27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

Thế giới hôm nay: 27/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jacques Chirac, Tổng thống Pháp giai đoạn 1995-2007, đã qua đời ở tuổi 86. Mặc dù thắng cử hai nhiệm kỳ, song ông mãn nhiệm như một nhân vật không được lòng dân với tỷ lệ thất nghiệp cao và tài chính công tồi tệ. Ông thắng cử nhiệm kỳ hai chủ yếu bởi đối thủ cực hữu Jean-Marie Le Pen trong vòng bầu cử thứ hai thậm chí còn khó được cử tri chấp nhận hơn. Bất chấp các bê bối tham nhũng, sự ủng hộ dành cho ông tăng lên sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là sau việc ông phản đối cuộc chiến Iraq.

Các quan chức Nhà Trắng đã cố gắng giấu kín các biên bản về một cuộc gọi trong đó Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra Joe Biden, theo đơn khiếu nại của người tố cáo được công bố hôm qua. Khiếu nại đã khiến các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện mở cuộc điều tra luận tội ông Trump. Làm chứng trước Quốc hội, Joseph Maguire, giám đốc tình báo quốc gia tạm quyền, cho biết người tố cáo (không công bố danh tính) đã “hành động trung thực” và đơn khiếu nại của người này là “hoàn toàn chưa có tiền lệ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2019”

Thế giới hôm nay: 04/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đã đánh mất thế đa số của mình (trong nghị viện) sau khi một nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã “đào ngũ” sang đảng Dân chủ Tự do (LD). Nghị sĩ Philip Lee đã bỏ sang hàng ghế của LD khi Thủ tướng Boris Johnson đang phát biểu trước một cuộc bỏ phiếu Brexit quan trọng. Nếu ông Johnson thua cuộc bỏ phiếu này, ông có thể yêu cầu tiến hành bầu cử sớm vào tháng Mười. Đảng Bảo thủ đã phải dựa vào các đối tác Bắc Ireland của mình để thông qua luật.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc gọi Mỹ, Pháp và Anh có thể là các đồng lõa gây nên tội ác chiến tranh ở Yemen. Các nước này cung cấp vũ khí cho Ả Rập Saudi, quốc gia bị cáo buộc bỏ đói dân thường Yemen trong chiến dịch chống lại phiến quân Houthi. Trong khi đó, Ả Rập Saudi thậm chí còn hứa sẽ gửi thêm quân tới Yemen. Và các lực lượng mà họ ủng hộ đã bắt đầu xung đột nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2019”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”

08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

Nguồn gốc căng thẳng sắc tộc ở Afghanistan là gì?

Nguồn:The roots of Afghanistan’s tribal tensions”, The Economist, 31/08/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bạo lực tàn phá đất nước này phần lớn lại do ảnh hưởng từ bên ngoài

Vào ngày 31/08/2017, các chính trị gia và nhà văn Afghanistan đã tập hợp lại để đánh dấu Ngày Thống nhất Baluch-Pushtun, kỷ niệm mối liên kết văn hoá giữa hai nhóm sắc tộc. Tuy nhiên, ngày này có thể không hoàn toàn vui vẻ. Cũng tại sự kiện tương tự năm ngoái, một trong các diễn giả đã cảnh báo rằng “những kẻ thù chung” đã biến người Baluch và Pushtun trở thành nạn nhân. Những cách nói như vậy là thường thấy ở Afghanistan, một đất nước bị kiệt quệ bởi sự chia rẽ giữa các bộ tộc. Nhưng những căng thẳng này bắt đầu như thế nào, và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của người Afghanistan ngày nay ra sao? Continue reading “Nguồn gốc căng thẳng sắc tộc ở Afghanistan là gì?”

Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “Trump’s Diplomatic Deficit”, Project Syndicate, 26/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc xâu chuỗi các điểm chiến lược gồm Afghanistan, Syria và Triều Tiên đã trở thành một việc không thể không làm. Chỉ bằng cách đó thì thế giới mới bắt đầu nhận thức được điều gì đó giống như một cách tiếp cận mạch lạc, dù lệch hướng, về chính sách đối ngoại Mỹ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công quân sự vào sân bay của Syria, nơi mà chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phải chăng loạt bắn các tên lửa Tomahawk chỉ đơn giản nhằm gửi đi một thông điệp như chính quyền Trump tuyên bố? Hành động này có hàm ý một cách tiếp cận mang tính can thiệp mạnh hơn vào cuộc nội chiến bế tắc ở Syria? Continue reading “Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump”

27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại

Nguồn: Afghan president is overthrown and murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Tổng thống Afghanistan, Sardar Mohammed Daoud, đã bị lật đổ và bị giết  hại trong một cuộc đảo chính do phiến quân thân cộng sản dẫn đầu. Hành động tàn bạo này đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn biến động chính trị ở Afghanistan, dẫn đến sự can thiệp của quân đội Liên Xô chưa đầy hai năm sau đó.

