24/02/1946: Juan Perón đắc cử tổng thống Argentina

Nguồn: Juan Perón elected in Argentina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Juan Domingo Perón, cựu phó tổng thống gây tranh cãi của Argentina, đã chính thức được bầu làm tổng thống.

Trở lại năm 1943, khi còn là một sĩ quan quân đội, Perón đã tham gia vào một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ dân sự yếu kém của Argentina. Sau khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng lao động, ảnh hưởng của ông ngày càng tăng, và vào năm 1944, ông trở thành phó tổng thống kiêm bộ trưởng chiến tranh. Sang tháng 10/1945, sau cuộc đảo chính của các sĩ quan và dân thường trung thành với hiến pháp, Perón bị lật đổ khỏi các chức vụ của mình và bị cầm tù, nhưng nhờ sự kêu gọi của công nhân và của người tình nhân đầy lôi cuốn của ông, Eva Duarte, ông sớm được thả ra. Continue reading “24/02/1946: Juan Perón đắc cử tổng thống Argentina”

Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Từ một nhà kinh tế học cấp tiến thành nhân vật chính trong lễ nhậm chức Tổng thống tại Cung Quốc hội Argentina hôm 10/12/2023, sự trỗi dậy nhanh chóng của Javier Milei mở ra một kỷ nguyên mới của  nền chính trị Argentina. Khi ông tuyên bố tham gia chính trường vào năm 2020 với cam kết cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, ít ai có thể dự đoán rằng ba năm sau, nhà kinh tế với mái tóc bù xù và cựu bình luận viên truyền hình này có thể trở thành Tổng thống. Continue reading “Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina”

Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina

Nguồn: Isabel Perón takes office as Argentine president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, khi Tổng thống Argentina Juan Perón nằm trên giường bệnh, Isabel Martinez de Perón, vợ và cũng là phó tổng thống của ông, đã tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ. Tổng thống Isabel Perón, một cựu vũ công và là vợ thứ ba của Perón, là nữ lãnh đạo đầu tiên của Tây Bán cầu. Hai ngày sau, Juan qua đời vì bệnh tim, và Isabel bị bỏ lại một mình với tư cách là nhà lãnh đạo của một quốc gia đang có xung đột nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Continue reading “29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina”

19/09/1955: Tổng thống Juan Domingo Perón bị lật đổ ở Argentina

Nguồn: Perón deposed in Argentina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau một thập niên nắm quyền, Tổng thống Argentina Juan Domingo Perón bị đã lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Vốn là một chính khách dân túy lên nắm quyền vào năm 1946 nhờ sự hậu thuẫn của các tầng lớp lao động, Perón ngày càng trở nên độc tài khi nền kinh tế Argentina suy yếu vào đầu những năm 1950. Trợ thủ chính trị lớn nhất của ông chính là người vợ cực kỳ lôi cuốn, Eva “Evita” Perón, nhưng bà đã qua đời vào năm 1952, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh quốc gia đã từng ủng hộ ông. Vì đã chống lại nhà thờ, sinh viên và nhiều nhóm khác, Perón bị quân đội buộc phải lưu vong vào tháng 09/1955. Ông đến định cư ở Tây Ban Nha, nơi ông trở thành thủ lĩnh lưu vong của nhóm “Peronists” (Những người theo chủ nghĩa Perón) – một phe phái nhiều ảnh hưởng, gồm những người Argentina vẫn trung thành với ông và hệ thống của ông. Continue reading “19/09/1955: Tổng thống Juan Domingo Perón bị lật đổ ở Argentina”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

Thế giới hôm nay: 25/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump thừa nhận ông tạm ngưng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, ông phủ nhận đã gây áp lực buộc tổng thống Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra tham nhũng đối với Joe Biden và con trai ông này, người từng làm ăn ở Ukraine khi Biden là phó tổng thống. Ông Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Ông Trump nói ông sẵn sàng công bố bản sao đầy đủ cuộc gọi điện thoại của ông với ông Zelensky. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hành động của tổng thống có thể đảm bảo ông bị luận tội nếu thật sự ông Trump đã sử dụng chính sách an ninh quốc gia và tiền thuế của người dân để đạt được lợi ích chính trị trong nước. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, đang tổ chức các cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Dân chủ để thảo luận về khả năng đó. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/09/2019”

Thế giới hôm nay: 23/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc rằng ông Donald Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra tham nhũng đối với con trai ông, Hunter Biden. Hunter Biden từng làm ăn ở Ukraine khi cha anh làm Phó Tổng thống. Ông Biden, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã cáo buộc ông Trump “cực kì lạm dụng quyền lực”. Ông Trump nói ông không làm gì sai.

Iran đúng như dự đoán đã phản đối gay gắt quyết định triển khai quân tới Ả Rập Saudi của Mỹ. Iran phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hứa “hủy diệt hoàn toàn bất kỳ kẻ xâm lược nào”, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo các lực lượng nước ngoài hãy tránh xa. Mỹ nói việc triển khai quân là để phòng thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2019”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

Thế giới hôm nay: 02/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình ở Hồng Kông đã đánh đấu kỷ niệm năm năm cuộc bỏ phiếu bác bỏ các cải cách chính trị nửa vời do Trung Quốc đưa ra. Bất chấp việc chính quyền cấm tuần hành, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường một cách hòa bình tại trung tâm thành phố và, đồng thời, một cách ít hòa bình hơn, đã bao vây các tòa nhà chính phủ và làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm. Đó là đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 13 liên tiếp.

Taliban, một nhóm thánh chiến, đã tấn công hai thành phố ở miền bắc Afghanistan ngay cả khi các nhà đàm phán cho biết họ đã gần hoàn thành một thỏa thuận hòa bình. Mỹ dự kiến sẽ rút gần hết quân đội ra khỏi Afghanistan nếu Taliban hứa ngừng che chở cho những tên khủng bố tìm cách tấn công các mục tiêu Mỹ. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ dân cử của Afghanistan vẫn còn rất xa xôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2019”

Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

Thế giới hôm nay: 28/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã bác bỏ khả năng đàm phán với Tổng thống Donald Trump cho đến khi nào Mỹ đồng ý dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói tại hội nghị G7 rằng ông có thể sắp xếp một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Iran và Mỹ. Ông Trump nói rằng ông sẽ đồng ý tiến hành một cuộc họp “nếu hoàn cảnh phù hợp”.

Các đảng đối lập của Vương quốc Anh đã thống nhất chiến thuật của họ nhằm ngăn chặn chính phủ Đảng Bảo thủ theo đuổi Brexit không thỏa thuận. Tại một cuộc gặp được tập hợp bởi nhà lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn, các nghị sĩ từ sáu đảng đã đồng ý sử dụng các quy trình pháp lý của quốc hội để ngăn cản chính phủ, thay vì tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Phần lớn các nghị sĩ, bao gồm nhiều đảng viên đảng Bảo thủ, muốn ngăn chặn Brexit không thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/08/2019”

Thế giới hôm nay: 13/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Huawei trong tầm ngắm của Mỹ

Hôm nay một quy định mới bắt đầu có hiệu lực cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei. Đây là đòn mới nhất trong cuộc tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ tháng 5, khi công ty này bị đưa vào danh sách các thực thể mà các nhà xuất khẩu Mỹ không được bán các công nghệ quan trọng. Hoa Kỳ bày tỏ ngờ vực đối với các thiết bị viễn thông của Huawei, vốn đã phổ biến toàn cầu, và lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự phổ biến này để do thám Mỹ và các đồng minh.

Nhưng Huawei còn lâu mới chịu bị đánh bại. Hồi cuối tháng 7, công ty này báo cáo tăng trưởng doanh thu hằng năm là 23%. Đến ngày 9 tháng 8, Huawei công bố một hệ điều hành mới có tên là Harmony, được thiết kế nhằm đưa họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Tập đoàn này kì vọng việc thiết kế Harmony với mã nguồn mở cho phép mọi người dùng kiểm tra sẽ làm giảm sự ngờ vực. Có thể, nhưng đó vẫn là một trận chiến khó nhằn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2019”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt

Nguồn: Falkland Islands War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, sau khi trải qua sáu tuần chống cự thất bại trước lực lượng người Anh, Argentina đã chính thức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Quần đảo Falkland.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cực nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được Anh tuyên bố chủ quyền. Nhà thám hiểm người Anh, John Davis, có thể đã tìm thấy quần đảo này vào năm 1592. Sang năm 1690, Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận đặt chân lên đảo. Ông đặt tên hòn đảo theo tên Tử tước Falkland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia lúc bấy giờ. Năm 1764, nhà thám hiểm người Pháp Louis-Antoine de Bougainville đã thành lập thuộc địa đầu tiên trên đảo, East Falkland, nhưng lại để mất nó vào tay người Tây Ban Nha. Năm 1765, Anh lập thuộc địa West Falkland nhưng cũng đã rời đi vào năm 1774 vì lý do kinh tế. Tây Ban Nha cũng bỏ thuộc địa của mình vào năm 1811. Continue reading “14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland

Falklands

Nguồn:Argentina invades Falklands,” History.com (truy cập ngày 01/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, Argentina xâm lược quần đảo Falkland, thuộc địa của Anh từ năm 1892 và thuộc sở hữu của Anh kể từ năm 1833. Các lực lượng đổ bộ của Argentina nhanh chóng vượt qua các đơn vị đồn trú quy mô nhỏ của lính thủy đánh bộ Anh ở thị trấn Stanley thuộc đảo Đông Falkland và đến ngày hôm sau thì chiếm đóng các lãnh thổ hải ngoại Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. 1.800 người dân Quần đảo Falkland, chủ yếu là nông dân chăn cừu nói tiếng Anh, đã chờ đợi một phản ứng từ phía Anh.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cách mũi phía Nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được người Anh tuyên bố chủ quyền. Thủy thủ người Anh John Davis có thể đã thấy quần đảo này từ năm 1592, và đến năm 1690 Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận là đã đổ bộ lên quần đảo này. Continue reading “02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”