Thế giới hôm nay: 09/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk của Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine hiện chỉ kiểm soát vùng ngoại ô của Severodonetsk, thành phố công nghiệp đang là tiền tuyến trong cuộc chiến tranh với Nga. Ông Serhiy Haidai cho biết thành phố bị pháo kích không ngừng, đồng thời dự đoán Nga sẽ tăng cường bắn phá Lysychansk gần đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel giai đoạn 2005-2021 đã bảo vệ các quyết sách của bà trước Vladimir Putin. Bà Merkel đã bị chỉ trích vì thúc đẩy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nhằm kết nối Đức và Nga; bà cho rằng thương mại với Nga “không thể bị bỏ qua.” Bà giữ nguyên quan điểm phản đối kế hoạch đưa Gruzia và Ukraine vào NATO hồi năm 2008, vì làm vậy chẳng khác gì một “lời tuyên chiến”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2022”

Thế giới hôm nay: 08/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói “thế bế tắc không phải là một lựa chọn” trong cuộc chiến tranh với Nga, và Ukraine phải giành lại “toàn bộ” lãnh thổ của mình. Ông cũng cho biết NATO nên mời Ukraine tham gia, dù trước đó chính ông thừa nhận Ukraine không thể trở thành thành viên của liên minh này. Nga kịch liệt phản đối việc Ukraine trở thành thành viên NATO.

Ngân hàng Thế giới hạ 1,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống 2,9%. Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” của ngân hàng cảnh báo thế giới đang bước vào “thời kỳ tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng” sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga “làm trầm trọng” suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2022”

Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh

Nguồn: Erik Lin-Greenberg và Theo Milonopoulos, “Boots on the Ground, Eyes in the Sky”, Foreign Affairs, 30/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vệ tinh thương mại đã làm đảo lộn xung đột như thế nào?

Vài ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước Nghị viện Châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Cùng ngày hôm đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã lên Twitter để đưa ra một lời cầu xin hướng đến nhóm đối tượng cụ thể hơn – nhưng không kém phần khẩn cấp — là các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị của các công ty vệ tinh thương mại. Cụ thể, Fedorov đã kêu gọi một số công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao “theo thời gian thực” cho các lực lượng vũ trang Ukraine để hỗ trợ họ chống lại cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh”

07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California

Nguồn: Ronald Reagan nominated for governor of California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, cựu diễn viên Ronald Reagan đã nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa cho chức thống đốc California. Ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 cùng năm và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 02/01/1967. Nhiệm kỳ thống đốc “Tiểu bang Vàng” của Reagan đã mang lại cho ông sự tín nhiệm trong vai trò nhà lãnh đạo chính trị, mở đường cho chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.

Reagan sinh ra ở Illinois và từng có thời gian làm công nhân xây dựng, nhân viên cứu hộ, và phát thanh viên trước khi trở thành diễn viên. Vị trí lãnh đạo chính trị đầu tiên của ông là chủ tịch Nghiệp đoàn Diễn viên Điện ảnh (1947-1952). Thật ra, ban đầu ông là thành viên Đảng Dân chủ, nhưng do ngày càng không hài lòng với các chính sách Kinh tế Mới (New Deal) nên đã chuyển sang Đảng Cộng hòa vào năm 1960. Continue reading “07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California”

Thế giới hôm nay: 07/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Với tỉ lệ 211-148, đảng Bảo thủ đã không đạt đủ phiếu cần để miễn nhiệm ông Johnson khỏi vị trí lãnh đạo đảng. Song nó gây nhiều thiệt hại cho ông. Ít nhất 54 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã gửi thư mật để kích hoạt cuộc bỏ phiếu. Một cuộc khảo sát các đảng viên Bảo thủ của trang web ConservativeHome cũng cho thấy đa số ủng hộ việc loại bỏ ông Johnson. Jeremy Hunt, người được coi là ứng cử viên kế nhiệm ông Johnson, đã cho biết sẽ bỏ phiếu chống lại thủ tướng, tương tự là Douglas Ross, lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Scotland.

Trong một chuyến công tác hiếm hoi ra ngoài thủ đô Kyiv, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm hai thành phố gần tiền tuyến ở vùng Donbas. Cụ thể, ông đã đến Lysychansk ngay phía nam của Severodonetsk, nơi quân Ukraine đang giao tranh ác liệt, và Soledar. Người Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công trên toàn bộ khu vực trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2022”

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent,” Nikkei Asia, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Continue reading “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

Thế giới hôm nay: 06/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk cho biết Severodonetsk hiện đã bị chia đôi “ít nhiều” giữa quân đội Ukraine và Nga. Có thông tin cho thấy 70% thành phố chiến lược này đã bị Nga chiếm, nhưng Ukraine đã phản công. Trong khi đó, thủ đô Kyiv ghi nhận vài vụ nổ vào đầu giờ sáng Chủ nhật.

Emmanuel Macron nhấn mạnh Vladimir Putin không nên bị “làm nhục” ở Ukraine, dù ông cũng nói tổng thống Nga đã mắc sai lầm “lịch sử” khi xâm lược nước láng giềng. Tổng thống Pháp, người đã dành hàng trăm giờ nói chuyện với Putin, muốn để ngỏ khả năng ngoại giao nhằm kết thúc chiến tranh. Đáp lại, ngoại trưởng Ukraine nói ông Macron có thể làm bẽ mặt nước Pháp và chỉ có “đưa Nga về đúng vị trí của họ” mới đem lại hòa bình. Sau đó, ông Putin đe dọa sẽ tấn công các mục tiêu tới nay chưa bị nhắm đến nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2022”

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Continue reading “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS

Nguồn: First scientific report on AIDS is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) đã xuất bản một bài nghiên cứu trong Báo cáo Hàng tuần về Bệnh tật và Tử vong (Morbidity and Mortality Weekly Report, MMWR) trong đó mô tả năm trường hợp nhiễm trùng phổi hiếm gặp, PCP, ở những người đồng tính nam vốn trẻ tuổi, khỏe mạnh ở Los Angeles. Dù lúc đó người ta vẫn chưa hiểu rõ, nhưng bài báo này đã mô tả những ảnh hưởng của bệnh AIDS. Ngày nay, báo cáo của MMWR thường được coi là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng AIDS. Continue reading “05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

04/06/1916: Chiến dịch Brusilov

Nguồn: Brusilov Offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Trận Lutsk đã đánh dấu khởi đầu của Chiến dịch Brusilov, chiến dịch tấn công lớn nhất và thành công nhất của quân phe Hiệp ước trong Thế chiến I.

Khi thành phố-pháo đài Verdun, Pháp, bị quân Đức bao vây vào tháng 02/1916, người Pháp đã đề nghị hai thành viên phe Hiệp ước còn lại, Anh và Nga, tiến hành tấn công vào các khu vực khác để buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực cũng như sự chú ý của họ khỏi chiến trường Verdun. Trong khi người Anh còn đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công mà họ dự kiến sẽ phát động gần sông Somme vào đầu tháng 7, thì người Nga đã có phản ứng nhanh hơn – một cuộc tấn công thất bại vào tháng 3 tại Hồ Narocz, trong đó lính Nga bị quân Đức tàn sát hàng loạt mà không mang lại tác động đáng kể nào đối với tình hình Verdun. Tuy nhiên, Nga còn âm mưu một cuộc tấn công nghi binh khác ở khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông, gần Vilna (thuộc Ba Lan ngày nay). Continue reading “04/06/1916: Chiến dịch Brusilov”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

Thế giới hôm nay: 03/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga cáo buộc Mỹ “cố tình đổ thêm dầu vào lửa” khi hứa viện trợ tên lửa dẫn đường chính xác cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự 700 triệu USD mới đây. Điện Kremlin nói động thái này khiến Ukraine không còn sẵn sàng đàm phán hòa bình. Trước đó vào hôm thứ Tư, Đức cũng cam kết gửi một hệ thống phòng không tiên tiến của mình tới Ukraine. Trong khi đó trên thực địa, quân Nga đã kiểm soát khoảng 70% thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine, theo thống đốc khu vực. Ở một diễn biến khác, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố khoảng 200.000 trẻ em Ukraine đã bị cưỡng bức đưa vào lãnh thổ Nga kể từ đầu cuộc chiến.

Tổng thống Joe Biden dự kiến ​​sẽ kêu gọi luật kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn trong bài phát biểu của ông vào tối thứ Năm. Đây là phản ứng của ông sau ba vụ xả súng hàng loạt chỉ trong vòng 18 ngày — ở Buffalo, New York; Uvalde, Texas; và Tulsa, Oklahoma – khiến 35 người thiệt mạng. Hiện một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang tìm cách tiến đến một thỏa thuận kiểm soát súng, song việc hầu hết các đảng viên Cộng hòa phản đối đồng nghĩa khó có thể có đột phá nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2022”

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thế giới hôm nay: 02/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa có tầm bắn 50 dặm (80 km), trong một phần của gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD. Để được nhận loại vũ khí này, các quan chức cấp cao của Ukraine đã phải hứa với Mỹ là sẽ không bắn vào bên trong lãnh thổ Nga. Trong một bài viết trên tờ New York Times, Joe Biden cho biết ông không muốn xảy ra chiến tranh giữa NATO và Nga hay có ý định lật đổ Vladimir Putin. Mục tiêu của Mỹ là một Ukraine “dân chủ, độc lập” với các phương tiện đủ để “tự vệ trước hành động xâm lược.”

Quân Nga ngày càng chiếm được nhiều phần của thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine. Quân đội Ukraine nói Nga đang nã pháo vào các khu vực xung quanh. Hôm thứ Ba, thống đốc tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine cho biết Nga đã bắn trúng một xe bồn chứa đầy axit nitric ở Severodonetsk. Hậu quả là người dân được yêu cầu tìm nơi trú ẩn để tránh nhiễm độc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2022”

Thế giới hôm nay: 01/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine sẽ bắt đầu truy tố 80 tội phạm chiến tranh người Nga trong số 600 người bị nước này liệt vào danh sách, theo tổng công tố viên Iryna Venediktova. Bà cũng cho biết Estonia, Latvia và Slovakia sẽ tham gia một cuộc điều tra quốc tế về tội ác chiến tranh vốn được Litva và Ba Lan khởi động từ tháng 3. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tấn công khu vực Donbas ở miền đông và đã chiếm được “khoảng một nửa” thành phố Severodonetsk, theo giới chức địa phương.

Giá dầu tăng sau khi Liên minh châu Âu đồng ý cấm vận một phần đối với dầu Nga. Thỏa thuận tạm thời cho phép dầu đi qua đường ống dẫn nhằm xoa dịu Hungary, quốc gia luôn phản đối lệnh cấm vì nó làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của họ. Dù vậy, lệnh cấm vẫn tác động tới 2/3 lượng dầu nhập khẩu của khối từ Nga. Ngoài ra gói trừng phạt còn bao gồm cam kết cắt Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, khỏi SWIFT, một hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng. Cuối cùng, EU đồng ý viện trợ 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) cho nền kinh tế Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2022”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa

Nguồn: Tulsa Race Massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, ngay từ nửa đêm, hàng nghìn công dân da trắng ở Tulsa, Oklahoma đã tràn xuống Quận Greenwood, nơi chủ yếu do người da đen sinh sống, đốt phá nhà cửa và cơ sở kinh doanh, đồng thời giết chết hàng trăm người. Ban đầu đã bị hiểu nhầm là một cuộc bạo động chủng tộc, chứ không phải một vụ giết người hàng loạt, Thảm sát Chủng tộc Tulsa ngày nay trở thành một trong những vụ bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong những năm sau Thế chiến I, phân biệt đối xử (segregation) đã trở thành tiêu chuẩn, và sự ủng hộ cho tổ chức Ku Klux Klan ngày càng mở rộng – không chỉ ở khu vực miền Nam, mà trên toàn nước Mỹ. Trong bối cảnh xung đột căng thẳng ấy, cộng đồng người da đen ở Tulsa đã được cả nước công nhận bởi sự giàu có, sung túc. Quận Greenwood, được gọi là “Phố Wall của người da đen”, có hơn 300 cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ, bao gồm hai rạp chiếu phim, cùng nhiều phòng khám bác sĩ và hiệu thuốc. Continue reading “31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa”