Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba

Nguồn: United States recognizes new Cuban government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sáu ngày sau khi chế độ độc tài Fulgencio Batista sụp đổ ở Cuba, chính quyền Mỹ đã công nhận chính phủ lâm thời mới của đảo quốc này. Dù lo ngại rằng Fidel Castro, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Batista, có thiên hướng cộng sản, chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể hợp tác với chế độ mới và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Cuba.

Sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ của Batista là nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Mỹ. Ban đầu, chính phủ mới, do Manuel Urrutia làm tổng thống lâm thời, tỏ ra thờ ơ với các nhà ngoại giao Mỹ, bao gồm Đại sứ Mỹ Earl E. T. Smith. Cá nhân Smith cũng nghi ngờ về chính trị của chế độ mới. Ông và những người Mỹ khác ở Cuba nghi ngờ động cơ và mục tiêu của nhà lãnh đạo nổi dậy đầy lôi cuốn Fidel Castro. Continue reading “07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba”

07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba

Nguồn: Full U.S.-Cuba embargo is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy ban hành sắc lệnh mở rộng các hạn chế thương mại của Mỹ đối với Cuba. Lệnh cấm vận theo sau – cấm toàn bộ hoạt động thương mại giữa Cuba và Mỹ – đã có tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế của đảo quốc và định hình lịch sử đương đại của Tây Bán cầu.

Lệnh cấm vận là kết quả của sự lao dốc nhanh chóng trong quan hệ Mỹ-Cuba. Các nhà cách mạng của Fidel Castro đã lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1959, nhưng ban đầu, chế độ mới của Cuba đã tìm kiếm quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh nhất của mình. Continue reading “07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba”

01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. destroys Spanish Pacific fleet in Battle of Manila Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Vịnh Manila ở Philippines, Hải đội Á Châu của Mỹ đã tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha trong trận đánh đầu tiên của Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Gần 400 thủy thủ Tây Ban Nha đã thiệt mạng, 10 tàu chiến Tây Ban Nha bị đắm hoặc bị chiếm, trong khi chỉ có 6 người Mỹ bị thương.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha thực hiện để trấn áp chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các thị trấn đầy bệnh tật, đã được mô tả sống động bằng nhiều hình ảnh trên Báo chí Mỹ và làm cho dư luận dậy sóng. Continue reading “01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha

Nguồn: The Battle of San Juan Hill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong một chiến dịch đánh chiếm Santiago de Cuba dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha trên bờ biển phía nam Cuba, Quân đoàn số 5 của Mỹ đã đối đầu với lực lượng của Tây Ban Nha tại làng El Caney và đồi San Juan.

Tháng 05/1898, một tháng sau khi Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bùng nổ, một hạm đội từ Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương đến cập cảng Santiago de Cuba. Lực lượng hải quân áp đảo của Mỹ cũng đến ngay sau đó và nhanh chóng phong tỏa lối vào bến cảng. Sang tháng 6, Quân đoàn số 5 đổ bộ lên Cuba với mục đích hành quân đến Santiago và phát động một chiến dịch tấn công phối hợp trên bộ và trên biển vào căn cứ của Tây Ban Nha. Trong số các binh sĩ mặt đất của Mỹ có nhóm “Những Kỵ binh Đại tài” (Rough Riders) do Theodore Roosevelt chỉ huy – tập hợp các cao bồi miền Tây và quý tộc miền Đông nước Mỹ – với tên gọi chính thức là Lực lượng Kỵ binh Tình nguyện số 1. Continue reading “01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha”

Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?

Nguồn: Who will run Cuba after the Castros?”, The Economist, 16/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Theo hiến pháp Cuba, Đảng Cộng sản là “lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội và nhà nước.” Điều này có nghĩa là Đảng có thể thiết lập các chính sách quốc gia. Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba – vị trí do hai anh em nhà Castro (Fidel, sau đó là Raúl) liên tiếp nắm giữ trong sáu thập niên qua – chính thức là vị trí chính trị quyền lực lớn nhất tại đảo quốc này. Tại Đại hội lần thứ tám của Đảng, khai mạc ngày 16 tháng 4, Miguel Díaz-Canel, hiện là chủ tịch nước và nguyên thủ quốc gia của Cuba, có thể sẽ thay thế Raúl Castro làm bí thư thứ nhất và lãnh đạo đảng. Đó có phải là sự kết thúc của một kỷ nguyên? Continue reading “Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?”

Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam

Tác giả: Trần Ngọc Bích

Tin Chủ tịch Raúl Castro từ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Cuba, lần đầu tiên sau gần 60 năm đất nước được lãnh đạo bởi người không thuộc gia đình Castro được nhiều người chú ý.

Câu hỏi là liệu việc này có làm le lói một số tia hy vọng cho đảo quốc xinh đẹp ở Tây Bán Cầu?

Tôi nhớ tới chuyến du lịch tới Cuba cách đây hai năm và xin kể ra đây để chia sẻ một số cảm xúc, suy nghĩ về quốc gia ‘vừa lạ vừa quen’ này.

Chuyến bay từ thành phố Ft Lauderdale, Florida đến Havana mất một giờ hai lăm phút với chỉ khoảng mười phần trăm là khách du lịch, còn lại là người Cuba sống ở Mỹ mà tôi vẫn gọi vui là dân Cu Kiều.

Continue reading “Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam”

11/04/2015: Barack Obama và Raúl Castro gặp nhau ở Panama

Nguồn: Barack Obama and Raúl Castro meet in Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, lần đầu tiên sau hơn 50 năm, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Cuba đã chính thức gặp nhau. Barack Obama và Raúl Castro, em trai của Fidel Castro, người mà phía Mỹ đã cắt đứt liên lạc ngoại giao vào năm 1961, đã bắt tay nhau và bày tỏ sẵn sàng cùng khép lại một trong những mối thâm thù ngoại giao nổi bật nhất thế giới.

Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba sau khi cuộc cách mạng do Castro lãnh đạo đã lật đổ một nhà độc tài được Mỹ hậu thuẫn và thiết lập một chế độ thân thiện hơn với Liên Xô. Trong vòng 50 năm tiếp theo, Mỹ đã tìm cách cô lập Cuba về kinh tế và chính trị; mặc dù không lôi kéo được các quốc gia khác tham gia lệnh cấm vận của mình, nhưng Mỹ vẫn cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế của Cuba. Continue reading “11/04/2015: Barack Obama và Raúl Castro gặp nhau ở Panama”

23/02/1958: Nhà vô địch Formula One bị bắt cóc tại Cuba

Nguồn: Formula One champ kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, tay đua năm lần vô địch Formula One, Juan Manuel Fangio của Argentina, bị bắt cóc tại Cuba bởi một nhóm phiến quân của Fidel Castro.

Fangio bị bắt khỏi khách sạn tại Havana nơi ông đang ở, chỉ một ngày trước Cuba Grand Prix, một sự kiện nhằm giới thiệu đảo quốc này. Ông được thả ra mà không hề hấn gì vài giờ sau cuộc đua. Vụ bắt cóc là nhằm hạ nhục Tổng thống Cuba, Fulgencio Batista, trên trường quốc tế. Chính phủ của Batista sẽ bị lực lượng của Castro lật đổ vào ngày 01/01/1959. Continue reading “23/02/1958: Nhà vô địch Formula One bị bắt cóc tại Cuba”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad

Nguồn: Mutiny on the Amistad slave ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng sớm ngày này năm 1839, những người châu Phi trên chiếc tàu Amistad của Cuba đã nổi dậy chống lại những kẻ bắt giữ họ, giết chết hai thuyền viên và giành quyền kiểm soát con tàu vốn dĩ được dùng để  chở họ đến làm nô lệ ở một đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba.

Năm 1807, Quốc Hội Mỹ đã cùng với Vương quốc Anh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mặc dù hành động buôn bán nô lệ ở Mỹ vẫn không bị cấm. Bất chấp lệnh cấm quốc tế về “nhập khẩu” nô lệ châu Phi, Cuba vẫn tiếp tục vận chuyển nô lệ da đen đến các đồn điền mía đường của nước này tới tận những năm 1860, còn Brazil cũng nhận nô lệ đến các đồn điền cà phê cho đến thập niên 1850. Continue reading “02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad”

15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana

Nguồn: The USS Maine explodes in Cuba’s Havana Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, một vụ nổ lớn không rõ nguyên nhân đã đánh chìm tàu chiến USS Maine ở cảng Havana, Cuba, khiến 260 trong số gần 400 thủy thủ đoàn người Mỹ có mặt trên tàu khi đó thiệt mạng.

Là một trong những tàu chiến đầu tiên của Mỹ, Maine nặng hơn 6.000 tấn và được chế tạo với chi phí hơn 2 triệu USD. Với mục đích “thăm hữu nghị,” Maine đã được gửi đến Cuba để bảo vệ lợi ích của người Mỹ tại đây sau khi một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Havana vào tháng 1. Continue reading “15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana”

08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ

Nguồn: Che Guevara captured by Bolivian army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lực lượng du kích Bolivia do nhà cách mạng Marxist Che Guevara lãnh đạo đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh với một biệt đội của quân đội Bolivia. Guevara đã bị thương, bị bắt và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Continue reading “08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba

Nguồn: United States severs diplomatic relations with Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, vào lúc đỉnh điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ra quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Havana.

Hành động này báo hiệu rằng Mỹ sẵn sàng dùng đến các biện pháp cực đoan để chống lại chế độ Fidel, vốn bị các quan chức chính phủ Mỹ xem là một tiền đồn cộng sản ở bán cầu Tây. Lý do trực tiếp được viện dẫn cho hành động cắt đứt quan hệ ngoại giao là đòi hỏi cắt giảm số lượng nhân viên đại sứ quán Mỹ của Fidel, theo sau những cáo buộc từ chính phủ Cuba rằng Mỹ đang sử dụng đại sứ quán làm căn cứ gián điệp. Continue reading “03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba

Nguồn: Richard E Feinberg & Ted Piccone, “Cuba’s Stalled Revolution”, Foreign Affairs, 20/09/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ban lãnh đạo mới có thể làm tan băng chính trị Cuba sau thời Castro?

Với Cuba, năm 2018 đánh dấu điểm kết thúc một thời đại. Lần đầu tiên trong gần sáu thập niên, chủ tịch nước không còn là một người mang họ Castro – không phải là Fidel, cựu chiến sĩ du kích, nhà độc tài cách mạng hoặc biểu tượng quốc tế, mà cũng không phải người em Raul, ít tiếng tăm hơn, người kế tục Fidel làm chủ tịch năm 2008.  Tháng Tư vừa rồi, quyền cai trị được giao cho cựu phó chủ tịch Miguel Diaz-Canel, một chính trị gia thời hậu cách mạng, trẻ trung hơn, người làm nổi lên những niềm hy vọng trái ngược nhau về sự tiếp nối lẫn sự thay đổi. Continue reading “Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba

Nguồn: JFK announces a blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy (JFK) tuyên bố trước người Mỹ rằng ông đã ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm phản ứng lại việc phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đang được lắp đặt trên đảo. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông lên án nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vì “mưu đồ ám muội, liều lĩnh và đe dọa khiêu khích đối với hòa bình thế giới,” đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trả đũa nếu tên lửa được phóng đi.

Bốn ngày trước đó, Kennedy đã được xem hình ảnh Liên Xô đang lắp đặt 40 tên lửa đạn đạo tại Cuba – với khoảng cách rất gần so với Mỹ. Trong các cuộc họp bí mật, Kennedy và các cố vấn thân cận nhất của ông đồng ý rằng Tổng thống có ba lựa chọn: (1) thương lượng với Liên Xô để di dời các tên lửa; (2) ném bom các địa điểm chứa tên lửa ở Cuba; hoặc (3) tiến hành phong tỏa hải quân hòn đảo. Kennedy đã chọn cách phong tỏa Cuba, và quyết định rằng sẽ chỉ ném bom các địa điểm chứa tên lửa nếu thực sự cần thiết. Continue reading “22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba”