 26/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 26 tháng 3 năm 1975, quân đội Bắc Việt giải phóng Huế, thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam. Huế là thành phố lớn nhất rơi vào tay quân đội cộng sản khi đó trong chiến dịch tấn công mới của họ. Chiến dịch bắt đầu từ tháng 12 năm 1974, khi Bắc Việt tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Phước Long, một tỉnh nằm ở phía Bắc Sài Gòn, sát biên giới Campuchia. Quận lỵ Phước Bình thất thủ hôm mùng 6 tháng 1 năm 1975.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ viện trợ cho miền Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, Nixon đã từ chức (sau vụ Watergate) trước khi Phước Long thất thủ, và người kế nhiệm ông, Tổng thống Gerald Ford, đã không thể thuyết phục được Quốc hội thực hiện những lời hứa của Nixon đối với Sài Gòn. Continue reading “26/03/1975: Giải phóng thành phố Huế”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời

_69387384_69387008

Nguồn:Common Market founded,” History.com (truy cập ngày 24/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg đã ký một hiệp ước tại Roma, thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi là Thị trường chung (Common Market). Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1958, EEC là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của châu Âu.

Đến năm 1950, những thế kỷ châu Âu chiếm ưu thế trên thế giới rõ ràng là đã đến hồi kết thúc. Các thị trường quốc gia của châu Âu, vốn tách biệt với nhau bởi những quy định pháp luật về thương mại cổ xưa, không còn phù hợp với thị trường khổng lồ mà Hoa Kỳ được hưởng. Và từ phía Đông của châu Âu, Liên Xô đang dần nổi lên với các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ huy những nguồn lực kinh tế khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn dưới một chế độ độc đảng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng sợ rằng các cuộc xung đột giữa các quốc gia châu Âu có truyền thống thù địch như Pháp và Đức sẽ nối lại và làm suy yếu các nền kinh tế châu Âu hơn nữa. Continue reading “25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)

china-anti-satellite-missile-test-cartoon

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Giữa tháng ba, Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Thông tin này gây nhiều chú ý không đơn thuần về vấn đề thứ hạng, mà còn về những tác động lớn hơn trong tương lai đối với thị trường vũ khí và môi trường an ninh toàn cầu.

Từ trước tới nay, Trung Quốc nổi tiếng là nhà cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ hàng đầu (chủ yếu là các loại súng và pháo). Tuy nhiên nước này, và cả Ấn Độ, đang nổi lên như là những cường quốc xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới, bao gồm cả các hệ thống vũ khí hạng nặng, kỹ thuật cao. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)”

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

640px-Aviano_f-15

Nguồn:NATO bombs Yugoslavia,” History.com (truy cập ngày 22/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc không kích nhằm vào Nam Tư, tấn công các căn cứ quân sự của Serbia ở tỉnh Kosovo. Cuộc tấn công của NATO nhằm đáp trả làn sóng thanh lọc sắc tộc của các lực lượng Serbia chống lại người Albania ở Kosovo hôm 20 tháng 3.

Vùng Kosovo nằm ở trung tâm đế chế Serbia cuối thời Trung Cổ, nhưng rồi rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ dưới đế chế Ottoman năm 1389 sau thất bại của người Serbia trong Trận Kosovo. Tới lúc người Serbia giành lại quyền kiểm soát Kosovo từ tay Thổ Nhĩ Kỳ năm 1913 thì số người Serbia ở lại đã bị người Albania áp đảo (về số lượng). Năm 1918, Kosovo chính thức trở thành một tỉnh của Serbia, nó tiếp tục đóng vai trò như vậy sau khi lãnh đạo cộng sản Josip Broz Tito thành lập Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư năm 1945, bao gồm các nước vùng Balkan là Serbia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Slovenia, và Macedonia. Tuy nhiên, Tito cuối cùng cũng trao quyền tự chủ cho Kosovo, và sau năm 1974, Kosovo thực tế đã tồn tại như một nhà nước độc lập, chỉ trừ cái tên. Continue reading “24/03/1999: NATO không kích Nam Tư”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

Nới lỏng định lượng là gì?

20101106_fnd001

Nguồn:What is quantitative easing?The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khởi động chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE) vốn được chờ đợi từ lâu, bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào số các khoản nợ tư nhân mà nó đã mua trước đây. Tới ít nhất là tháng 9 năm 2016, khối lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỉ euro (gần 14 tỉ đô la Mỹ) lên đến 60 tỉ euro. ECB chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất ủng hộ chương trình nới lỏng định lượng. Hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế giàu có đã bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Đại suy thoái, và một số, ví dụ như Ngân hàng Nhật Bản, vẫn đang áp dụng phương pháp này. Nhưng chính xác thì nới lỏng định lượng là gì, và nó hoạt động ra sao? Continue reading “Nới lỏng định lượng là gì?”

23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý

Bundesarchiv_Bild_146-1969-065-24,_Münchener_Abkommen,_Ankunft_Mussolini

Nguồn:Mussolini founds the Fascist party,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Benito Mussolini, cựu binh Thế chiến I và nhà xuất bản của nhiều tờ báo Xã hội, đã rời bỏ Đảng Xã hội Ý và thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu mới của Mussolini ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý, có đồng phục là áo sơ mi đen, và phát động một chương trình khủng bố và đe dọa chống lại những đối thủ cánh tả của nó.

Tháng 10 năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma, và Vua Emmanuel III, người chẳng mấy tin vào chính phủ nghị viện Ý, đã đề nghị Mussolini thành lập một chính phủ mới. Ban đầu, Mussolini, người được bổ nhiệm làm Thủ tướng đứng đầu một nội các có ba phần tư thành viên thuộc Đảng Phát xít, đã hợp tác với Quốc hội, nhưng sau đó với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo của mình, Mussolini nhanh chóng trở thành nhà độc tài của nước Ý. Năm 1924, cuộc nổi dậy của phe Xã hội bị dập tắt, và tháng 1 năm 1925, một nhà nước Phát xít chính thức được tuyên bố, với Mussolini là Il Duce, hay “Nhà lãnh đạo.” Continue reading “23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới

27941.preview

Nguồn:Equal Rights Amendment passed by Congress,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 3 năm 1972, Tu chính về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) được Thượng viện Mỹ thông qua và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

Được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923, Tu chính về Quyền bình đẳng mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Hơn bốn thập niên sau, sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền trong cuối những năm 1960 đã mang nó tới Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971. Tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang. Continue reading “22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”

21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực

code-civil-napoleon

Nguồn:Napoleonic Code approved in France,” History.com (truy cập ngày 20/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 3 năm 1804, sau 4 năm thảo luận và lập kế hoạch, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đã phê chuẩn một khuôn khổ luật định mới cho nước Pháp, được biết đến dưới tên gọi Bộ luật Napoléon (hay Bộ luật Dân sự Pháp). Nó đem đến cho nước Pháp hậu cách mạng tư sản bộ luật thống nhất đầu tiên đề cập đến tư hữu, các vấn đề thuộc địa, gia đình, và các quyền cá nhân.

Năm 1800, tướng Napoléon Bonaparte, nhà chuyên chính mới của Pháp, bắt đầu nhiệm vụ đầy khó khăn là sửa đổi hệ thống pháp luật rắc rối và lạc hậu của nước này. Ông cho thành lập một ủy ban đặc biệt, đứng đầu là Jean-Jacques-Régis de Cambacérès, ủy ban này đã nhóm họp hơn 80 lần để bàn về những sửa đổi pháp lý mang tính cách mạng, và Napoléon đã chủ trì gần một nửa trong số đó. Tháng 3 năm 1804, Bộ luật Napoléon cuối cùng cũng được thông qua. Continue reading “21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực”