11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur

Nguồn: President Truman relieves General MacArthur of duties in Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong cuộc đối đầu quân sự-dân sự có lẽ là nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã bãi nhiệm Tướng Douglas MacArthur khỏi vị trí Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên. Việc sa thải MacArthur đã gây ra một làn sóng phản đối trong công chúng Mỹ, nhưng Truman vẫn cam kết coi cuộc xung đột ở Triều Tiên là một “cuộc chiến có giới hạn.” Continue reading “11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur”

04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên

Nguồn: President Truman makes first transcontinental television broadcast, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1951, bài phát biểu khai mạc của Tổng thống Harry S. Truman trong một hội nghị ở San Francisco đã được phát trên toàn quốc, đánh dấu lần đầu tiên một chương trình truyền hình được phát sóng từ bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ. Bài phát biểu tập trung vào việc Truman chấp nhận một hiệp ước chính thức chấm dứt việc Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Thế chiến II.

Theo CBS, chương trình được phát sóng thông qua công nghệ vi ba hiện đại nhất khi ấy và đã được thu bởi 87 nhà đài ở 47 thành phố. Trong bài phát biểu, Truman ca ngợi hiệp ước này là một cách giúp “xây dựng một thế giới mà trẻ em của tất cả các quốc gia có thể cùng chung sống hòa bình.” Khi chủ nghĩa cộng sản đe dọa sẽ lan khắp các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhận thấy cần phải tạo ra một đồng minh thông qua một Nhật Bản hùng mạnh, dân chủ. Continue reading “04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên”

29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York

Nguồn: The “Mad Bomber” strikes in New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, một thiết bị tự chế đã phát nổ tại nhà ga Grand Central ở Thành phố New York, khiến những người đi làm giật mình nhưng may mắn không ai bị thương. Trong vài tháng sau đó, năm quả bom nữa đã được tìm thấy tại các địa điểm nổi tiếng rải rác khắp New York, bao gồm cả thư viện công cộng. Nhà chức trách nhận ra rằng hành vi khủng bố mới này là tác phẩm của “Mad Bomber.”

Trải nghiệm đầu tiên của cư dân New York với “Mad Bomber” là vào ngày 16/11/1940, khi một quả bom ống được để lại trong tòa nhà Edison với một ghi chú rằng, “Bọn lừa đảo Con Edison, cái này là dành cho các ngươi.” Nhiều quả bom khác đã được phát hiện vào năm 1941, quả sau luôn mạnh hơn quả trước, cho đến khi Mad Bomber gửi đi một ghi chú vào tháng 12 rằng “tôi sẽ không tạo thêm bom trong thời gian diễn ra Thế chiến nữa.” Hắn cũng tiếp rằng công lý sẽ được thực thi với Con Edison, công ty điện lực New York, trong thời gian tới. Continue reading “29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York”

16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: Catcher in the Rye is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, tiểu thuyết duy nhất của J.D. Salinger, Bắt Trẻ Đồng Xanh (The Catcher in the Rye) đã được xuất bản bởi Little, Brown. Cuốn sách về cậu thiếu niên vỡ mộng trước thế giới người lớn nhanh chóng trở thành tác phẩm nổi tiếng và sẽ được giảng dạy trong các trường trung học suốt nửa thế kỷ tiếp theo.

Salinger 31 tuổi đã sáng tác cuốn tiểu thuyết của mình trong vòng một thập niên. Những mẩu chuyện của ông đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940, nhiều trong số chúng là trên tờ The New Yorker. Continue reading “16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên”

08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập

Nguồn: Paris celebrates 2,000th birthday, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1951, Paris, thủ đô của nước Pháp, kỷ niệm 2.000 năm tuổi. Trên thực tế, nếu tình một cách chính xác hơn thì sẽ cần có thêm một vài ngọn nến nữa trên chiếc bánh sinh nhật, vì Thành phố Ánh sáng rất có thể được thành lập vào khoảng năm 250 trước Công nguyên.

Lịch sử của Paris có thể được bắt nguồn từ một bộ lạc Gallic được biết đến với tên gọi Parisii, những người vào khoảng năm 250 trước Công nguyên đã định cư trên một hòn đảo (ngày nay gọi là Ile de la Cite) trên sông Seine, chảy qua Paris ngày nay. Continue reading “08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”

15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù

Nguồn: The “Witch of Buchenwald” is sentenced to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Ilse Koch, vợ của chỉ huy trại tập trung Buchenwald, bị kết án tù chung thân tại một tòa án ở Tây Đức. Ilse Koch được mệnh danh là Phù thủy Buchenwald (Witch of Buchenwald) vì sự tàn bạo khủng khiếp của mình.

Sinh ra ở Dresden, Đức, Ilse, một thủ thư, kết hôn với Karl Koch – một Đại tá Cảnh sát SS vào năm 1936. Karl, người đàn ông khét tiếng với những trò tàn ác, là sĩ quan chỉ huy của trại tập trung Sashsenhausen, cách Berlin hai dặm về phía bắc. Sau ba năm ở Sashsenhausen, ông ta được chuyển về trại tập trung Buchenwald, cách Weimar 4,5 dặm về phía tây bắc – nơi bắt giữ tổng cộng 20.000 lao động nô lệ trong chiến tranh. Continue reading “15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng

Nguồn: UNIVAC computer dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau) đã chính thức sử dụng UNIVAC, máy tính kỹ thuật số điện tử được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới. UNIVAC, viết tắt của Universal Automatic Computer, được phát triển bởi J. Presper Eckert và John Mauchly, hai nhà sản xuất ENIAC, máy tính kỹ thuật số điện tử đa năng đầu tiên. Những máy tính khổng lồ này, sử dụng hàng nghìn ống chân không để tính toán, là tiền thân của các máy tính kỹ thuật số ngày nay.

Việc tìm kiếm các thiết bị cơ học hỗ trợ tính toán đã bắt đầu ngay từ thời cổ đại. Bàn tính (abacus), được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau bởi người Babylon, Trung Quốc và La Mã, được định nghĩa là máy tính đầu tiên bởi vì nó tính toán giá trị bằng cách sử dụng các chữ số. Continue reading “14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng”

03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur

Nguồn: Congressional hearings on General MacArthur, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Các Ủy ban Quân sự và Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã tổ chức các phiên họp kín, bắt đầu điều trần về lý do Tổng thống Harry S. Truman bãi nhiệm tướng Douglas MacArthur. Các phiên điều trần này cũng được xem là nơi để xem xét MacArthur cùng những quan điểm cực đoan của ông về cách mà người Mỹ nên tiến hành Chiến tranh Lạnh.

Tướng MacArthur đã giữ chức chỉ huy lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên mãi cho đến năm 1951. Cuối năm 1950, ông mắc phải sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi bác bỏ các cảnh báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tham chiến cùng phe đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên của họ. Hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc đã tấn công phòng tuyến Mỹ vào tháng 11/1950, buộc người Mỹ phải rút quân với những tổn thất nặng nề. MacArthur, người trước đó đã than phiền về việc Tổng thống Truman tiến hành chiến tranh, giờ đây tiếp tục một cuộc tấn công toàn diện về mặt quan hệ công chúng nhằm chống lại Tổng thống và chính sách Chiến tranh Lạnh của ông. Continue reading “03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”

10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh

HarryTruman

Nguồn:Truman signs Mutual Security Act,” History.com (truy cập ngày 09/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ký Đạo luật Tương trợ An ninh, tuyên bố với thế giới và nhất là các cường quốc cộng sản rằng nước Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho “các dân tộc tự do”. Đạo luật này được ký sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai vào mùng 3 tháng 10 trước đó.

Đạo luật Tương trợ An ninh 1951 được mô phỏng theo Kế hoạch Marshall, một kế hoạch viện trợ kinh tế hậu Thế chiến II nhằm giúp đỡ các nước châu Âu tái thiết sau cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cung cấp viện trợ chủ yếu về mặt kinh tế như Kế hoạch Marshall, Đạo luật Tương trợ An ninh tập trung tăng viện trợ quân sự cho các nước dân chủ. Quốc hội Hoa Kỳ đã dành nhiều khoản ngân sách để chi cho nguyên vật liệu, súng đạn, xe tăng, máy bay, chuyên gia kỹ thuật và tài liệu, phân bón và hạt giống, bơm thủy lợi và vật tư y tế. Continue reading “10/10/1951: Truman ký Đạo luật Tương trợ An ninh”

23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời

VICHY1_63883c

Nguồn:Petain, leader of the Vichy government, dies,” History.com (truy cập ngày 22/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Thống chế Henri-Philippe Pétain, anh hùng dân tộc Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị kết tội vì đã hợp tác với những kẻ chiếm đóng người Đức ở đất nước mình trong Thế chiến II và bị kết án tù chung thân, qua đời ở tuổi 95.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Saint-Cyr, Pétain phục vụ trong trung đoàn Alpine với cấp bậc trung úy, nơi ông dần có được danh tiếng vì tình bạn thân biết với những người lính bộ binh. Sau đó, ông bước vào sự nghiệp giảng dạy gây nhiều tranh cãi ở trường Đại học Chiến tranh, nơi ông đề xuất một những lý thuyết xung đột trực tiếp với các quan điểm truyền thống, đặc biệt là ý tưởng cho rằng quốc phòng vững mạnh là chìa khóa của chiến thắng, chứ không phải là chiến lược “luôn chủ động tấn công” vốn phổ biến trong quân đội Pháp ở thời điểm đó. Continue reading “23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời”