05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh

Nguồn: First conscription bill is introduced in British parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khi Thế chiến I bước sang năm thứ ba, Thủ tướng Anh Herbert Asquith đã trình dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên trong lịch sử đất nước mình lên Hạ viện.

Horatio Herbert Kitchener, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anh, đã cảnh báo ngay từ đầu rằng cuộc chiến này sẽ được quyết định bởi 1 triệu người lính cuối cùng của Anh. Tính đến mùa hè năm 1914, tất cả các sư đoàn chính quy của quân đội Anh đã ra chiến trường, và chiến dịch tuyển quân tình nguyện dựa trên khẩu hiệu “Quốc vương và Đất nước Cần Bạn!” đã được phát động vào tháng 8 cùng năm. Những người lính tình nguyện mới đã nhanh chóng được tuyển mộ và đào tạo, và nhiều người trong số họ đã tham gia vào các đơn vị được gọi là Tiểu đoàn Bằng hữu (Pals battalions) – gồm những người đàn ông đến từ cùng một thị trấn hoặc có cùng nghề nghiệp. Continue reading “05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh”

05/12/1952: Khói và sương mù giết chết hàng nghìn người ở Anh

Nguồn: Smog kills thousands in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, sương mù dày đặc đã bắt đầu bao phủ London, Anh. Màn sương đã kéo dài suốt năm ngày, khiến ít nhất 4.000 người tử vong.

Đó là vào một buổi chiều thứ năm, khi một khối khí áp cao đã dừng lại trên Thung lũng Sông Thames. Khi luồng không khí lạnh đột ngột tràn đến từ phía tây, khối khí trên London bị giữ lại tại chỗ. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ thấp, khiến người dân đốt thêm than trong lò sưởi. Khói, bồ hóng, và lưu huỳnh dioxide từ các cơ sở công nghiệp trong khu vực cùng với khói từ xe hơi và việc sử dụng năng lượng của mọi người đã tạo ra một màn sương mù dày đặc bất thường bao phủ thành phố. Đến sáng ngày 05/12, có một lớp sương mù có thể nhìn thấy được trải dài trên hàng trăm kilomet vuông. Continue reading “05/12/1952: Khói và sương mù giết chết hàng nghìn người ở Anh”

16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington

Nguồn: British capture Fort Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Trung tướng Wilhelm von Knyphausen và một lực lượng gồm 3.000 lính đánh thuê người Đức cùng 5.000 lính Trung Quân đã bao vây Pháo đài Washington ở điểm cực bắc và điểm cao nhất của Đảo Manhattan. Continue reading “16/11/1776: Quân Anh chiếm được Pháo đài Washington”

12/08/1776: Tướng Washington dự đoán quân Anh sẽ phong tỏa New York

Nguồn: General Washington anticipates British blockade of New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington viết thư cho Thiếu tướng Charles Lee rằng tình hình của Quân đội Lục địa đã xấu đi do dịch đậu mùa bùng phát và vấn đề đào ngũ. Washington lo ngại rằng lực lượng hải quân Anh hùng mạnh có thể phong tỏa New York, theo đó cô lập thành phố này khỏi việc liên lạc với các tiểu bang khác. Continue reading “12/08/1776: Tướng Washington dự đoán quân Anh sẽ phong tỏa New York”

Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?

Nguồn:What does Labour’s win mean for British foreign policy?”, The Economist, 03/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sir Keir Starmer đã gặp nhiều may mắn trên con đường trở thành thủ tướng Anh vào ngày 5 tháng 7. Ông cũng có thêm 2 may mắn nữa về mặt ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 7, Sir Keir và David Lammy, tân ngoại trưởng Anh, đã lên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, DC, để kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Và vào ngày 18 tháng 7, chỉ sau hai tuần làm việc, Sir Keir sẽ tổ chức một cuộc họp của Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC), một cuộc tụ họp lỏng lẻo của các quốc gia trong và xung quanh Liên minh Châu Âu, tại Cung điện Blenheim, một dinh thự rộng lớn theo phong cách Baroque, nơi Winston Churchill chào đời. Continue reading “Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

Nguồn: John Kampfner, “Keir Starmer Is Tony Blair, Minus the Optimism,” Foreign Policy, 03/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ mới của Anh đang sao chép cuốn cẩm nang của thời kỳ “Đảng Lao động Mới,” nhưng bầu không khí của đất nước đã thay đổi trong thời gian đó.

