Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust

ausch

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Không sai khi nói rằng Holocaust là trung tâm của tâm lý Israel. Không giống như hầu hết các sự kiện lịch sử khác mà ảnh hưởng dần dần mờ nhạt, ảnh hưởng của thảm sát Holocaust trong xã hội Israel ngược lại đã thực sự tăng lên theo thời gian. Quá trình này rất phức tạp và khó khăn để mô tả trong một vài trang giấy. Tuy nhiên, hiểu biết động lực của nó là điều cần thiết trong bất kỳ khảo sát nào về văn hóa Israel.

Holocaust là thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái xẩy ra vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II, khi sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức và bị giết hại bằng hơi ngạt. Năm 1933, Adolf Hitler trở thành quốc trưởng Đức và sau đó quốc gia này rất nhanh chóng mở rộng chương trình bài Do Thái. Hitler với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Đức đã khơi dậy được lòng tự hào và đồng thuận của người Đức khi khẳng định rằng nguồn gốc của người Đức – người Aryan – là chủng tộc siêu đẳng và những chủng tộc khác, đặc biệt là người Do Thái, là hạ đẳng. Continue reading “Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ

aipac

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “AIPAC in Decline”, Project Syndicate, 9/10/2015. 

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sức mạnh trong vận động hành lang của Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (The American Israel Public Affairs Committee – AIPAC) tại Hoa Kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc AIPAC được cho là có khả năng kiểm soát các quyết định chính sách của Hoa Kỳ là một truyền thuyết kiểu “làng Potemkin”,[1] được đồn thổi bởi cả những người bạn và kẻ thù. Thực tế, vì Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nên ảnh hưởng của AIPAC mới bị đe dọa như bây giờ – mặc dù bản thân ông sẽ không gặp phải vấn đề gì.

Những tuyên bố về quyền lực ngầm của AIPAC đã từ lâu định hình các phân tích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ví dụ, Steve Walt và John Mearsheimer, trong bài luận nổi tiếng của mình có tựa đề “Nhóm vận động hành lang Israel” (The Israel Lobby) khẳng định rằng chính AIPAC đã tạo ra cuộc chiến tranh Iraq. Continue reading “Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)

Flag of Israel

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Ngay trong Thời Kỳ Thánh Kinh [3000 TCN – 538 TCN] và cho đến thời điểm quốc gia Israel cổ đại bị người La Mã hủy diệt vào năm 70 CN, người Do Thái đã sinh hoạt như một quốc gia, được cho là đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, suốt trong hơn mười chín thế kỷ, người Do Thái lưu vong, trên những vùng đất mà họ cư ngụ, đã hình thành nên một dân tộc tách biệt với những tổ chức quản lý phi-nhà nước theo cung cách riêng của mình, với ngôn ngữ duy nhất, phong tục độc đáo, những ý tưởng khác lạ, và một nền văn hóa rất khác biệt, chưa kể đến những thứ như trang phục quần áo và nghệ thuật. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)

Cochin_Jews

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng Do thái lưu vong sau năm 70CN

Trước Công nguyên, do kết quả những cuộc xâm lăng, người Do Thái bị lưu đầy sang vùng đất Mesopotamia, đặc biệt là thủ phủ Babylon, rồi Ai Cập. Năm 70 CN, Ngôi Đền Jerusalem bị san bằng, hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ và bị lưu đầy phân tán đi khắp các miền của Đế quốc La Mã. Vào thời gian này có khoảng bảy triệu người Do Thái cư ngụ bên trong biên giới của Đế quốc La Mã, chiếm 10% dân số, và một triệu người sống bên ngoài biên giới chủ yếu ở Babylon.

Từ thời điểm này hành trình lưu vong của người Do Thái bắt đầu đẩy mạnh và lan rộng tới mọi vùng đất xa xôi khác trên trái đất, khởi đầu từ Trung Đông, sang vành đai Địa Trung Hải, rồi sau đó tiếp tục lan sang châu Âu, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Hoa,… cuối cùng tới Bắc Mỹ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)

talmud584x360

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng người Do Thái lưu vong

Có thể nói cuộc xâm lăng Vương quốc Israel phương Bắc của người Assyria vào năm 720 TCN đã khởi đầu phong trào lưu vong (Diaspora) của người Do Thái sang các vùng đất khác trên thế giới, hình thành nên các Cộng đồng Do Thái lưu vong. Phong trào lưu vong càng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau công lịch sau cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại người La Mã bị thất bại và quân La Mã phá hủy và san bằng Jerusalem vào năm 70. Có người bị ép buộc di cư. Có người tự ý. Dân tộc Do Thái bắt đầu cuộc đời trôi nổi, lang thang khắp Trung Đông, Địa Trung Hải và châu Âu qua nhiều thế kỷ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)

pb-121111-rabbis-cannon.photoblog900

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những dấu ấn văn hóa lớn

Thời đại của các Ngôn Sứ [thế kỷ 8 – thế kỷ 5 TCN]

Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ hay còn gọi là tiên tri (prophets). Theo ngữ nghĩa, nevi’im, trong tiếng Hebrew là ngôn sứ hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên Chúa, nhân danh Thiên Chúa. Họ có đặc sủng nhìn thấy những viễn ảnh qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Ngoài chức năng nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ còn đóng những vai trò chính trị quan trọng trong xã hội, là người tư vấn cho hoàng gia, khởi xướng tình cảm quốc dân và hướng dẫn đạo đức cho xã hội. Nói cách khác, ngôn sứ là người đại diện cho lương tâm của Thiên Chúa, bênh vực cho công lý và con người. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)

Jerus-n4i

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những vị vua vĩ đại ban đầu Saul, David, Solomon

Saul là một nông dân thuộc bộ tộc Benjamin, là bộ tộc chịu rất nhiều tổn thất do những cuộc tấn công của người Philistines. Tại thời điểm khi người Do Thái đòi hỏi cần phải có một chính quyền trung ương dưới sự cai trị của một vị vua, và sau rất nhiều lựa chọn khó khăn, Saul đã được nhà tiên tri Samuel xức dầu[1] và trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất Israel gồm 12 bộ tộc [1052 TCN]. Saul rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của người Do Thái, và theo Sách Samuel, Saul rất thành công trong việc chiến đấu với kẻ thù từ mọi phía – người Philistines, Edomites và Ammonites, người Gibeonites, và người du mục Moabites. Trong thời gian trị vì, Saul và vị tổng chỉ huy quân đội đã xây dựng nên lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên của Israel gồm các đơn vị dựa trên đặc điểm của các bộ tộc và lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Sách Samuel, Saul đã đôi lần không vâng lời nhà tiên tri Samuel và cuối cùng thì Samuel đã tuyên bố rằng Thiên Chúa đã từ chối Saul trong vai trò của một vị vua. Đến thời điểm này thì “nhân vật” David bước vào câu chuyện của cung đình. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)

Book_of_Joshua_Chapter_6-7_(Bible_Illustrations_by_Sweet_Media)

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Trở về Cannaan

Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), kể lại chuyện đoàn người Do Thái do Joshua dẫn đầu đã vượt sông Jordan và bao vây thành cổ Jericho,[1] rồi thổi vang kèn chiến thắng và kéo đổ tường thành vào ngày thứ bảy của cuộc tấn công. Câu chuyện trên được viện dẫn từ Kinh Thánh. Còn chuyện thực là như thế nào?

Cuộc tấn công Canaan của người Do Thái – sự thực hay hư cấu?

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng các bức tường thành Jericho đã đổ rất lâu trước khi người Israel trở về. Một số học giả đặt câu hỏi cuộc tấn công quân sự của người Do Thái như mô tả ở trên có thực sự xảy ra hay không, và tin rằng người Do Thái đã mất tới trên 2 thế kỷ để xâm nhập Canaan. Những lời kể về cuộc chinh phục Canaan của Joshua trong các Sách Dân số (The Book of Numbers – cuốn thứ 4 trong Kinh Thánh Hebrew), Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), và Sách Thủ Lĩnh (The Book of Judges – cuốn thứ 7 trong Kinh Thánh Hebrew) cho thấy những bất đồng. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)

Lastman,_Pieter_-_Abraham's_Journey_to_Canaan_-_1614

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?” – Văn hào Mark Twain

Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)

Sự ra đời của đức tin

Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abram (tên lúc sinh của Abraham) là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà) – nay là Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)”

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

wedding_hats_2139761b

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]  Continue reading “Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ

yom-kippur-wreck-2

Nguồn:Yom Kippur War begins,” History.com (truy cập ngày 05/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, với hy vọng giành lại được phần lãnh thổ đã mất trước Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ ba, các lực lượng Ai Cập và Syria đã bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp nhằm vào Israel vào đúng ngày Yom Kippur, một trong những ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. Tấn công Lực lượng Quốc phòng Israel một cách bất ngờ, quân đội Ai Cập đã quét sâu vào bán đảo Sinai, trong khi Syria cố gắng đánh bật quân đội Israel đang đồn trú ra khỏi cao nguyên Golan.

Chiến thắng rực rỡ của Israel trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967 đã giúp đất nước của người Do Thái này giành quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng tới bốn lần diện tích trước đây của mình. Ai Cập đã mất bán đảo Sinai rộng tới 60.000 kilômét vuông và Dải Gaza, Jordan mất Bờ Tây và Đông Jerusalem, và Syria mất cao nguyên chiến lược Golan. Khi trở thành Tổng thống Ai Cập năm 1970, Anwar Al-Sadad phải lên làm lãnh đạo một đất nước đang gặp khó khăn về kinh tế và chắc chắn không thể có đủ khả năng để tiếp tục cuộc thập tự chinh vô tận chống lại Israel. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ”

Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái

640x392_2844_168712

Nguồn: Walter Russell Mead, “The New Israel and the Old: Why Gentile Americans Back the Jewish State?”, Foreign Affairs, July/August 2008.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Chìa khóa đích thực cho chính sách Israel của Washington là sự hậu thuẫn lâu dài và rộng lớn của công chúng Mĩ nói chung dành cho quốc gia Do Thái.

Ngày 12 tháng Năm năm 1948, trước nội các chia rẽ của Tổng thống Harry Truman, Clark Clifford, luật sư trưởng của Nhà Trắng, đưa ra những lí lẽ biện hộ cho việc Hoa Kì công nhận quốc gia Do Thái. Với sự chứng kiến của một George Marshall, bộ trưởng ngoại giao lườm lườm đôi mắt và một Robert Lovett, thứ trưởng của Marshall đầy vẻ hoài nghi, Clifford lí giải rằng việc công nhận quốc gia Do Thái sẽ là một hành động nhân đạo phù hợp với những giá trị truyền thống của Mĩ. Để chứng minh cho quyền đòi lãnh thổ của người Do Thái, Clifford đã trích dẫn Đệ nhị Luật của Cựu ước (Deuteronomy): “Đây, ta trao đất đó cho các ngươi, hãy vào và chiếm hữu đất mà Đức Chúa đã thề với cha ông các ngươi, là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho họ và dòng dõi họ sau này.” [1] Continue reading “Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái”

“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho

OsloAccords

Nguồn:Rabin and Arafat sign accord for Palestinian self-rule,” History.com (truy cập ngày 03/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 4 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasir Arafat đã đạt được thỏa thuận ở Cairo cho giai đoạn đầu tiên của quyền tự trị của người Palestine.

Thỏa thuận này tiếp nối Hiệp định Oslo, được ký ở Washington, D.C. vào ngày 13 tháng 9 năm 1993. Đây là thỏa thuận trực tiếp, mặt đối mặt đầu tiên giữa Israel và Palestine và nó thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Nó cũng được thiết kế với vai trò là một khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai. Continue reading “04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho”

Bản sắc Do Thái

d12Ewf8ddSsbRoKwMumvzucd

Tại Israel, để là một người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ”.[1]

-David Ben-Gurion (Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel hiện đại)

Từ khi Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, những đánh giá lịch sử về Israel thường chỉ đặt trọng tâm xoay quanh của các cuộc chiến nẩy lửa, các xung đột Ả Rập-Israel không bao giờ hết và các cuộc đàm phán ngoại giao bế tắc. Trọng tâm đó rất gây hiểu lầm. Israel đã trải qua nhiều cuộc chiến; Israel cũng luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào khác; cũng là một thành viên tích cực trong nỗ lực kiến tạo hòa bình của Trung Đông trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các xung đột và thương lượng, mặc dù thường xuất hiện với tần suất rất cao trên các tiêu đề truyền thông hàng ngày, chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Cuốn sách này “Câu chuyện Do Thái: từ Do Thái giáo đến Nhà nước Israel hiện đại” cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn: thực tế của đất nước này và con người của nó là gì? Continue reading “Bản sắc Do Thái”

Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập

sixdaywar

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mười năm yên tĩnh 1957-1967 dường như chỉ là giả tạm. Bên dưới sự yên tĩnh đó, những đợt sóng ngầm của chiến tranh vẫn âm ỉ. Mâu thuẫn giữa Israel với các quốc gia Ả Rập láng giềng dâng cao trong một vài năm trước 1967. Các cuộc tấn công khủng bố của fedayeen[1] được Ai Cập hỗ trợ vào các trung tâm dân cư của Israel tiếp tục tiếp diễn.

Mùa xuân năm 1967, phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria; Syria thông báo cho Ai Cập. Ngày 22 tháng Năm, để đáp lại, Ai Cập tuyên bố ngoài việc yêu cầu quân Liên Hiệp Quốc rút lui khỏi Bán đảo Sinai, họ cũng sẽ đóng cửa Eo biển Tiran với tàu thuyền “mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược”, bắt đầu từ ngày 23 tháng Năm. Continue reading “Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập”

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

329295_US Jews

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như: Continue reading “Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái”

Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

120730123442-jerusalem-skyline-horizontal-gallery

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Continue reading “Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái”