08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học

Nguồn: Truman issues order regarding release of classified scientific information, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman ban hành Sắc lệnh Hành pháp 9568 (Executive Order 9568), cho phép công bố các thông tin khoa học từ những tài liệu tuyệt mật trong Thế chiến II. Ông hy vọng những thông tin này có thể giúp đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ trong nền kinh tế hậu chiến.

Sắc lệnh cho phép công bố các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả những thông tin cực kỳ nhạy cảm từ các chương trình phát triển vũ khí trong Thế chiến II, nhưng những thông tin này chỉ được công bố sau khi được phê duyệt bởi Cục Chiến tranh và Hải quân cũng như Giám đốc Huy động và Tái thiết sau Chiến tranh. Sắc lệnh phân loại thông tin thành các nhóm cụ thể: bí mật, tuyệt mật và hạn chế tiết lộ. Nó cũng đồng thời phân loại tài liệu theo “các tiêu chí khác [về mức độ bí mật] hoặc sẽ không được công bố vì mục đích an ninh quân sự quốc gia.” Continue reading “08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw

Nguồn: Soviets capture Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm thủ đô Ba Lan từ tay người Đức.

Warsaw trở thành chiến trường kể từ ngày đầu tiên chiến tranh nổ ra ở châu Âu. Đức tuyên chiến bằng cách phát động một cuộc không kích vào ngày 01/09/1939, theo sau là một cuộc bao vây sát hại hàng chục ngàn thường dân và tàn phá các di tích lịch sử của Ba Lan. Bị cắt nguồn điện, nước và lương thực, 25% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, Warsaw buộc phải đầu hàng quân Đức vào ngày 27/09. Continue reading “17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw”

11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp

Nguồn: Truce signed in Greek Civil War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, cuộc nội chiến Hy Lạp chấm dứt khi một thỏa thuận chính trị được ký kết giữa Quân đội Quốc gia Dân chủ do Anh hậu thuẫn và Mặt trận Giải phóng Dân tộc của lực lượng kháng chiến cộng sản.

Khi Đức chiếm đóng Hy Lạp (Đức làm vậy để giải cứu Ý sau khi cuộc xâm lược thất bại của Ý đe dọa để ngỏ Hy Lạp cho quân Đồng minh chiếm đóng), nhiều lực lượng kháng chiến đã tham gia chiến đấu. Hai phong trào nổi bật đặc biệt quan trọng bao gồm: một phong trào kháng chiến do cộng sản hậu thuẫn với tên gọi Mặt trận Giải phóng Dân tộc và một phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ. Continue reading “11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp”

15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật

Nguồn: MacArthur orders end of Shinto as Japanese state religion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur, với tư cách là Tư lệnh Tối cao của Đồng minh ở Thái Bình Dương, đã ra lệnh chấm dứt việc xem Shinto (Thần đạo) là quốc giáo của Nhật Bản. Hệ thống Shinto bao gồm niềm tin rằng Hoàng Đế, trong trường hợp này là Hirohito, là thần thánh.

Ngày 02/09/1945, trên tàu USS Missouri ở vịnh Tokyo, MacArthur đã đại diện cho phe Đồng minh ký vào bản hiệp ước đầu hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi những cải cách kinh tế và chính trị mà các đồng minh đưa ra cho tương lai của Nhật Bản có thể được ban hành, nước này phải được phi quân sự hóa. Continue reading “15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai

Nguồn: Japan’s surrender made public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một thông báo chính thức về việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước quân Đồng Minh đã được công bố cho người dân Nhật Bản.

Mặc dù Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản, trước sự thúc giục của Hoàng đế Hirohito, đã đệ trình một tuyên bố đầu hàng chính thức lên quân Đồng minh, thông qua các đại sứ của nước này vào ngày 10 tháng 8, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa Nhật Bản và Liên Xô ở Mãn Châu, và giữa Nhật Bản với Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Chiến tranh đồng ý đầu hàng, một tàu ngầm của Nhật đã đánh chìm Oak Hill, một tàu đổ bộ của Mỹ, và Thomas F. Nickel, một tàu khu trục Mỹ, cả hai đều đang ở phía đông Okinawa. Continue reading “14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai”

28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Nguồn: U.S. Senate approves United Nations charter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một tuyên bố quan trọng cho thấy sự biệt lập trước Thế chiến II của Mỹ đã thực sự chấm dứt, Thượng viện nước này chính thức phê chuẩn Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi diễn ra một vài trong số những cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh đáng nhớ nhất giữa Mỹ và Liên Xô.

Năm 1919, sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Woodrow Wilson đã kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc gia nhập Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, chủ nghĩa biệt lập thời hậu chiến và chính trị đảng phái đã “giết chết” việc Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Continue reading “28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc”

05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản

Nguồn: Six killed in Oregon by Japanese bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tại Lakeview, Oregon, bà Elsie Mitchell và năm đứa trẻ sống trong cùng khu phố đã thiệt mạng khi cố kéo một quả bóng bay Nhật ra khỏi cành cây. Cả Mitchell lẫn bọn trẻ đều không biết rằng quả bóng thực chất là bom ngụy trang, và nó đã phát nổ ngay khi họ chạm vào. Đây là những thường dân Mỹ đầu tiên và duy nhất được biết đến là đã thiệt mạng trên đất Mỹ lục địa trong Thế chiến II. Sau cùng, chính phủ Mỹ đã trả 5000 USD tiền bồi thường cho chồng của Mitchell và 3000 USD cho mỗi gia đình của Edward Engen, Sherman Shoemaker, Jay Gifford, cùng với Richard và Ethel Patzke, năm đứa trẻ xấu số. Continue reading “05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản”

29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng

Nguồn: Dachau liberated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Sư đoàn Bộ binh số 45 thuộc Tập đoàn quân số 7 của Mỹ đã tiến vào giải phóng Dachau, trại tập trung đầu tiên do chế độ Đức Quốc Xã thành lập. Một trại phụ quan trọng khác của Dachau cũng được giải phóng trong cùng ngày bởi Sư đoàn Rainbow số 42.

Được thành lập năm tuần sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 1933, trại Dachau nằm ở ngoại ô thị trấn Dachau, khoảng 10 dặm về phía tây bắc Munich. Trong năm đầu tiên, trại này là nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân chính trị, chủ yếu là những người Đức theo cộng sản, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, và các đối thủ chính trị khác của chế độ Đức Quốc Xã. Continue reading “29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng”

14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda

05

Nguồn: Aircraft squadron lost in the Bermuda Triangle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc 2 giờ 10 phút chiều, năm máy bay ném bom thuộc Phi đội 19, Đoàn bay Grumman TBM Avenger của Hải quân Mỹ đã cất cánh từ sân bay hải quân Fort Lauderdale ở Florida. Họ dự định tiến hành một buổi huấn luyện bay dài ba giờ như thường lệ. Theo kế hoạch, Phi đội 19 sẽ bay 120 dặm về phía Đông, 73 dặm về phía Bắc, và sau đó thực hiện đường bay 120 dặm cuối cùng để trở về căn cứ hải quân. Tuy nhiên, họ đã không bao giờ quay trở lại.

Hai giờ sau khi chuyến bay bắt đầu, phi đội trưởng của Phi đội 19, người đã bay ở khu vực này trong suốt hơn sáu tháng, báo cáo rằng cả la bàn chính lẫn la bàn phụ trên máy bay đều đã hỏng, và anh không thể xác định vị trí của mình. Continue reading “05/12/1945: Phi đội 19 mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda”

09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời

San Francisco Conference

Nguồn:The United Nations is born,” History.com (truy cập ngày 23/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc, vốn được thông qua và ký từ ngày 26 tháng 6 trước đó, bắt đầu có hiệu lực và sẵn sàng thực thi, đánh dấu sự ra đời của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc được thành lập với vai trò như một phương tiện được các nước tin là cần thiết để đảm bảo giải quyết xung đột quốc tế và đàm phán hòa bình tốt hơn so với Hội Quốc Liên trước đây. Thế chiến II đang ngày càng leo thang đã trở thành động lực thật sự cho Hoa Kỳ, Anh, và Liên Xô bắt đầu xây dựng Tuyên bố của Liên Hợp Quốc, được ký bởi 26 quốc gia vào tháng 1 năm 1942, như một hành động chính thức chống lại các cường quốc phe Trục là Đức, Ý, và Nhật Bản. Continue reading “24/10/1945: Liên Hợp Quốc ra đời”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”