Có lẽ mọi công dân Anh đều nhớ họ đã ở đâu vào cái đêm Tony Blair trở thành thủ tướng. Tối ngày 01/05/1997, các lái tàu của hệ thống tàu điện ngầm London đã thông báo kết quả bầu cử cho hành khách. Nhiều người ăn mừng với những chai rượu vang sủi trên đường phố. Và những cử tri trung thành với đảng đã tập hợp tại khu phức hợp văn hóa Southbank bên bờ sông Thames, nơi bài hát của chiến dịch tranh cử, “Things Can Only Get Better” (Mọi chuyện sẽ chỉ tốt đẹp hơn) của D:Ream vang lên. Continue reading “Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động”

Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?

Nguồn: Eliot Wilson, “The logic of national service”, The Spectator, 27/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thật khó có thể khẳng định rằng Đảng Bảo thủ đã có một khởi đầu hoàn hảo cho chiến dịch tổng tuyển cử năm 2024. Thông báo của Rishi Sunak trên Phố Downing, việc loại một nhà báo của Sky News khỏi một sự kiện truyền thông, tính biểu tượng của chuyến thăm không thể giải thích được của thủ tướng tới Khu phố Titanic của Belfast – hầu hết mọi động thái cho đến nay đều cần tới các biện pháp kiểm soát thiệt hại ngay lập tức. Việc công bố kế hoạch áp dụng một số loại nghĩa vụ quân sự bắt buộc thoạt nhìn giống như một ván cờ vội vàng khác vốn tạo ra hàng loạt các vấn đề của riêng nó. Continue reading “Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?”

Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?

Nguồn: Ian Williams, “Why is the UK not blaming China for the MoD hack?”, The Spectator, 08/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thông tin cá nhân của các quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Anh dường như là mục tiêu mới nhất của những gián điệp mạng hiệu suất cao của Trung Quốc. Theo đó, hệ thống lương bổng của Bộ Quốc phòng Anh bao gồm tên tuổi, thông tin ngân hàng và một số địa chỉ của khoảng 272.000 người đã bị tin tặc nhắm đến. Tuy nhiên, chính phủ Anh lại đang hướng sự giận dữ của mình vào nhà thầu xui xẻo của Bộ Quốc phòng có hệ thống bị xâm phạm, thay vì những thủ phạm đáng ngờ ở Bắc Kinh.

Continue reading “Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?”

Liệu tăng chi tiêu có giúp Anh cải thiện năng lực quốc phòng?

Nguồn: Stuart Dee & Lucia Retter, “The UK Is Boosting Defence Spending. But Will It Boost Defence?”, RAND, 26/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tuần này tại Warsaw, Thủ tướng Anh đã công bố tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP vào năm 2030, với mức tăng tích lũy trong khoảng thời gian đó là 75 tỷ bảng Anh. Thông tin chi tiết hơn được đưa ra trong tài liệu được xuất bản sau đó, trình bày một loạt thông báo chính sách, bao gồm việc thành lập Cơ quan Đổi mới Quốc phòng mới, các chiến lược mới về đạn dược và đảm bảo khả năng chống chịu,  cũng như những thay đổi mới được đề xuất đối với Mô hình Levene (Levene Model), vốn đã xác định cấu trúc phát triển và mua sắm năng lực của Anh từ năm 2011.

Continue reading “Liệu tăng chi tiêu có giúp Anh cải thiện năng lực quốc phòng?”

14/11/1776: Báo Anh loan tin Benjamin Franklin tham gia nổi dậy ở Mỹ

Nguồn: English newspaper announces Benjamin Franklin has joined rebellion in America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tờ Biên niên sử St. James (St. James Chronicle) của London đã đăng một bài viết thông báo “Tiến sĩ Franklyn [Benjamin Franklin], người mà Lord Chatham [Thủ tướng William Pitt, một người ủng hộ các thuộc địa] đã vô cùng yêu quý, và thường nói ông tự hào gọi là bạn mình, lại chính là người đứng đầu cuộc nổi dậy ở Bắc Mỹ.” Continue reading “14/11/1776: Báo Anh loan tin Benjamin Franklin tham gia nổi dậy ở Mỹ”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Continue reading “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh

Nguồn: Patrick Henry voices American opposition to British policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong một bài phát biểu trước Hội nghị Virginia lần thứ hai, Patrick Henry đã phản ứng lại sự cai trị ngày càng áp bức của người Anh đối với các thuộc địa Mỹ bằng cách tuyên bố, “Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào, nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết!” Sau khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4/7/1776, Patrick Henry được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm làm thống đốc bang Virginia. Continue reading “23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh”

13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal

Nguồn: Patriots take Montreal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 13/11/1775, Chuẩn tướng Quân đội Lục địa Richard Montgomery đã chiếm Montreal, Canada mà không bị phản kháng.

Chiến thắng của Montgomery một phần nhờ vào thất bại của Ethan Allen trước Tướng Anh kiêm Thống đốc Hoàng gia Canada Guy Carleton tại Montreal vào ngày 24/09/1775. Chiến dịch tấn công sai lầm và thiếu thốn nhân sự của Allen vào Montreal đã khiến ông bị người Anh bắt giữ và giam cầm tại Lâu đài Pendennis ở Cornwall, Anh. Continue reading “13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh

Nguồn:Elizabeth II never laid down the heavy weight of the crown.” The Economist, 08/09/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đối với hàng triệu người đón xem lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh vào ngày 2 tháng 6 năm 1953 — lần đầu tiên một lễ đăng quang như vậy được phát trên truyền hình — phần xúc động nhất nằm ở cuối buổi lễ. Đó là khi chiếc vương miện hoàng gia, nạm 2.868 viên kim cương và nặng hơn một kg, được đặt lên mái tóc đen mỏng của Elizabeth Windsor và đưa bà trở thành Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhưng đối với Nữ hoàng, theo lời của một số ít nhân vật thân thiết, phần áp lực nhất của buổi lễ diễn ra trước nghi thức trao vương miện, và không được phát trên truyền hình. Như các đời vua trước từ thời Trung cổ, Elizabeth phải cởi bỏ y phục ngoài để thực hiện nghi thức xức dầu thánh: một biểu trưng cho thấy vương quyền không chỉ đến từ dòng máu Hanover, mà còn từ Chúa. Đó là lời nhắc nhở rằng bà có một nghĩa vụ linh thiêng và vĩnh cữu. Và Nữ hoàng chưa bao giờ quên điều đó. Continue reading “Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh”

28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ

Nguồn: Zulu king captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Vua Cetshwayo, người cai trị cuối cùng của Zululand, đã bị người Anh bắt giữ sau thất bại trong Chiến tranh Anh-Zulu. Sau đó, ông đã bị đưa đi lưu đày. Hành động chống lại sự cai trị của người Anh ở miền nam châu Phi của Cetshwayo đã dẫn đến cuộc xâm lược của Anh vào Zululand vào năm 1879.

Năm 1843, người Anh thừa hưởng từ người Boer địa vị cai trị Natal, vốn kiểm soát Zululand, vương quốc của người Zulu. Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi vào thế kỷ 17. Zulu, một dân tộc di cư từ phía bắc, cũng đến miền nam châu Phi trong thế kỷ 17, định cư quanh vùng sông Tugela. Continue reading “28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”