06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người

Nguồn: Green Berets are charged with murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Quân đội Mỹ thông báo rằng Đại tá Robert B. Rheault, Chỉ huy Đội Đặc nhiệm số 5 tại Việt Nam, và bảy lính Mũ nồi Xanh (Green Berets) khác đã bị buộc tội giết người có chủ ý và âm mưu giết người trong vụ hành quyết (summary execution) một người Việt Nam, Thái Khắc Chuyên, người đã từng là thông dịch viên cho Biệt đội B-57. Continue reading “06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tin thắng trận tại Tốt Động báo đến hành doanh Lỗi Giang, Thanh Hóa; Bình Định Vương cấp tốc mang đại quân ra Bắc; khi đến huyện Chương Mỹ [Hà Tây], các tướng đều ra đón mừng. Bấy giờ quân Minh thiếu vũ khí, bèn cho phá hủy chuông, vạc của ta làm súng đạn; cùng cử người thay thế Thượng thư Trần Hiệp đã tử trận:

Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục, ngày đêm đi gấp. Ngày 11 [10/11/1426], tới sông Lũng Giang [sông Đáy] đóng dinh, các tướng tới đón mừng…. Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh[1] để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc[2] của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa. Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt [tây Thanh Trì, Hà Nội],” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 22b. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)”

Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beijing’s heavy gates to receive Jokowi,” Nikkei Asia, 28/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã nhìn thấy cửa sổ cơ hội cho một chiến dịch ngoại giao vào tháng 11 tại G-20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã để mắt nhiều hơn đến ngoại giao, cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bali, Indonesia, sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 11 này.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, Tập sẽ giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Trong khi đó, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào đầu tháng đó. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?”

04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico

Nguồn: U.S. and Mexico sign the Mexican Farm Labor Agreement, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Mỹ và Mexico ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico (Mexican Farm Labor Agreement), tạo ra cái được gọi là “Chương trình Bracero” (Bracero Program). Chương trình này kéo dài cho đến năm 1964 và là chương trình lao động thuê ngoài lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt thời gian tồn tại, Chương trình Bracero đã mang lại lợi ích cho cả nông dân và người lao động nhưng cũng làm phát sinh nhiều tranh chấp lao động, lạm dụng công nhân và các vấn đề khác vốn đã là đặc trưng từ lâu trong lịch sử của lao động nông nghiệp ở Tây Nam nước Mỹ. Continue reading “04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico”

Thế giới hôm nay: 04/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đài Loan đã sử dụng máy bay phản lực để xua đuổi 27 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, theo lời các quan chức Đài Loan. 22 chiến đấu cơ của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến Eo biển Đài Loan. Sự kiện xảy ra sau khi Nancy Pelosi rời Đài Loan, nơi bà tái khẳng định “sự đoàn kết của Mỹ” với hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Trên cương vị Chủ tịch Hạ viện, Pelosi là chính trị gia Mỹ cấp cao nhất đến thăm hòn đảo trong vòng 25 năm qua.

Cử tri ở Kansas đã chọn giữ lại quyền phá thai trong hiến pháp tiểu bang trong cuộc trưng cầu dân ý lớn đầu tiên về vấn đề này, kể từ khi Tối cao Pháp viện lật ngược phán quyết Roe vs Wade. Các quan chức cho biết số cử tri đi bỏ phiếu cao hơn dự kiến. Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện tiểu bang Idaho, cáo buộc rằng lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn – có hiệu lực vào ngày 25/08 – sẽ hình sự hóa dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp được bảo vệ theo luật liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2022”

Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Stealing Taiwan’s Sand”, Foreign Policy, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nguồn tài nguyên quý giá đang trở thành mặt trận mới của ‘chiến tranh vùng xám.’

Vào cuối tháng 4, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan đã nhận được một tuần phòng hạm mới, đặt tên là Tân Trúc (Hsinchu). Với trọng lượng 4.000 tấn, nó là một con quái vật khổng lồ và ngay lập tức được biên chế vào đội tàu Bắc Thái Bình Dương của Đài Loan, để bảo vệ một trong những tài nguyên biển quý giá nhất của quốc đảo: cát. Trung Quốc đang tăng cường nạo vét cát ở vùng biển quanh quần đảo. Đó là một hoạt động tinh vi nhằm khai thác nguồn cát mà Bắc Kinh rất cần – đồng thời khiến Đài Loan phải gánh chịu những chi phí lớn và suy thoái biển.

“Tân Trúc là tuần phòng hạm thứ hai trong số bốn tuần phòng hạm dự kiến thuộc Cục Cảnh sát Biển Đài Loan, được trang bị ba vòi rồng áp suất cao có thể bắn vào các mục tiêu cách xa tới 120 mét,” Taiwan News đưa tin. Vào khoảng thời gian tàu Tân Trúc cập cảng, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan cũng đã nhận được chiếc thứ 4 và thứ 5 trong tổng số 12 tàu tuần tra xa bờ trong kế hoạch của họ. Chỉ riêng các tuần phòng hạm đã tiêu tốn của Đài Loan gần 400 triệu USD. Continue reading “Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 03/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã hạ cánh xuống Đài Loan. Pelosi là chính trị gia Mỹ cấp cao nhất đến thăm hòn đảo tự trị trong 25 năm qua. Chuyến thăm nhấn mạnh “cam kết kiên định của Mỹ trong việc hỗ trợ nền dân chủ mạnh mẽ của Đài Loan,” Pelosi chia sẻ trên Twitter. Bà dự kiến sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào thứ Tư. Trước đó, Nhà Trắng đã cảnh báo Trung Quốc về những lời đe dọa tấn công. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin máy bay tác chiến đã bay qua Eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của Pelosi sẽ làm gia tăng căng thẳng quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, quốc gia tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ có chủ quyền của họ.

Tổng thống Joe Biden xác nhận rằng Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh của al-Qaeda, đã bị giết chết ở Afghanistan trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào cuối tuần qua. Zawahiri là kẻ đứng thứ hai trong âm mưu tấn công khủng bố ngày 11/09 và đã lên nắm quyền sau khi Osama bin Laden bị giết vào năm 2011. Y vừa trở về Kabul, thủ đô của Afghanistan, sau khi Taliban lên tiếp quản vào năm ngoái. Biden nói rằng “công lý đã được thực thi” và cảnh báo rằng Mỹ sẽ không cho phép Afghanistan trở thành “nơi trú ẩn an toàn của bọn khủng bố” một lần nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2022”

Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc

Nguồn: „Keiner lacht hier über Europa“, WELT, 30/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Oleg Vyugin là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới tài chính Nga. Vị cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương và giám đốc điều hành cấp cao giải thích liệu có bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho các lệnh trừng phạt hay không, tại sao Moscow cắt giảm khí đốt bán cho châu Âu, giới thượng lưu nghĩ như thế nào về các lệnh trừng phạt, và nơi những người Nga giàu có đang cất giữ tiền của họ.

Khó có ai hiểu rõ lĩnh vực tài chính của Nga hơn Oleg Vyugin. Nhà toán học và kinh tế gia hiện 69 tuổi này là Chủ tịch ban kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow cho đến cuối tháng 6 và, cùng với Gerhard Schröder, tham gia ban kiểm soát công ty dầu khí hàng đầu của Nga Rosneft cho đến giữa năm 2021. Trước đó, vị chuyên gia ngân hàng cũng từng làm Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương, trưởng ban quản lý thị trường tài chính, và thứ trưởng tài chính. Continue reading “Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc”

02/08/1942: Án mạng làm bùng nổ kỳ thị người gốc Mexico ở Los Angeles

Nguồn: Man murdered near L.A. reservoir, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Jose Diaz đã bị sát hại và thi thể của ông được tìm thấy tại hồ chứa Sleepy Lagoon, gần Los Angeles, California. Hai ngày sau, cảnh sát ra lệnh vây bắt 22 người đàn ông gốc Mexico sinh sống tại L.A. vì tình nghi đã giết Diaz. Bất chấp việc thiếu bằng chứng, 22 người đàn ông này cuối cùng vẫn bị truy tố với cáo buộc đánh Diaz đến chết. Phiên tòa xét xử và tuyên án vụ Diaz đã trở thành biểu trưng cho một giai đoạn đầy định kiến và bất công về chủng tộc ở Los Angeles trong Thế chiến II. Continue reading “02/08/1942: Án mạng làm bùng nổ kỳ thị người gốc Mexico ở Los Angeles”

Thế giới hôm nay: 02/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con tàu chở ngũ cốc xuất khẩu đầu tiên đã khởi hành từ cảng Odessa của Ukraine vào hôm thứ Hai, theo khuôn khổ thỏa thuận được đàm phán giữa Nga và Ukraine. Trước đó, các đợt tấn công bằng tên lửa của Nga vào Mykolaiv, một thành phố cảng ở phía nam, đã giết chết Oleksiy Vadatursky, một trong những doanh nhân giàu nhất, đồng thời là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Ukraine. Một phát ngôn viên của Ukraine cho biết phía Nga cố tình nhắm mục tiêu vào Vadatursky.

Truyền thông đưa tin Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sẽ đến Đài Loan vào thứ Ba và gặp Tổng thống Thái Anh Văn vào thứ Tư. Pelosi sẽ là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997. Giới chức Trung Quốc trước đó đã đe dọa sử dụng “các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết” nếu bà đến hòn đảo này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/08/2022”

Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s entourage to Hong Kong, Xinjiang likely core of new team,” Nikkei Asia, 21/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức đã tham gia cùng nhà lãnh đạo hàng đầu trong các chuyến công du gần đây nhiều khả năng sẽ được thăng chức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có hai chuyến công du nội địa đường dài, đến Hong Kong và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương; cả hai lần đều phải trải qua những chuyến bay kéo dài 4 giờ.

Các chuyến công du diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị, nhưng cả hai đều có lý do chính đáng. Continue reading “Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 01/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vladimir Putin ký ban hành học thuyết hải quân mới của Nga, trong đó bao gồm kế hoạch trở thành “cường quốc hàng hải” vươn ra thế giới. Học thuyết này nhận định Mỹ và NATO là những mối đe dọa chính đối với Nga. Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân, tổng thống Nga cho biết các hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh mới sẽ được chuyển giao cho quân chủng này trong những tháng tới.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra lệnh cho dân thường sơ tán khỏi Donetsk, trong bối cảnh giao tranh ác liệt. Hiện Nga đã kiểm soát phần lớn khu vực phía đông Ukraine. Trong khi đó, Ukraine thông báo đang thu thập chứng cứ cho thấy Nga đã gây ra vụ tấn công giết chết 53 tù nhân chiến tranh ở Donetsk vào hôm thứ Sáu. Đáp lại, Điện Kremlin nói hoan nghênh một “cuộc điều tra khách quan.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/08/2022”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?”

31/07/1715: Bão nhấn chìm tàu chở kho báu của Tây Ban Nha

Nguồn: Hurricane sinks Spanish treasure ships, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1715, một cơn bão đã đánh vào bờ biển phía đông của Florida, nhấn chìm 10 tàu chở kho báu của Tây Ban Nha và giết chết gần 1.000 người. Toàn bộ vàng và bạc trên tàu vào thời điểm đó đã không được tìm thấy mãi cho đến 250 năm sau.

Từ năm 1701, Tây Ban Nha đã gửi các đội tàu đến tây bán cầu để mang về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả vàng và bạc. Những nhóm tàu này được trang bị đầy đủ để chống lại cướp biển, nhưng gần như chẳng có gì để bảo vệ chúng khỏi thời tiết xấu. Continue reading “31/07/1715: Bão nhấn chìm tàu chở kho báu của Tây Ban Nha”

Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?

Tác giả: Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn

Thuật ngữ ‘ngoại giao cây tre’ đã gần đây trở nên phổ biến trong diễn ngôn về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một thuật ngữ trước đây còn xa lạ, ngoại giao cây tre đã được áp dụng để miêu tả thành tựu ngoại giao của Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 và bàn luận về bài học cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong một môi trường quốc tế ngày càng phân cực, ‘ngoại giao cây tre’ là đúc kết kinh nghiệm của Việt Nam sau hơn ba thập niên cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau.

Hình ảnh cây tre vốn không xa lạ gì trong văn hóa và ngoại giao của các quốc gia châu Á khác. Ví dụ, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ lâu đã được ví như cây tre “uốn mình theo gió”. Cũng như Thái Lan, chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam mang tính linh hoạt và thực tiễn, lấy độc lập và lợi ích quốc gia làm cơ sở. Continue reading “Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?”

30/07/1965: Tổng thống Johnson ký phê duyệt Medicare thành luật

Nguồn: President Johnson signs Medicare into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký phê duyệt thành luật Medicare, một chương trình bảo hiểm y tế cho người Mỹ cao tuổi. Tại buổi lễ phê duyệt tổ chức tại Thư viện Truman ở thành phố Independence, Missouri, cựu Tổng thống Harry Truman đã được ghi danh là người thụ hưởng đầu tiên của Medicare, và nhận chiếc thẻ Medicare đầu tiên.

Johnson muốn công nhận Truman, người mà vào năm 1945 đã trở thành tổng thống đầu tiên đề xuất chương trình bảo hiểm y tế quốc gia, một sáng kiến bị Quốc hội phản đối vào thời điểm đó. Continue reading “30/07/1965: Tổng thống Johnson ký phê duyệt Medicare thành luật”

Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Vụ ám sát bất ngờ cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8/7/2022) không chỉ gây sốc mà còn đe dọa làm suy giảm ổn định chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và di sản của ông Abe. Trong khi cần xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện đó đối với chính trị của Nhật và an ninh của khu vực, cuộc chiến tranh tại Ukraine là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, thúc đẩy Nhật phải điều chỉnh chiến lược để có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và trật tự thế giới.

Chiến lược an ninh mới của nhật

Với tầm nhìn mới về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bức tranh địa chính trị khu vực đã thay đổi. Điều đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến tại Ukraine và bị tác động bởi cái chết bất ngờ của ông Abe. Theo Thomas Wilkins (ASPI), một báo cáo mới về “chiến lược an ninh của Nhật” và điều chỉnh tư duy chiến lược của Tokyo đã được công bố. Continue reading “Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực”

Thế giới hôm nay: 29/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dữ liệu mới cho thấy kinh tế Mỹ đã thu hẹp trong quý thứ hai liên tiếp, mà trên lý thuyết đồng nghĩa với suy thoái. Cụ thể, uớc tính ban đầu của Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ cho thấy GDP giảm với tốc độ 0,9% tính theo năm do đầu tư tư nhân giảm. Chi tiêu tiêu dùng cao hơn không đủ để cân bằng cán cân. Song Mỹ vẫn chưa chính thức suy thoái cho tới khi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) lên tiếng.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo Joe Biden về việc can thiệp vào Đài Loan, nói rằng “những kẻ đùa với lửa sẽ bị lửa thiêu.” Trong cuộc gọi hơn hai giờ đồng giờ, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn đặc biệt nguy hiểm sau khi có báo cáo cho thấy chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/07/2022”

Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn”

Nguồn: „In Europa glaubt man, dass Trump der Schlimmste ist. Aber Biden ist noch viel schlimmer“, WELT, 26/07/2022

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhà sử học nổi tiếng thế giới Niall Ferguson cho biết lý do tại sao ông tin rằng Mỹ đã mắc sai lầm chiến thuật rất lớn ở Ukraine. Và tại sao, theo quan điểm của ông, Nga sẽ chỉ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà sử học người Scotland Niall Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất. Người đàn ông 58 tuổi này đã giảng dạy tại nhiều trường đại học ưu tú và hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề lịch sử và chính trị, gần đây nhất là cuốn “Doom” bàn về câu hỏi tại sao các nền văn hóa vĩ đại sống sót hay biến mất. Continue reading “Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn””

28/07/1976: Động đất phá hủy thành phố Đường Sơn, Trung Quốc

Nguồn: One of the worst earthquakes in modern history destroys Chinese city, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, lúc 3:42 sáng, một trận động đất có cường độ khoảng 7,8 đến 8,2 độ Richter đã san phẳng Đường Sơn, một thành phố công nghiệp ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc với dân số khoảng một triệu người. Vì lúc đó hầu hết mọi người đều đang ngủ say trên giường, thay vì ở ngoài đường, nơi tương đối an toàn hơn, nên trận động đất đã gây thiệt hại nhân mạng đặc biệt lớn. Ước tính có khoảng 242.000 người ở Đường Sơn và các khu vực lân cận đã thiệt mạng, khiến sự kiện trở thành một trong những trận động đất chết chóc nhất trong lịch sử, chỉ đứng sau con số 300.000 người chết trong trận động đất ở Calcutta năm 1737, và 830.000 người thiệt mạng trong động đất ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1556. Continue reading “28/07/1976: Động đất phá hủy thành phố Đường Sơn, Trung Quốc”