01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực

Nguồn: The North American Free Trade Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, một trong những hiệp định thương mại lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử thế giới đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mỹ, và Mexico đã loại bỏ hầu hết các rào cản thương mại giữa ba nước, nhưng đồng thời cũng gây tranh cãi ở cả ba nước kể từ khi nó ra đời.

Ronald Reagan là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề xuất một hiệp định thương mại tự do ba bên giữa các nước Bắc Mỹ. Người kế nhiệm ông, George H.W. Bush, đã tiến hành đàm phán với Tổng thống Mexico Carlos Salinas de Gortari, và Thủ tướng Canada Brian Mulroney sau đó cũng tham gia. Mục tiêu là loại bỏ hầu hết các loại thuế quan và rào cản đối với dòng nhân lực và sản phẩm dịch chuyển qua biên giới của ba nước. Continue reading “01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực”

08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa”

Nguồn: The Republican Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, lần đầu tiên sau 40 năm, Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Dẫn đầu bởi Hạ nghị sĩ Newt Gingrich của Georgia, người sau đó sẽ thay thế Hạ nghị sĩ Dân chủ Tom Foley của Washington trở thành Chủ tịch Hạ viện, Đảng Cộng hòa đã thống nhất ủng hộ kế hoạch “Hợp đồng với nước Mỹ” (Contract with America), một kế hoạch lập pháp gồm 10 điểm nhằm cắt giảm thuế liên bang và phá bỏ các chương trình phúc lợi xã hội được thiết lập trong 60 năm phần lớn do Đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội. Continue reading “08/11/1994: “Cách mạng Đảng Cộng hòa””

14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ

Nguồn: The terrorist known as Carlos the Jackal is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, tên khủng bố Illich Ramirez Sanchez, hay còn được gọi là Carlos the Jackal (Carlos Chó rừng), đã bị đặc vụ tình báo Pháp bắt ở Khartoum, Sudan. Vì không có hiệp ước dẫn độ với Sudan, các đặc vụ Pháp đã dùng cách chuốc thuốc và bắt cóc Carlos. Chính phủ Sudan, tuyên bố rằng họ đã hỗ trợ vụ bắt giữ, liền yêu cầu Mỹ bỏ nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Sanchez, người có liên kết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine, Tổ chức Đấu tranh Vũ trang Ả Rập và Hồng quân Nhật Bản, được tin là kẻ chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ năm 1973 đến năm 1992. Năm 1974, hắn đã giam đại sứ Pháp và 10 người khác làm con tin tại La Haye, yêu cầu chính quyền Pháp thả Yutaka Furuya của Hồng quân Nhật Bản. Continue reading “14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ”

23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát

Nguồn: Leading Mexican presidential candidate assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, Luis Donaldo Colosio, ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Mexico, đã bị bắn chết trong một chiến dịch tranh cử ở thị trấn biên giới phía bắc Tijuana.

Là thành viên của Đảng Cách mạng Thể chế (PRI), đảng chính trị nắm quyền ở Mexico trong gần suốt cả thế kỷ 20, Colosio đã được tổng thống sau này của Mexico là Carlos Salinas de Gortari bảo trợ, đồng thời được bầu vào Hạ viện và Thượng viện. Năm 1988, ông đã phụ trách chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Salinas, và được bầu làm lãnh đạo đảng PRI cùng năm đó. Continue reading “23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát”

30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ

Nguồn: Dan Jansen skates world-record 500 meters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ Dan Jansen đã lập kỷ lục thế giới mới với thời gian 35,76 giây tại Giải vô địch Thế giới về trượt băng tốc độ ở Calgary, Alberta, Canada.

Sinh năm 1965 tại Wisconsin, Jansen là vận động viên trượt băng trẻ nhất thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông năm 1984 ở Sarajevo, nơi anh đứng thứ tư ở nội dung 500m. Jansen được tin tưởng sẽ giành chiến thắng ở Calgary vào năm 1988, song cái chết của người chị gái là Jane bởi bệnh bạch cầu đã khiến anh suy sụp vào hôm trước ngày diễn ra trận chung kết 500m. Continue reading “30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ”

30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát

Nguồn: An anti-abortion activist goes on a murder spree, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, John Salvi III đã xông vào hai phòng khám chuyên phá thai ở Brookline, Massachusetts và bắn hai nhân viên bằng súng trường, giết hai nhân viên lễ tân và làm bị thương năm nhân viên khác. Anh ta bị bắt vào ngày hôm sau sau khi bắn 23 phát súng vào một phòng khám ở Norfolk, Virginia.

Trước khi tiến hành đợt thảm sát, Salvi từng làm việc tại một thẩm mỹ viện ở New Hamsphire và được những người quen biết mô tả là một “gã đàn ông lập dị”. Bất chấp cách hành xử ngày càng bất thường của Salvi, bố mẹ anh ta kiên quyết không đưa con đi điều trị chuyên khoa. Khi trạng thái tinh thần của Salvi chuyển biến xấu, anh ta trở thành một nhà hoạt động chống nạo phá thai nhiệt tình. Continue reading “30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát”

28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù

Nguồn: Jeffrey Dahmer murdered in prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, khi đang thi hành 15 án chung thân liên tiếp vì đã sát hại dã man 15 người đàn ông, kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer đã bị một tù nhân đánh đập đến chết trong lúc dọn dẹp phòng tắm tại nhà tập thể thao của Viện Phục hồi Nhân phẩm Columbia ở Portage, Wisconsin.

Trong khoảng thời gian 13 năm sinh sống chủ yếu ở vùng Trung Tây nước Mỹ, Dahmer đã sát hại ít nhất 17 người đàn ông. Hầu hết nạn nhân là những người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi, đồng tính, được Dahmer dụ dỗ về nhà hắn, hứa sẽ trả tiền nếu họ chịu chụp ảnh khỏa thân. Dahmer sau đó sẽ chuốc thuốc và siết cổ họ đến chết, phân xác thành nhiều phần và đôi khi còn ăn thịt họ. Continue reading “28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù”

28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng

Nguồn: Estonia sinks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, 852 người đã thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất thế kỷ khi Estonia, một tàu chuyên chở xe hơi và hành khách, chìm ở Biển Baltic.

Con tàu do Đức chế tạo đang trên hành trình qua đêm từ Tallinn, thủ đô của Estonia, đến Stockholm, Thụy Điển, thì bị chìm ngoài khơi Phần Lan. Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giành được độc lập vào năm 1991 (lính Nga cuối cùng rời khỏi nước này vào năm 1994), là điểm đến du lịch phổ biến với giá cả phải chăng cho người Thụy Điển. Estonia thuộc loại phà “ro-ro” – thường xuyên tổ chức tiệc buffet Smörgåsbord, nhạc sống, khiêu vũ và rượu, ngoài ra còn cho phép hành khách điều khiển xe của mình chạy dọc con tàu (đi vào ở một đầu và đi ra ở đầu kia.) Continue reading “28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng”

06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche

Nguồn: English Channel tunnel opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1994, trong một buổi lễ do Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterand chủ trì, một đường hầm đường sắt dưới Eo biển Manche đã chính thức mở cửa, nối liền nước Anh và châu Âu lục địa lần đầu tiên kể từ kỷ băng hà.

Đường hầm Eo biển Manche – được đặt biệt danh “Chunnel” (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – đã nối Folkstone, Anh, với Sangatte, Pháp, nằm cách nhau 31 dặm. Chunnel đã giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa Anh và Pháp chỉ còn 35 phút, và sau này là giữa London và Paris chỉ còn hai tiếng rưỡi. Continue reading “06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche”

11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya

Evstafiev-helicopter-shot-down

Nguồn:Yeltsin orders Russian forces into Chechnya,” History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, trong cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe tăng đã đổ vào cộng hòa ly khai Chechnya. Chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể, đến tối cùng ngày quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của thủ phủ Grozny, nơi hàng ngàn tình nguyện viên người Chechnya tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến tới cùng chống lại nước Nga.

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác nằm bên trong Liên Xô cũ, Chechnya tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, không như Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Chechnya chỉ có quyền tự chủ mang tính hình thức dưới sự cai trị của Liên Xô và không được coi là một trong 15 nước cộng hòa Xô viết chính thức. Thay vào đó, Chechnya được coi là một trong nhiều nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người cho phép Liên Xô giải thể, sẽ không tha thứ cho sự ly khai của một nhà nước nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Continue reading “11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya”

08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời

kim-il-sung

Nguồn:North Korea’s ‘Great Leader’ dies,” History.com (truy cập ngày 07/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), nhà độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên lên nắm quyền từ năm 1948, qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 82.

Trong những năm 1930, Kim chiến đấu chống lại sự chiếm đóng bán đảo Triều Tiên của Nhật Bản và được chính quyền Xô viết tuyển chọn, ông được đến Liên Xô để huấn luyện về quân sự và chính trị. Sau đó, ông trở thành một người cộng sản và chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô trong Thế Chiến II.

Năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và vào năm 1948, Kim trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Với hi vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, Kim đã phát động một cuộc xâm lược Nam Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và kết thúc trong bế tắc trong năm 1953. Continue reading “08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời”

04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho

OsloAccords

Nguồn:Rabin and Arafat sign accord for Palestinian self-rule,” History.com (truy cập ngày 03/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 4 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasir Arafat đã đạt được thỏa thuận ở Cairo cho giai đoạn đầu tiên của quyền tự trị của người Palestine.

Thỏa thuận này tiếp nối Hiệp định Oslo, được ký ở Washington, D.C. vào ngày 13 tháng 9 năm 1993. Đây là thỏa thuận trực tiếp, mặt đối mặt đầu tiên giữa Israel và Palestine và nó thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Nó cũng được thiết kế với vai trò là một khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai. Continue reading “04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”