Daoud lên nắm quyền tại Afghanistan sau một cuộc đảo chính vào năm 1973. Mối quan hệ của ông với nước láng giềng Liên Xô đã dần trở nên tồi tệ kể từ khi ông theo đuổi một chiến dịch chống lại những người cộng sản ở Afghanistan. Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Afghanistan vào đầu tháng 04/1978 có thể đã kích động phe cộng sản khởi động chiến dịch chống lại chế độ Daoud vào cuối tháng này. Continue reading “27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại”

21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980

Nguồn: Carter tells U.S. athletes of Olympic boycott, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ rằng: để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979, Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympics năm 1980 tại Moskva. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

Tháng 12/1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đang trong tình trạng không ổn định. Mỹ liền phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ đình chỉ đàm phán [cắt giảm] vũ khí với Liên Xô, lên án các hành động của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, và đe dọa sẽ tẩy chay Olympics được tổ chức tại Moskva vào năm 1980. Khi Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Carter đã thực hiện quyết định tẩy chay Thế vận hội. Continue reading “21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980”

Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama

afghanistanwar

Nguồn: Brahma Chelleney, “Obama’s Bitter Afghan Legacy”, Project Syndicate, 14/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 15 năm kể từ ngày phát động, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang diễn ra ác liệt, khiến nó trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày nay, cuộc chiến này hầu như ít được thế giới chú ý tới. Chỉ những diễn tiến kịch tính, như vụ ám sát thủ lĩnh Taliban là Akhtar Mohammad Mansour bằng máy bay không người lái gần đây của Mỹ, mới được truyền hình đưa tin. Tuy nhiên, người dân Afghanistan tiếp tục mất mát bạn bè, hàng xóm, và con cái vì cuộc xung đột, như những gì đã xảy ra với họ kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, gây ra các cuộc di cư của người tị nạn vốn đưa cha mẹ của Omar Mateen, kẻ giết 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, đến nước Mỹ. Continue reading “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama”

20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát

Amanullah Khan

Nguồn:Amir of Afghanistan is assassinated,” History.com (truy cập ngày 19/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1919, Habibullah Khan, nhà lãnh đạo Afghanistan phải vật lộn để giữ cho đất nước mình trung lập trong Thế chiến I bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Trung tâm (Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung, và Ý), đã bị bắn chết trong một chuyến đi săn.

Habibullah kế vị cha ông, Abd-ar-Rahman, làm quốc vương vào năm 1901 và lập tức bắt đầu đem lại những cải cách và hiện đại hóa rất cần thiết cho đất nước ông, bao gồm điện, ô tô, và y tế. Nằm giữa Ấn Độ thuộc Anh và Nga, trong quá khứ Afghanistan liên tục đụng độ với các nước láng giềng, bao gồm hai cuộc chiến tranh của người Afghanistan chống  quân đội Anh-Ấn vào các năm 1838–42 và 1878–79. Continue reading “20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát”

05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul

article-132412

Nguồn:The last Soviet troops leave Kabul”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một động thái quan trọng báo hiệu sự kết thúc gần một thập niên can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan, những người lính Nga cuối cùng đã rút khỏi thủ đô Kabul. Chưa đầy hai tuần sau đó, toàn bộ quân Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan, kết thúc điều mà nhiều nhà quan sát gọi là “chiến tranh Việt Nam của Liên Xô.”

Lực lượng vũ trang của Liên Xô tiến vào Afghanistan vào tháng 12 năm 1979 để hỗ trợ chính phủ cộng sản thân Liên Xô của quốc gia này trong các cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo. Gần như ngay lập tức, Liên Xô nhận ra mình đã bị sa lầy trong một cuộc xung đột leo thang nhanh chóng. Phiến quân Afghanistan tiến hành kháng chiến mạnh mẽ một cách bất ngờ chống lại sự can thiệp của người Nga. Continue reading “05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul”

24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan

Mujahedin fighters armed with Stinger missile

Nguồn:Soviet tanks roll into Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 23/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan, với lý do duy trì hiệp ước hữu nghị giữa hai nước năm 1978. Gần nửa đêm, Liên Xô tổ chức một đợt không vận lớn vào Kabul, thủ đô của Afghanistan, ước tính bao gồm 280 máy bay vận tải và ba sư đoàn, mỗi sư đoàn gần 8.500 người. Chỉ trong ít ngày, Liên Xô đã chiếm được Kabul, và triển khai một đơn vị đặc nhiệm tấn công vào Điện Tajbeg (nơi sinh sống của Tổng thống Hafizullah Amin). Các phần tử quân đội hoàng gia Afghan trung thành với Hafizullah Amin đã kháng cự dữ dội, nhưng không kéo dài được lâu.

Ngày 27 tháng 12, Babrak Karmal, nhà lãnh đạo lưu vong của phe Parcham của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) theo đường lối Marxist, được đưa lên làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan. Các lực lượng bộ binh của Liên Xô bắt đầu tràn vào lãnh thổ Afghanistan từ phía Bắc. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đã gặp phản kháng đáng kể khi họ mạo hiểm rời thành lũy tiến về vùng nông thôn. Continue reading “24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”

15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”