Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”

19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn

a9667cf7226fa64b79db0680038a4229a0e05eec

Nguồn:Another bloodless coup topples the government in Saigon“, History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính không đổ máu khác đã xảy ra khi Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy bắt giữ hơn ba chục sĩ quan và các quan chức dân sự cao cấp. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.

Thời kỳ sau khi Diệm bị lật đổ đã được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ thay đổi liên tục kiểu “cửa xoay”. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Continue reading “19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn”

Quản lý một thế giới của các cường quốc

2010_G-20_Seoul_summit

Nguồn: Javier Solana, “Managing a World of Great Powers”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là một thực tế. Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một nước Nga ngày càng tích cực và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trung Đông, Biển Đông, và Ukraine chỉ là ba sân khấu mà thực tế mới này diễn ra.

Sau khi đọc lại cuốn s­ách The Great Experiment (Cuộc thí nghiệm vĩ đại) của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott, tôi có ấn tượng rằng hạt giống của những động lực ngày nay đã được gieo mầm từ trước. Cuốn sách miêu tả cuộc trò chuyện diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống mới đắc cử George W. Bush. Clinton nói rằng chiến dịch tranh cử của Bush cho thấy vấn đề an ninh được Bush quan tâm nhất chính là Saddam Hussein và việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa qui mô lớn. “Hoàn toàn chính xác”, Bush nói. Continue reading “Quản lý một thế giới của các cường quốc”

Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất

traders-work-on-the-floor

Nguồn: Ann Williams, “Fed rate hike: What you need to know”, My Paper, 18/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó .

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed: Continue reading “Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất”

Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc

Pudong_Jakob-Montrasio_Flickr_800

Nguồn: Martin Feldstein, “China’s Latest Five-Year Plan”, Project Syndicate, 28/11/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tôi có mặt ở Bắc Kinh hồi tháng trước khi chính phủ Trung Quốc đưa ra bản tóm tắt sơ bộ của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Đây là một tài liệu quan trọng để hiểu được lộ trình Trung Quốc đang hướng tới trong giai đoạn 2016-2020. Tuy vậy các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc cũng không giống ngày trước nữa.

Nền kinh tế Trung Quốc không còn là hệ thống quốc doanh hay do nhà nước quản lý như 30 năm trước khi tôi tới đây lần đầu. Thời đó không có các doanh nghiệp tư nhân, và việc bất cứ ai ngoài chính phủ hoặc một doanh nghiệp nhà nước thuê nhân công là phi pháp. Giờ đây chỉ 20% số lao động ở Trung Quốc làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước. Phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc năng động, phi tập trung, và thuộc sở hữu tư nhân. Các công ty đa quốc gia Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài khác là một mảng quan trọng của toàn cảnh nền kinh tế. Continue reading “Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc”

Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ

shutterstock_175228745

Nguồn: Martin Wolf, “Understanding the new global oil economy”, The Financial Times, 01/12/2015

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.

Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu đồ). Continue reading “Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ”

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

20151107_blp508

Nguồn:How hurricanes get their names”, The Economist, 12/11/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao? Continue reading “Các cơn bão được đặt tên như thế nào?”

Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu

eu-uk-n

Nguồn: Philippe Legrain, “The Battle for Britain”, Project Syndicate, 08/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công vào Paris tháng 11 vừa qua là cuộc khủng hoảng mới nhất làm trì hoãn nỗ lực của Anh trong việc đàm phán lại tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý được trù định về việc có giữ mối quan hệ với EU hay không. Đầu tiên là khủng hoảng Hy Lạp, sau đó là vấn đề nhập cư, và bây giờ là chủ nghĩa khủng bố đã chiếm hết chương trình nghị sự ngoại giao.

Vào ngày 3 tháng 12, Thủ tướng của Đảng Bảo thủ David Cameron chính thức dập tắt hi vọng đạt được một thoả thuận với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17-18 tháng 12. Giờ ông đang hướng đến một thoả thuận vào tháng 2 tới. Sự chậm trễ này gây nên một nỗi thất vọng lớn: Trong khi bản thân thoả thuận này khó có khả năng thuyết phục những người Anh đang lưỡng lự bỏ phiếu để ở lại EU, nhưng nó lại là điều kiện tiên quyết để Thủ tướng Cameron có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho việc Anh ở lại khối này. Continue reading “Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Tình thế ngoại giao khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ

Turkey-Russia Boiling Point: Will Putin Retaliates for Downing Jet?

Nguồn: Ana Palacio, “Turkey’s Diplomatic Dogfight”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga dẫn tới nguy cơ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến bạo lực đang chôn vùi Syria, qua đó xoá bỏ hy vọng về sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây vốn trỗi dậy sau vụ thảm sát ở Paris. Với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan giờ lời qua tiếng lại kéo dài, và do viễn cảnh ác mộng về một điều tồi tệ hơn nào đó sẽ xảy ra, nên việc Liên minh châu Âu (EU) dùng mọi nỗ lực có thể để khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ giờ quan trọng hơn bao giờ hết. Continue reading “Tình thế ngoại giao khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt

0,,17317772_303,00

Nguồn: Frank- Walter Steinmeier, “Helmut Schmidt’s World”, Project Syndicate , 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Đức mất đi một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của mình tuần này khi nguyên Thủ tướng Helmut Schmidt qua đời ở tuổi 96. Schmidt từng là Bộ trưởng Quốc phòng từ 1969 đến 1972, Bộ trưởng Tài chính từ 1972 đến 1974 và Thủ tướng liên bang từ 1974 đến 1982. Kỷ nguyên của chúng ta hiện giờ có vẻ như đặc biệt hỗn loạn; nhưng những năm thời Schmidt lãnh đạo nước Đức cũng không hề bình yên chút nào.

Thời của ông là kỷ nguyên của Ostpolitik (chính sách hướng đông của Tây Đức) và détente (chính sách hòa dịu đông – tây – ND), của cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu đầu tiên, của suy thoái kinh tế, lạm phát đi kèm đình trệ và tình trạng thất nghiệp hàng loạt quay trở lại châu Âu. Thế hệ của ông phải đối mặt với vấn nạn khủng bố trong nước và chứng kiến cách mạng ở Iran, Liên Xô xâm chiếm Afghanistan, và sự trỗi dậy của Phong trào Đoàn kết ở Ba Lan. Continue reading “Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt”

Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực

ng-eng-hen

Nguồn:US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói. Continue reading “Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu

0,,17425642_303,00

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Import of Exports”, Project Syndicate, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến lược phát triển của một quốc gia có nên chú ý đặc biệt đến lĩnh vực xuất khẩu? Xét cho cùng, xuất khẩu không liên quan gì tới việc làm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân, chẳng hạn như giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước, viễn thông, an ninh, pháp luật và giải trí. Vì vậy, tại sao phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng ở một đất nước xa xôi?

Một cách ngắn gọn, câu hỏi trên cũng chính là điều mà những người phản đối tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế, cũng như những người cánh hữu yêu cầu đối xử bình đẳng đối với tất cả các ngành công nghiệp, muốn biết. Tuy nhiên không có câu trả lời đúng cho những câu hỏi sai. Bởi chính vì quan tâm đến người dân nên các chính phủ mới phải tập trung vào xuất khẩu. Continue reading “Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”

Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

Tại sao Einstein nổi tiếng?

albert_einstein_6-wallpaper-1366x768

Nguồn: Andrew Robinson, “Why is Einstein Famous?”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Albert Einstein công bố thành tựu lớn nhất của ông, thuyết tương đối rộng, ở Berlin một thế kỷ trước, vào ngày 25/11/1915. Trong nhiều năm, hầu như không có bất kỳ nhà vật lý nào có thể hiểu được lý thuyết này. Nhưng, kể từ những năm 1960, sau nhiều thập niên tranh cãi, hầu hết các nhà vũ trụ học đã xem thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không muốn nói là bản mô tả hoàn thiện, về các cấu trúc được quan sát thấy của vũ trụ, bao gồm cả lỗ đen.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến ngày nay, hầu như không ai ngoài các chuyên gia có thể hiểu được thuyết tương đối rộng – không giống như thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong lý thuyết lượng tử chẳng hạn. Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất và được trích dẫn (và trích dẫn sai) nhiều nhất trên thế giới – vượt xa cả Isaac Newton hay Stephen Hawking – cũng như là một điển hình cho thiên tài? Continue reading “Tại sao Einstein nổi tiếng?”