12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s New Entente”, Project Syndicate, 03/11/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du tới các nước châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang diễn biến hết sức nóng bỏng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã công nhận rằng “trọng  tâm của thế giới đang dịch chuyển dần về trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đã kêu gọi các cường quốc dân chủ trong khu vực này cần tiếp tục theo đuổi một chính sách “can dự và hợp tác chặt chẽ hơn”. Những cường quốc này, bao gồm cả nước Mỹ của Donald Trump, cần lưu tâm đến lời kêu gọi này. Trên thực tế, chỉ có một liên minh các nền dân chủ  mới có thể bảo đảm sự hình thành một trật tự dựa trên luật lệ và một sự cân bằng quyền lực ổn định tại khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế này. Continue reading “Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á”

Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?

Nguồn:How Australia has gone 25 years without a recession”, The Economist, 16/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế chịu đựng được các chu kỳ bùng nổ và suy thoái.

Quặng sắt của bang Tây Australia và than của Queensland là trung tâm của sự bùng nổ ngành khai thác mỏ gần đây của Australia, được nhóm lên bởi sự tăng trưởng nóng của ngành sản xuất thép Trung Quốc. Tại đỉnh cao vào khoảng 5 năm trước đây, đầu tư vào khai thác mỏ chiếm đến 9% GDP toàn quốc. Nhưng khi đầu tư bắt đầu giảm vào năm 2013, nợ của Tây Australia đã tăng vọt. Ở mức 6,5%, tỷ lệ thất nghiệp của bang này giờ đây là mức cao nhất của Australia. Nếu theo cùng một mô hình với những cuộc bùng nổ trước đó, tình hình của Tây Australia sẽ lan rộng trên cả nước và kết thúc bằng một cuộc suy thoái toàn quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn nguyên vẹn, kéo dài 25 năm mà không có bất cứ một cuộc suy thoái nào. Làm thế nào Australia đạt được kỳ tích vốn đã thách thức hầu hết các quốc gia giàu có khác? Continue reading “Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?”

Nước Úc trước tương lai bất định

Tác giả: Phạm Phú Khải

Từ 28-30/03/2017, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) triệu tập tất cả các đại sứ, ủy viên cao cấp và tổng lãnh sự từ khắp nơi trên thế giới về thủ đô Canberra để bàn về các mục tiêu ngoại giao, thương mại và chính sách phát triển trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất định hiện nay.

Đây là lần đầu tiên DFAT triệu tập hơn một trăm chuyên viên ngoại giao hàng đầu của mình về thủ đô để cùng nhau vạch ra một sách lược nền tảng làm lộ trình hướng dẫn cả quốc gia đối phó với những thử thách, cơ hội và nguy cơ trong vòng năm đến mười năm tới. Lộ trình này nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi quốc tế của Úc và định hình cung cách can dự của Úc với thế giới. Sách lược hay khung sườn này có tên gọi chính thức là Sách Trắng Chính Sách Ngoại Giao (Foreign Policy White Paper – FPWP). Continue reading “Nước Úc trước tương lai bất định”

Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?

79-why-a-planned-vote-on-gay-marriage-has-divided-australia

Nguồn:Why a planned vote on gay marriage has divided Australia“, The Economist, 11/102016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã công bố hồi tháng 9 vừa qua rằng chính phủ Liên đảng Tự do – Quốc gia phe bảo thủ của ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu vào ngày 11/02/2017 để lấy ý kiến về việc “Liệu luật pháp có nên được thay đổi để cho phép các cặp đồng tính kết hôn hay không?” Chính phủ đã lập kế hoạch cho một cuộc trưng cầu dân ý không có giá trị ràng buộc (non-binding referendum), hay còn gọi là bỏ phiếu toàn dân (plebiscite), thuật ngữ được dùng cho hoạt động này tại Australia. Nếu được thông qua bởi cuộc trưng cầu, ông cam kết rằng quốc hội liên bang sẽ sửa đổi Luật Hôn nhân để cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Australia là một trong số ít các nước giàu vẫn cấm hôn nhân đồng tính. Nhưng tranh cãi chính trị đã ngăn cản sự thay đổi này: nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng tính và nhiều chính trị gia muốn quốc hội đưa ra quyết định mà không cần tổ chức bỏ phiếu toàn dân. Sau khi quốc hội nhóm họp lại sau một kì nghỉ ngắn vào tuần này, kế hoạch trưng cầu dân ý sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trật hướng. Vì sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?”

Có phải các nhà kinh tế Úc không hiểu Trung Quốc?

ozcn

Nguồn: James Laurenceson, “Are economists China-blind?“, East Asia Forum, 09/10/2016

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Theo một số chuyên gia trong cộng đồng chiến lược Australia, các nhà kinh tế đã không hiểu đúng Trung Quốc, ít nhất là về những khía cạnh quan trọng.

Tháng trước, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách chiến lược Australia Peter Jennings  đã tuyên bố rằng nhiều nhà bình luận kinh tế cho thấy họ “hoàn toàn không hiểu biết hoặc không quan tâm tới các đường hướng chung của chính sách chiến lược Trung Quốc”. Điều này hàm ý rằng các nhà kinh tế và cộng đồng kinh doanh đã quá mải mê kiếm tiền nên không chú ý tới việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Continue reading “Có phải các nhà kinh tế Úc không hiểu Trung Quốc?”

Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?

ausele2016

Nguồn:Will Australia’s election make any difference to its foreign policy?East Asia Forum, 13/06/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm truyền thống về lựa chọn chính sách đối ngoại cho rằng nó đã nằm trong ADN của các quốc gia – dân tộc, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế và những toan tính về lợi ích của nó trong các vấn đề quốc tế.

Theo quan niệm này thì sự thay đổi quyền lãnh đạo từ Đảng Dân chủ Nhật Bản sang Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản chỉ là sự chuyển tiếp bên ngoài hơn là thay đổi về bản chất của chính sách đối ngoại. Nếu Abe mơ về một nước Nhật từng là một cường quốc với chính sách đối ngoại độc lập hơn, thì thực tế sẽ hạn chế tham vọng của ông để phù hợp với tầm vóc nước Nhật – dù đó là tham vọng về phá vỡ những hạn chế trong khuôn khổ liên minh an ninh với Mỹ, tham vọng dành cho những đạo luật an ninh mới, về việc thay đổi điều khoản hòa bình trong hiến pháp và về làm thế nào để cứng rắn hơn với Trung Quốc. Những gì ông đã thay đổi chỉ là những điều chỉnh theo một xu hướng rõ ràng. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn được duy trì ổn định trong một thời gian dài. Continue reading “Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?”

Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông

0,,19069468_303,00

Nguồn:M’sian, Aussie Defence Ministers to discuss Beijing’s S China Sea actions”, Today Online, 15/03/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp là nhằm đảm bảo rằng có những nỗ lực được đưa ra để buộc Bắc Kinh giữ lời hứa của mình về việc phi quân sự hóa Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua nói rằng ông sẽ gặp gỡ với người đồng nhiệm Australia vào tuần tới để thảo luận việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ hội đàm với các bên đồng tranh chấp khác là Philippines và Việt Nam.

Ông Hishammuddin nói ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne để đảm bảo rằng có những nỗ lực được thực hiện để “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt các tài sản quân sự của họ trong khu vực này”. Continue reading “Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông”

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

643827-kevin-rudd

Nguồn: Maurits Elen, “Interview: Kevin Rudd”, The Diplomat, 18/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và trật tự thế giới đang thay đổi.

The Diplomat: Một trật tự thế giới lưỡng cực đang ló dạng, với Hoa Kỳ ở phương Tây và Trung Quốc ở phía Đông. Sự chuyển tiếp này mang lại những thách thức nào? Continue reading “Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới”

26/01/1788: Australia được thành lập

ausdayagain

Nguồn:Australia Day“, History.com (truy cập ngày 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn đầu một đội tàu 11 chiếc của Anh chở các tù nhân đến thuộc địa New South Wales, qua đó đặt nền móng cho nước Australia ngày nay. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn, thuộc địa non trẻ đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ kỷ niệm này.

Australia, từng được gọi là New South Wales, ban đầu được dự định làm một thuộc địa cho các tù nhân. Tháng 10 năm 1786, chính phủ Anh bổ nhiệm thuyền trưởng Arthur Phillip của tàu HMS Sirius, và giao cho ông thành lập một trại lao động nông nghiệp cho tù nhân Anh ở đó. Do không biết rõ những gì mình có thể mong đợi từ các vùng đất bí ẩn và xa xôi kia, Phillip gặp khó khăn rất lớn trong việc tập hợp được đội tàu để bắt đầu cuộc hành trình. Continue reading “26/01/1788: Australia được thành lập”

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?

b428c__1x_1

Tác giả: Thanh Hương

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph. Continue reading “Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?

180396-110822-australia-malaysia-refugees

Nguồn: Maria O’Sullivan, “Why is the Australian government sending refugees to Cambodia?”, East Asia Forum, 28/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, một thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn được ký giữa Úc và Campuchia đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính sách dành cho người xin tị nạn của Úc. Thỏa thuận đưa ra các điều kiện, theo đó, những người được giới chức tại Nauru (nằm trong chế độ phân loại người tị nạn từ xa của Úc – offshore processing regime) công nhận là người tị nạn sẽ được tái định cư tự nguyện ở Campuchia. Continue reading “Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?”

Lợi ích của Australia tại Biển Đông

470411-navy-flagship

Nguồn: Michael Wesley, “Australia’s interests in the South China Sea”, in L. Buszynski & C. Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s regional security environmentNational Security College occasional papers No. 5 September 2013, pp. 45-49.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Trước tình hình các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trở lại trong những năm gần đây, chính phủ Australia đã đón nhận bằng một thái độ đầy do dự. Đáp lại lời kêu gọi từ Viện Lowy vào năm 2012 rằng Australia cần có một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn đối với các tranh chấp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr đã phát biểu với Đài phát thanh ABC: Continue reading “Lợi ích của Australia tại Biển Đông”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”