Thế giới hôm nay: 16/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống chuyên chế đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan đang dẫn trước đối thủ Kemal Kilicdaroglu sau vòng bỏ phiếu đầu của cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Không ứng viên nào đạt được ngưỡng 50% cần thiết để tránh vòng hai, nhưng ông Erdogan giành được 49,5% số phiếu trong khi ông Kilicdaroglu, người đại diện cho liên minh các đảng đối lập, nhận 44,9%. Cuộc bầu cử giờ đây sẽ lần đầu tiên đi vào vòng hai vào ngày 28 tháng 5. Kết quả của ông Erdogan tốt hơn các cuộc thăm dò dư luận, vốn ghi nhận ông Kilicdaroglu dẫn trước đáng kể trong những ngày tranh cử cuối cùng.

Ủy ban châu Âu chấp thuận vụ sáp nhập trị giá 69 tỷ đô la của Microsoft với Activision Blizzard — trái ngược với quyết định ngăn chặn của cơ quan giám sát cạnh tranh của Mỹ và Anh. Uỷ viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU đã phê duyệt thỏa thuận này với điều kiện Microsoft vẫn cung cấp game của Activision trên các nền tảng khác. Vụ kiện của Microsoft tại Mỹ sẽ được giải quyết tại tòa vào tháng 8, và công ty cho biết họ có kế hoạch kháng cáo phán quyết của Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/05/2023”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 15/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volodymyr Zelensky đến Đức, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông tới nước này kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc gặp với thủ tướng Olaf Scholz, tổng thống Ukraine cảm ơn Đức vì đã trở thành một “người bạn thực sự” và nói rằng với sự hỗ trợ nhiều hơn của phương Tây, thất bại của Nga là “không thể đảo ngược.” Chính phủ Đức đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 2,7 tỷ euro (2,95 tỷ USD) cho Ukraine trước khi ông đến. Trước đó, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Rome. Mặc dù một số thành viên trong liên minh cánh hữu của bà bày tỏ quan điểm ủng hộ Điện Kremlin, bà Meloni đã cam kết chính phủ bà hỗ trợ Ukraine.

Người Thổ Nhĩ Kỳ đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Thăm dò ý kiến cho thấy vị đương kim tổng thống độc đoán, Recep Tayyip Erdogan, có thể sẽ thua trước Kemal Kilicdaroglu, nhân vật đại diện của một liên minh các đảng phái. Với khoảng 80% số phiếu đã kiểm, truyền thông nhà nước nói ông Erdogan đang dẫn trước, một tuyên bố bị các nhân vật đối lập bác bỏ. Cuộc bầu cử sẽ không phải đi tiếp vào vòng hai cuối tháng này nếu một ứng viên có được hơn 50% số phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/05/2023”

Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s messaging machine tamps down Taiwan war hype,” Nikkei Asia, 11/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên truyền kiểu chiến lang đã trở nên “quá hiệu quả,” khiến các quan chức bất an.

Một cuộc thảo luận đáng chú ý đang diễn ra trên mạng Internet ở Trung Quốc, nơi kiểm duyệt ngày càng được siết chặt mỗi năm, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Nhưng đột nhiên, lệnh cấm tranh luận nhiều chiều về việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực dường như đã được dỡ bỏ.

Một quan điểm trái ngược, thậm chí bị coi là cấm kỵ, đã bất ngờ được phép xuất hiện, cho rằng quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào lúc này sẽ là phi thực tế và thậm chí còn nguy hiểm. Continue reading “Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan”

14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp

Nguồn: Constitutional Convention delegates begin to assemble, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1787, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ (Constitutional Convention) đã bắt đầu tập hợp tại Philadelphia để thực hiện một nhiệm vụ khó khăn: lật đổ chính phủ mới của Mỹ một cách hòa bình theo quy định của Các điều khoản Hợp bang (Article of Confederation). Dù hội nghị dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 14/05, nhưng James Madison đã báo cáo rằng chỉ có một số lượng nhỏ đại biểu có mặt, nên hội nghị đã phải lùi lại cho đến ngày 25/5, khi đại biểu của các bang tham gia—Massachusetts, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina và Georgia—xuất hiện đông đủ. Continue reading “14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”

13/05/1846: Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Mexico

Nguồn: U.S. Congress declares war on Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1846, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo ủng hộ yêu cầu của Tổng thống James K. Polk, tuyên chiến với Mexico do tranh chấp về Texas.

Lo ngại nguy cơ chiến tranh, Mỹ đã kiềm chế không sáp nhập Texas sau khi bang này giành được độc lập từ Mexico vào năm 1836. Nhưng vào năm 1844, Tổng thống John Tyler đã tái khởi động các cuộc đàm phán với Cộng hòa Texas, mà đỉnh điểm là Hiệp ước Sáp nhập Texas. Continue reading “13/05/1846: Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Mexico”

Chuyển động Quốc Phòng (5/5 – 11/5/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 12/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Pakistan tuyên bố vụ bắt giữ hôm thứ Ba đối với cựu thủ tướng Imran Khan là bất hợp pháp và ra lệnh thả ông ngay lập tức. Ông Khan sẽ xuất hiện trước Tòa án Tối cao Islamabad vào thứ Sáu. Trước đó, ông bị cơ quan chống tham nhũng của đất nước bắt giữ trong một vụ án gian lận đất đai (ông phủ nhận hành vi sai trái). Chính quyền Pakistan cũng đã bắt giữ ba thành viên cấp cao khác trong đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf của ông Khan. Pakistan đang bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình phản đối vụ bắt giữ.

Một trong 4 ứng viên tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ đã rút lui vì bê bối, ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu ngày 14/5. Việc Muharrem Ince rút lui có thể củng cố sự ủng hộ dành cho Kemal Kilicdaroglu, nhân vật đối lập chính của Recep Tayyip Erdogan, tổng thống đương nhiệm. Thăm dò do hãng nghiên cứu Konda Arastirma công bố cho thấy ông Erdogan kém ông Kilicdaroglu hơn 5 điểm phần trăm vào đầu tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/05/2023”

Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam

Nguồn: Derek Grossman, “Biden Hopes for Vietnam Breakthrough,” Foreign Policy, 09/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn, nhưng đó là một quá trình phức tạp.

Trong buổi lễ đón Tết Nguyên Đán năm 2011 được tổ chức tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khi đó là Lê Công Phụng đã khiến cử tọa ngạc nhiên khi tuyên bố rằng hai nước sẽ nâng quan hệ lên mức “đối tác chiến lược.” Tất nhiên, các cụm từ mô tả quan hệ đối tác thường rất mơ hồ. Nhưng từ những gì chúng ta biết về ngoại giao Việt Nam, định nghĩa của Hà Nội về quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, mà còn biểu hiện những lợi ích chiến lược cụ thể, hai bên cùng có lợi, và mang tính dài hạn. Continue reading “Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam”

11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles

Nguồn: Germans prepare to protest Versailles Treaty terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong tuần lễ thứ hai của tháng 5, phái đoàn Đức đến tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles, được triệu tập tại Paris sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bắt đầu xem xét nội dung của Hiệp ước Versailles, được đại diện của các nước chiến thắng soạn thảo từ nhiều tháng trước đó, và chuẩn bị để phản đối những gì họ coi là sự đối xử bất công, khắc nghiệt. Continue reading “11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles”

Thế giới hôm nay: 11/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức 4,9% trong tháng 4 so với một năm trước, thấp hơn một chút so với dự đoán của hầu hết các nhà kinh tế. Mặc dù thấp hơn nhiều so với mức 9,1% của tháng 6 năm ngoái, con số này vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang. Trước đó vào hôm 3 tháng 5, Fed đã công bố lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Các chiến binh Palestine đã bắn 270 quả rocket vào Israel từ dãy Gaza để trả đũa các cuộc không kích của Israel, vốn làm 21 người Palestine thiệt mạng kể từ thứ Ba. Vụ việc đánh dấu lần leo thang khốc liệt nhất trong chín tháng qua. Hầu hết các tên lửa đều bị đánh chặn hoặc rơi vào khu vực không người ở, nhưng có ba tên lửa rơi xuống các địa điểm đô thị. Đúng lúc tiếng còi báo động không kích vang lên ở Israel, một kênh truyền hình nhà nước của Ai Cập lại đưa tin có ngừng bắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/05/2023”

Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Singapore là một thành phố trên đảo, đất hẹp người đông: hơn 5,4 triệu dân sống trên diện tích 707 km2, mật độ dân lên tới 7058 người mỗi km2, cao hàng đầu thế giới. So với Hà Nội mới mở rộng thì Singapore có số dân bằng 80% mà diện tích chỉ bằng 21,2%. Nhà nước phải dùng cách lấp biển để mở rộng lãnh thổ từ 581,5 km2 hồi thập niên 1960 lên tới như hiện nay và đến năm 2030 sẽ đạt 800 km2. Thời kỳ mới lập quốc, 40% dân sống trong các nhà tạm, nhà ổ chuột

Không gian sống chật hẹp, đất quý hơn vàng. Vấn đề nhà ở của dân từng có thời là nhân tố ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì thế chính phủ nước này coi việc giải quyết nhà ở cho dân là nhiệm vụ ưu tiên số một; nhà nước bảo đảm xây dựng đủ nhà cho dân ở. Continue reading “Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở”

Thế giới hôm nay: 10/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã tuyên Donald Trump phải chịu trách nhiệm cho hành vi lạm dụng tình dục và phỉ báng nhà văn E. Jean Carroll. Bà Carroll, người đã khởi kiện cựu tổng thống, sẽ được bồi thường thiệt hại 5 triệu USD. Song bồi thẩm đoàn bác bỏ cáo buộc hiếp dâm. Ông Trump, người sẽ ra tái tranh cử tổng thống vào năm 2024, đang đối mặt hơn chục cáo buộc về hành vi sai trái tình dục trong những năm qua (ông phủ nhận tất cả). Đây là vụ đầu tiên được bồi thẩm đoàn ủng hộ.

Biểu tình bùng nổ ở một số thành phố Pakistan sau khi cựu thủ tướng Imran Khan bị lực lượng chống tham nhũng của nước này bắt giữ bên ngoài một tòa án ở thủ đô Islamabad. Đoạn phim do đảng chính trị của ông Khan, Pakistan Tehreek-e-Insaf, công bố cho thấy lực lượng bán quân sự dẫn ông vào một chiếc xe bọc thép. Kể từ khi bị phế truất hồi năm ngoái, ông Khan đã tích cực vận động phản đối người kế nhiệm Shehbaz Sharif và kêu gọi bầu cử sớm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/05/2023”

Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?

Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.

Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. Continue reading “Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?”

09/05/1960: FDA cho phép sử dụng thuốc tránh thai

Nguồn: FDA approves “the pill”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn loại thuốc tránh thai được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới —Enovid-10, do Công ty G.D. Searle ở Chicago, Illinois sản xuất. Continue reading “09/05/1960: FDA cho phép sử dụng thuốc tránh thai”

Thế giới hôm nay: 09/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga liên tiếp không kích các thành phố Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev. Các cuộc tấn công diễn ra đúng thời điểm Điện Kremlin chuẩn bị kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào thứ Ba, ngày lễ đánh dấu chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến 2. Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết Nga đã tăng cường tấn công Bakhmut nhằm nỗ lực chiếm thị trấn trước thứ Ba. Nhóm đánh thuê Wagner của Nga dường như đã quyết định không rút khỏi Bakhmut sau khi được Điện Kremlin hứa cung cấp thêm đạn dược.

Các ngân hàng khu vực của Mỹ tiếp tục phục hồi từ đà giảm giá cổ phiếu sau khi JPMorgan Chase tiếp quản First Republic hôm 1 tháng 5. Cổ phiếu của PacWest, một ngân hàng California, tăng gần 30% khi thị trường mở cửa vào thứ Hai; trước đó họ đã cắt giảm mạnh cổ tức vào thứ Sáu. Cổ phiếu của Zions và Western Alliance cũng tăng điểm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/05/2023”

Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “Even China Isn’t Convinced It Can Replace the U.S.,” New York Times, 04/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện nay, ở Washington đang có một quan điểm ngày càng vững chắc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới và tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh phi tự do của mình.

Tất nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy những nỗi sợ này qua việc phát triển quân đội, hợp tác với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù, thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ, và dựa vào những luận điệu của riêng mình. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thề sẽ chặn đứng những gì ông coi là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” Trung Quốc, và đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ chiến thắng”. Continue reading “Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ”

Thế giới hôm nay: 08/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên đoàn Ả Rập vừa bỏ phiếu cho Syria, nước bị đình chỉ tư cách thành viên từ năm 2011, tái gia nhập khối tại cuộc họp khẩn ở Ai Cập. Liên đoàn cũng thảo luận về nội chiến ở Sudan. Các nước láng giềng của Syria đã bình thường hóa quan hệ với nước này trong những tháng gần đây. Ả Rập Saudi, quốc gia sẽ tổ chức cuộc họp dự kiến của Liên đoàn vào ngày 19 tháng 5, gần đây thừa nhận những nỗ lực bài xích nhà độc tài Bashar al-Assad của họ đều không thành công.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo rằng Quốc hội có thể tạo ra “khủng hoảng hiến pháp” nếu không tăng trần nợ, vốn có thể bị thủng ngay ngày 1 tháng 6. Đảng Cộng hòa đang yêu cầu cắt giảm chi tiêu liên bang để đổi lấy việc nâng trần nợ chính phủ. Các quan chức của tổng thống Joe Biden đã cân nhắc viện dẫn một tu chính án để bỏ qua quốc hội trong trường hợp đàm phán, vốn bắt đầu vào thứ Ba, đi vào bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/05/2023”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc

Chữ Hán ra đời vào khoảng năm 1300 TCN tại Trung Quốc, với hình thái đầu tiên là chữ Giáp Cốt, tức chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật. Người Trung Quốc xưa nay có truyền thống coi chữ Hán là biểu tượng, là đại diện, là vật mang văn hoá truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, chữ Hán được tôn thờ như một báu vật của nền văn minh Trung Hoa.

Chữ Hán có tính biểu ý, tách rời tiếng nói, đặc điểm đó cho phép những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể dùng chữ Hán như một thứ chữ viết chung để giao lưu với nhau. Trung Quốc đất rộng người đông, dân địa phương nào nói tiếng địa phương ấy (phương ngữ), nghe không hiểu nhau, nay cả nước có thể dùng chữ Hán viết ra để hiểu nhau. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc”