Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính. Continue reading “Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính”

17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA

Nguồn: LAPD raid leaves six SLA members dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại Los Angeles, California, cảnh sát đã bao vây một ngôi nhà ở Compton, nơi các thủ lĩnh của nhóm khủng bố được gọi là Quân đội Giải phóng Symbionese (Symbionese Liberation Army, SLA) đang lẩn trốn. Vài tháng trước đó, vụ SLA bắt cóc Patricia Hearst – cô con gái thuộc dòng họ Hearst giàu có, những người sở hữu đế chế truyền thông Hearst – đã thu hút sự chú ý trên khắp đất nước. Cảnh sát tìm ra ngôi nhà ở Compton sau khi một bà mẹ ở địa phương báo cáo rằng các con của bà đã nhìn thấy một nhóm người đang ‘chơi đùa’ với vũ khí tự động trong phòng khách của ngôi nhà. Continue reading “17/05/1974: Cảnh sát Los Angeles đột kích nhóm khủng bố SLA”

Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ

Tác giả: Quốc Đạt & Trần Hoàng phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Các phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ thể hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam và mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

“Một điểm nhấn trong chuyến thăm lần này là bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), qua đó giúp Việt Nam làm rõ lập trường về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới”, theo nhận định của TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), trong cuộc phỏng vấn với Zing. Continue reading “Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ”

Thế giới hôm nay: 17/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elisabeth Borne được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của Pháp thay cho Jean Castex. Bà Borne, đương kim bộ trưởng lao động, sẽ là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong 31 năm qua. Sau khi tái cử tổng thống vào tháng 4, Emmanuel Macron đã hứa sẽ hợp tác nhiều hơn với các bên khi nắm quyền. Được biết bà Borne là một chính trị gia trung tả; còn cả hai thủ tướng trước đây của ông Macron đều là người trung hữu.

Trong khi thủ tướng Anh Boris Johnson đến thăm Bắc Ireland để giải quyết thế bế tắc xoay quanh các quy định thương mại hậu Brexit của khu vực, chính phủ ông lại chuẩn bị một luật cho phép họ đơn phương thu hồi chúng. Đảng thân Anh của Bắc Ireland muốn loại bỏ chúng và đang cản trở tiến trình của nghị viện mới được bầu ở Belfast. Đảng dân tộc chủ nghĩa Sinn Féin, vốn là bên dẫn đầu cuộc bầu cử vừa qua, cảnh báo rằng việc hủy bỏ quy chế sẽ làm leo thang “sự bất định và căng thẳng” trong nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/05/2022”

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh

Nguồn: Jens Stoltenberg: „Es ist unser Recht, die Ukraine zu unterstützen“ – WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

NATO quyết tâm giúp Ukraine chừng nào Putin vẫn tiếp tục cuộc chiến, cho dù cuộc chiến này phải kéo dài hàng tháng hay hàng năm. Đồng thời, Tổng thư ký Stoltenberg muốn “làm mọi cách” để ngăn xung đột lan rộng. Đức đảm nhận một vai trò trung tâm trong quá trình này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bước chân thoăn thoắt vào “Phòng Xanh” tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông vẫn còn một số cuộc hẹn trong ngày hôm đó nên đi thẳng vào vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Thế giới Chủ nhật:

Hỏi: Thưa ông Stoltenberg, ở trong lòng châu Âu, một cuộc chiến đã xảy ra ở Ukraine trong hơn hai tháng nay. Ông mong đợi điều gì cho những tuần tới? Continue reading “Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh”

Thế giới hôm nay: 16/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các thành viên Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Thụy Điển tuyên bố sẽ ủng hộ nước này nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự NATO, nhưng không ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân và các căn cứ quân sự nước ngoài trên đất Thụy Điển. Đây là quyết định mang tính bước ngoặt khi sẽ chấm dứt hai thế kỷ trung lập của quân đội Thụy Điển. Trong khi đó vào Chủ nhật, tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã thông báo nước ông cũng sẽ chính thức nộp đơn gia nhập, với quốc hội Phần Lan dự kiến xác nhận quyết định trong những ngày tới. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sẽ là “lịch sử” nếu cả Thụy Điển và Na Uy cùng gia nhập.

Giới chức Ukraine nói cuộc phản công của họ nhằm vào thành phố Izyum là nhằm cắt đứt nguồn cung hậu cần của Nga tại các khu vực chiếm đóng ở Donbas. Ukraine cũng cho biết quân đội của họ đã đẩy lùi lực lượng Nga ở phía bắc Kharkiv, thành phố lớn thứ hai đất nước. Ngoài ra một đoàn xe lớn từ thành phố Mariupol đã đến Zaporizhzhia, thành phố do Ukraine kiểm soát. Trong khi đó, 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ do thủ lĩnh phe thiểu số Mitch McConnell dẫn đầu đã gặp Volodymyr Zelensky ở Kyiv. Tổng thống Ukraine gọi chuyến thăm là “tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự ủng hộ của lưỡng đảng [ở Mỹ].” Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/05/2022”

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong fears run deep as John Lee aims to take charge,” Nikkei Asia, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu một loạt vũ khí, bao gồm kiếm, dao, nỏ, và một khẩu súng hơi. Họ cũng cho biết đã tìm thấy các bài đăng chống Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Facebook của trung tâm võ thuật. Continue reading “Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền”

15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm

Nguồn: GE finally initiates cleanup of polluted Hudson River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, sau hàng chục năm hủy hoại môi trường và tranh chấp pháp lý, General Electric (GE) cuối cùng đã bắt đầu nỗ lực do chính phủ yêu cầu để làm sạch sông Hudson. Là một trong những tập đoàn lớn nhất và uy tín nhất của Mỹ, GE đã thải hóa chất độc hại xuống sông suốt nhiều năm và chi một khoản tiền khổng lồ để tránh phải dọn dẹp. Continue reading “15/05/2009: General Electric bắt đầu làm sạch sông Hudson bị ô nhiễm”

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

Nguồn: Ukraine-Krieg: China abkoppeln? Europas neues Bewusstsein für Asien – WELT, 7/5/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Phần lớn nền kinh tế Nga đã bị loại khỏi hệ thống kinh tế phương Tây. Đức và EU đang chịu một áp lực lớn nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi Nhật Bản là một đồng minh chủ chốt, thì một liên minh đáng mong muốn khác lại tiềm ẩn những rủi ro mới.

Khi Trung Quốc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, châu Âu đã tìm kiếm các đồng minh ở những khu vực khác của châu Á. Trong tuần tới, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen dự kiến ​​sẽ đến Tokyo để cùng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Nhật Bản. Điều này đã được tiết lộ bởi hai nhà ngoại giao giấu tên, qua đó xác nhận thông tin từ báo chí Nhật Bản về cuộc họp. Đây là lần đầu tiên bộ đôi này bay đến Đông Á cùng nhau kể từ khi họ nắm quyền lãnh đạo EU không lâu trước khi bùng phát đại dịch corona. Continue reading “Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á”

14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade

Nguồn: President Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã trực tiếp xin lỗi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại, về vụ NATO vô tình không kích nhầm đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade sáu ngày trước đó. Clinton hứa sẽ có một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Tổng thống Mỹ gọi vụ ném bom là một sự kiện riêng biệt và bi thảm, đồng thời khẳng định không có sự cố ý, trái ngược với những gì các quan chức Trung Quốc tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở Nam Tư. Ba người đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong vụ ném bom đại sứ quán. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi Trung Quốc vì vụ ném bom đại sứ quán Belgrade”

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ 77, ngày càng có nhiều người cảm thấy khó hiểu về xu thế của cuộc xung đột này. Bà Haynes, Giám Đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng Tổng thống Nga Putin đang chuẩn bị tiến hành một “cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài” tại Ukraine, mục tiêu không chỉ là vùng Donbas mà gồm cả một số vùng ở miền Nam Ukraine. Phía Nga ngày 11/5 không bình luận chính diện về quan điểm nói trên của cơ quan tình báo Mỹ. Tuy vậy, rõ ràng Mỹ và phương Tây đang chuẩn bị cho việc xung đột Nga- Ukraine sẽ kéo dài. Sau khi Tổng thống Biden cảnh báo nguồn vốn viện trợ Ukraine “sẽ cạn kiệt trong vòng 10 ngày”, Hạ viện Mỹ tối hôm 10/5 đã “khảng khái mở hầu bao” duyệt khoản viện trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện [để duyệt khoản viện trợ này] sẽ được tổ chức trong vài ngày tới. Ngày 10/5, Ngoại trưởng Đức Baerbock đến thăm Kyiv, trở thành quan chức Đức cấp cao nhất thăm Ukraine sau ngày nổ ra xung đột, và tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Phía Ukraine tỏ ý cảm ơn hành động đó và nói “Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử”. Continue reading “Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài”

Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/5/2022 có đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản của Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han-hui) với Thông tấn xã TASS (Nga). Nội dung như sau:

Hỏi:  Sau khi bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, phải chăng phương hướng ưu tiên hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc đã có thay đổi? Phải chăng sẽ có sự gia tăng? Có phải là hai bên đang tiến hành đàm phán mua một loại vũ khí nào đó của Nga? Công tác cùng nhau xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa Trung Quốc đã có tiến triển ra sao? Continue reading “Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine”

Thế giới hôm nay: 13/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố “buộc phải thực hiện các bước trả đũa” để “ngăn chặn các mối đe dọa an ninh quốc gia” trước thông tin Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO. Thụy Điển cũng đang xem xét tham gia. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cho biết việc Phần Lan “nhanh chóng” gia nhập sẽ được “chào đón nồng nhiệt.”

Ranil Wickremesinghe tuyên thệ nhậm chức thủ tướng mới của Sri Lanka sau một vài tuần đầy biến động. Chính trị gia 73 tuổi này là người đứng đầu Đảng Quốc gia Thống nhất đối lập. Do đó, ông được chấp nhận bởi các đảng đối lập với gia tộc chính trị Rajapaksa. Trước đó, Mahinda Rajapaksa đã phải từ chức thủ tướng vào thứ Hai, mặc dù anh trai ông, Gotabaya, vẫn tiếp tục giữ chức tổng thống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/05/2022”

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông. Continue reading “Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte”

12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Lyndon B. Johnson visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, trong chuyến công du các nước châu Á. Gọi Diệm là “Churchill của châu Á”, Johnson đã khuyến khích tổng thống Nam Việt Nam tự coi mình là nhân vật không thể thiếu đối với Mỹ, và hứa sẽ viện trợ quân sự bổ sung để hỗ trợ chính phủ của ông chống lại lực lượng cộng sản. Continue reading “12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa”

Thế giới hôm nay: 12/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức do Nga hậu thuẫn ở khu vực Kherson miền nam Ukraine tuyên bố sẽ xin sáp nhập vào Nga, sau khi Nga chiếm được phần lãnh thổ này. Điện Kremlin nói các cư dân “nên quyết định,” đồng nghĩa Nga sẵn sàng sáp nhập. Trong khi đó, Ukraine nói lực lượng vũ trang của họ đã giành lại phần đất ở phía bắc Kharkiv từ tay người Nga. Ngoài ra, công ty điều hành mạng lưới khí đốt của Ukraine lần đầu tiên thông báo là họ sẽ ngăn một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên quan trọng của Nga đến châu Âu.

Năm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị bắt tại Hồng Kông theo luật an ninh quốc gia hà khắc. Cyd Ho, Denise Ho, Hui Po-keung, Margaret Ng và Hồng y Joseph Zen đều là những người trông coi Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 hiện đã tan rã, vốn từng hỗ trợ chi phí pháp lý và y tế cho người biểu tình ủng hộ dân chủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/05/2022”

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of the Nazis,” Financial Times, 09/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Ukraine và bóng ma Quốc xã”

Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, “Turkish defense contractors enjoy sales bonanza in Asia,” Nikkei Asia, 03/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu đang tăng cao đối với máy bay không người lái, trực thăng, và tàu hộ tống giá rẻ nhưng đã được thử nghiệm tại chiến trường.

Một tập tài liệu dày cộp đã được chuyền tay trong nhóm các quan chức đang xếp hàng trên thảm đỏ tại Căn cứ Không quân Đại tá Jesus Villamor ở Manila.

Bên trong nhà chứa là hai chiếc trực thăng tấn công T-129 được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng sẽ được sử dụng để chống lại kẻ thù của nhà nước – những kẻ khủng bố đang cố gắng phá hủy đất nước chúng ta,” Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, phát biểu tại buổi lễ bàn giao ngày 06/04. Continue reading “Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á”

Thế giới hôm nay: 11/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ được cho là có kế hoạch viện trợ bổ sung khoảng 40 tỷ USD cho Ukraine. Reuters cho biết đề xuất có thể sẽ được thông qua vào thứ Ba. Trong khi đó theo quân đội Ukraine, các cuộc tấn công tên lửa của Nga vào một trung tâm mua sắm và kho hàng ở thành phố Odessa đã khiến một người thiệt mạng và 5 người bị thương. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi quốc tế tìm cách chấm dứt phong tỏa cảng Biển Đen nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Còn tại Mariupol, hiện vẫn còn ít nhất 100 dân thường bị kẹt lại trong các nhà máy thép Azovstal, trong bối cảnh pháo kích dữ dội của Nga, theo văn phòng thị trưởng thành phố.

Bạo lực bùng phát ở Sri Lanka sau khi thủ tướng Mahinda Rajapaksa từ chức vào hôm thứ Hai vì các cuộc biểu tình phản đối chính sách kinh tế của ông. Đụng độ chết người đã nổ ra giữa những người ủng hộ và phản đối ông ở Colombo, thành phố lớn nhất Sri Lanka. Người biểu tình cũng tấn công các thành viên của đảng cầm quyền và đốt phá nhà riêng của họ. Lệnh giới nghiêm toàn quốc đã được kéo dài đến thứ Tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/05/2022”