24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Continue reading “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh

Nguồn: Ottawa Chief Pontiac’s Rebellion against the British begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Cuộc nổi dậy của Tù trưởng Pontiac (Pontiac’s Rebellion) đã nổ ra khi một liên minh chiến binh người Mỹ bản địa dưới quyền Tù trưởng Pontiac của tộc Ottawa tấn công binh lính Anh đóng tại Detroit. Sau khi không thể chiếm được pháo đài ngay trong đợt tấn công đầu tiên, lực lượng của Pontiac, gồm các chiến binh Ottawa và được tăng cường bởi các bộ tộc Wyandot, Ojibwa và Potawatami, đã thực hiện một cuộc bao vây kéo dài hàng tháng. Continue reading “07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh”

30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Battle of the Boot takes place between Anglo-Indian and Turkish forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Trận Boot đã đánh dấu sự kết thúc Chiến dịch Samarrah của quân đội Anh, vốn được liên quân Anh-Ấn triển khai một tháng trước đó theo lệnh của toàn quyền chỉ huy khu vực, Sir Frederick Stanley Maude, nhắm vào tuyến đường sắt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Samarra, cách Baghdad khoảng 130 km về phía bắc, thuộc vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).

Khi vừa chiếm được Baghdad, Maude quyết định sẽ không nghỉ ngơi, mà nhanh chóng củng cố các vị trí phe Hiệp ước ở phía bắc, nơi lực lượng của chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ Khalil Pasha đang đóng quân sau khi rút lui khỏi Baghdad, để chờ quân tiếp viện từ Ba Tư. Trong Chiến dịch Samarrah, bắt đầu vào ngày 13/03/1917, khoảng 45.000 lính tiền tuyến Anh-Ấn đã được lệnh di chuyển đến sông Tigris, về hướng đường sắt tại Samarra. Continue reading “30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát

Nguồn: Gandhi assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, đã bị một người theo Ấn giáo cực đoan ám sát ở New Delhi.

Sinh ra là con trai của một quan chức Ấn Độ vào năm 1869, Gandhi có một người mẹ là tín đồ sùng đạo của phái Vishnu, và bà đã sớm cho con mình tiếp xúc với đạo Jain, một tôn giáo hà khắc của Ấn Độ chủ trương bất bạo động. Dù không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng vào năm 1888, Gandhi đã được trao cơ hội để theo học luật ở Anh. Năm 1891, ông trở lại Ấn Độ, nhưng không tìm được vị trí công việc ổn định nên cuối cùng đã chấp nhận làm nhân viên hợp đồng một năm ở Nam Phi vào năm 1893. Continue reading “30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nguồn: The United Arab Emirates is formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, UAE) đã được thành lập. Liên minh của sáu vương quốc nhỏ tại vùng Vịnh – với vương quốc thứ bảy cũng sớm gia nhập – đã tạo ra một quốc gia nhỏ bé nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Thông qua một loạt các hiệp ước kể từ năm 1820, một số vương quốc trên bờ biển phía bắc của Bán đảo Ả Rập đã nhận được sự bảo hộ của Anh. Với mong muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại và bảo vệ thuộc địa quý giá của họ là Ấn Độ, Hải quân Anh đã quyết định bảo trợ cho “Các nước Đình chiến” (Trucial States – tên cũ của UAE – do các nước này ký hiệp ước với Anh) để đổi lấy việc họ hợp tác vì lợi ích của Anh. Continue reading “21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”

12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh

Nguồn: Kenya declares independence from Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Kenya chính thức tuyên bố độc lập khỏi Anh. Quốc gia Đông Phi này theo đó đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ còn lâu mới kết thúc.

Một thập niên trước đó, vào năm 1952, cuộc nổi dậy có tên gọi Khởi nghĩa Mau Mau (Mau Mau Uprising) đã làm rung chuyển thuộc địa của Anh ở châu Phi. Người Anh không chỉ chi tới 55 triệu bảng để trấn áp cuộc nổi dậy, mà còn thực hiện nhiều đợt tàn sát dân thường, ép hàng trăm nghìn người Kenya phải vào trại tập trung và đình chỉ các quyền tự do dân sự ở nhiều thành phố. Continue reading “12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings

Nguồn: The Battle of Hastings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, Vua Harold II của Anh đã bị quân Norman của William Chinh phạt (William the Conqueror) đánh bại trong Trận Hastings diễn ra tại Đồi Senlac, cách Hastings khoảng bảy dặm. Cuối trận chiến đẫm máu kéo dài cả ngày này, Harold đã thiệt mạng – theo truyền thuyết, ông bị một mũi tên bắn vào mắt – còn lực lượng của ông thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Chỉ hơn hai tuần trước đó, William, Công tước xứ Normandy, đã xâm lược nước Anh và tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng. Năm 1051, William được cho là đã đến Anh để thăm người anh họ của mình là Edward Sám hối (Edward the Confessor), vị vua Anh không có con nối dõi. Theo các nhà sử học Norman, Edward đã hứa để William trở thành người thừa kế của mình. Continue reading “14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings”

21/09/1780: Tướng Mỹ Benedict Arnold phạm tội phản quốc

Nguồn: Benedict Arnold commits treason, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, trong Cách mạng Mỹ, Tướng Mỹ Benedict Arnold đã gặp Thiếu tá Anh John Andre để bàn về việc giao West Point cho người Anh, đổi lại lời hứa về một khoản tiền thưởng lớn và một vị trí cấp cao trong quân đội Anh. Âm mưu đã bị phanh phui, và Arnold từ một cựu anh hùng của Mỹ trở thành kẻ có tên gọi đồng nghĩa với từ “kẻ phản bội.”

Arnold sinh ra trong một gia đình danh giá ở Norwich, Connecticut, vào ngày 14/01/1741. Ông theo học nghề bào chế thuốc, nhưng sau lại gia nhập lực lượng dân quân trong Chiến tranh Pháp – Người Mỹ bản địa (1754-1763). Sau đó, ông trở thành một thương nhân thành công và gia nhập Quân đội Lục địa khi Chiến tranh Cách mạng nổ ra giữa Vương quốc Anh và 13 thuộc địa của Mỹ vào năm 1775. Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1783, các thuộc địa đã giành được độc lập từ Anh và thành lập một quốc gia mới, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Continue reading “21/09/1780: Tướng Mỹ Benedict Arnold phạm tội phản quốc”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh

Nguồn: A serial rapist strikes in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, gã trộm cắp – hiếp dâm hàng loạt có biệt danh “The Fox” (Cáo) đã đột nhập vào một ngôi nhà gần làng Brampton, Anh và tấn công một cô gái, bạn trai và anh trai của cô. Sau khi cưỡng bức người phụ nữ, kẻ tấn công đã xóa mọi dấu vết bằng chứng khỏi cơ thể nạn nhân và khu vực xung quanh. Vụ việc hóa ra chỉ là một phần trong tội ác đã bắt đầu kể từ mùa xuân năm 1984 khi tên trộm với chiếc áo có mũ trùm đầu đột nhập vào một số ngôi nhà ở khu vực phía bắc London. Vài tháng sau, hắn bắt đầu chuyển sang cưỡng hiếp nạn nhân. Continue reading “17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong

Nguồn: Zong slave ship trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, trong phiên xét xử vụ Zong, một tàu buôn nô lệ, Chánh án Tòa Bench (tòa dân sự) ở London tuyên bố rằng vụ thảm sát nô lệ người châu Phi trên tàu chỉ “như thể ngựa bị ném đi.” Thủy thủ đoàn Zong đã ném ít nhất 142 nô lệ châu Phi xuống biển, nhưng câu hỏi đặt ra trước tòa không phải là ai đã thực hiện hành vi tàn bạo này, mà là liệu “món hàng” bị mất có được bảo hiểm hay không. Phiên tòa đã cho thấy sự kinh hoàng và vô nhân đạo của việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương, đồng thời dẫn tới một phong trào mới nhằm xóa bỏ nó.

Tàu Zong rời Accra vào tháng 08/1781, mang theo 442 người châu Phi bị bắt làm nô lệ, đưa họ đến các đồn điền thuộc địa ở Jamaica. Như thường thấy trên các tàu buôn nô lệ, Zong đã ở trong tình trạng quá tải, chở gấp đôi lượng người mà một con tàu cỡ lớn có thể vận chuyển một cách an toàn. Continue reading “22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong”