Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow

Nguồn: President Carter calls for Olympics to be moved from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, trong một lá thư gửi Ủy ban Olympic Mỹ (USOC) và trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đề xuất rằng Thế vận hội Mùa hè năm 1980 nên được chuyển khỏi thành phố đăng cai dự kiến là Moscow, nếu Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan trong vòng một tháng. Continue reading “20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow”

19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov released from internal exile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định trả tự do cho Andrei Sakharov và vợ ông, Elena Bonner, khỏi cảnh lưu đày trong nước ở Gorky, một thành phố lớn trên Sông Volga mà khi đó đang bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Động thái này được ca ngợi là bằng chứng cho thấy cam kết của Gorbachev nhằm giảm bớt đàn áp chính trị nội bộ ở Liên Xô. Continue reading “19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do”

11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây”

Nguồn: Soviets declare nudity a sign of “western decadence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Thư ký Hội nhà văn Moscow đã tuyên bố rằng những hình ảnh khỏa thân được thể hiện trong vở kịch nổi tiếng Oh! Calcutta! là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa phương Tây. Ông nói thêm, điều đáng lo ngại hơn là lối tư duy “tư sản” này đang tiêm nhiễm vào giới trẻ Nga.

Sergei Mikhailkov, nhà văn Nga nổi tiếng chuyên viết sách thiếu nhi, đã chỉ trích mạnh mẽ vở kịch của Sân khấu Broadway (trong đó các diễn viên trình diễn trong tình trạng khỏa thân) và các nội dung khiêu dâm nói chung. Ông nói rằng những vở kịch như vậy “đơn giản là một buổi diễn thoát y – là một trong những khẩu hiệu của nghệ thuật tư sản hiện đại.” Continue reading “11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây””

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ”

Nguồn: New York Times article claims Russians want the “American dream”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, một bài báo trên New York Times tuyên bố rằng các công dân Liên Xô cũng muốn có “giấc mơ Mỹ”: sở hữu đất đai và một ngôi nhà của riêng họ. Đây là một trong số nhiều bài báo xuất hiện trong những năm 1950 và 1960, khi các phương tiện truyền thông Mỹ cố gắng truyền tải thông điệp rằng người dân Liên Xô cũng không khác nhiều so với người dân Mỹ. Continue reading “29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ””

Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin

Nguồn: Sergey Radchenko, “Coups in the Kremlin,” Foreign Affairs, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử của những cuộc tranh giành quyền lực ở Nga cho chúng ta biết gì về tương lai của Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn toàn xa rời thực tế. Ông vừa tuyên bố tổng động viên một phần để đảo ngược thất bại của mình ở Ukraine, và còn tung ra những luận điệu về vũ khí hạt nhân của Nga, một dấu hiệu cho thấy ông đã rơi vào tuyệt vọng. Chiến tranh càng kéo dài, đất nước của ông càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Nga cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế của họ không sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược. Thất bại trong việc chiếm Kyiv, và những bước lùi gần đây tại khu vực Kharkiv ở miền đông Ukraine đã khiến các nhà bình luận ủng hộ Putin cũng phải nghi ngờ về quyết định của ông. Trong bối cảnh đó, có lẽ nhiều người Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng: Putin có thể nắm quyền và theo đuổi cuộc chiến man rợ của mình thêm bao lâu nữa. Một số ít các quan chức cấp tỉnh – những người mạnh dạn kiến nghị yêu cầu Putin từ chức – đã công khai bày tỏ điều mà nhiều thành viên của giới tinh hoa chính trị Nga đang cân nhắc một cách riêng tư. Hẳn là có ai đó trong những hành lang âm u của Điện Kremlin sẽ quyết định rằng ông ta phải ra đi. Continue reading “Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin”

Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

Nguồn: Mikhail Gorbachev has died,” The Economist, 30/08/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Continue reading “Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev”

17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, như một phần trong sứ mệnh phát triển khả năng cứu hộ không gian, tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã ghép nối với nhau ngay trong không gian vũ trụ. Khi cửa sập giữa hai tàu được mở ra, chỉ huy Thomas P. Stafford và Aleksei Leonov đã bắt tay, và trao nhau những món quà nhân kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa hai kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh trên không gian. Còn tại Trái Đất, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường đã thực hiện thành công Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz, đồng thời ca ngợi tinh thần hợp tác và hòa bình chưa từng có của họ trong việc lập kế hoạch và thực hiện sứ mệnh. Continue reading “17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian

Nguồn: Soviet cosmonaut Valentina Tereshkova becomes the first woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trên tàu Vostok 6, phi hành gia Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên du hành vào vũ trụ. Sau 48 vòng bay và 71 giờ, bà quay trở lại Trái Đất, dành nhiều thời gian trong không gian hơn tất cả các phi hành gia Mỹ cộng lại cho đến thời điểm đó.

Valentina Vladimirovna Tereshkova sinh ra trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo, Nga, vào năm 1937. Bà bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt khi 18 tuổi, và ở tuổi 22, bà có lần nhảy dù đầu tiên dưới sự giúp đỡ của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Đam mê của Tereshkova với môn nhảy dù đã khiến bà giành được sự chú ý của chương trình không gian Liên Xô, vốn đang tìm cách đưa một phụ nữ lên vũ trụ vào đầu những năm 1960 như một cách để đạt thêm một danh hiệu “đầu tiên trong không gian” trước người Mỹ. Continue reading “16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian”

22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử

Nguồn: President Nixon arrives in Moscow for historic summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã đến Moscow để dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Dù đây là chuyến thăm đầu tiên của Nixon tới Liên Xô trên cương vị Tổng thống, nhưng ông đã từng đến thăm Moscow một lần trước đó, khi còn là Phó Tổng thống Mỹ. Với tư cách là cấp phó của Eisenhower, Nixon thường xuyên thực hiện các chuyến công du chính thức ra nước ngoài, bao gồm chuyến đi đến Moscow năm 1959 để tham quan thủ đô của Liên Xô, cũng như tham dự Hội chợ Văn hóa và Thương mại Mỹ ở Công viên Sokolniki. Continue reading “22/05/1972: Tổng thống Nixon đến Moscow dự thượng đỉnh lịch sử”

24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù

Nguồn: Soviet cosmonaut Vladimir Komarov killed when parachute fails to deploy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, phi hành gia người Liên Xô Vladimir Komarov đã thiệt mạng khi chiếc dù của ông không thể bung ra trong quá trình tàu vũ trụ hạ cánh.

Komarov khi ấy đang tham gia thử nghiệm tàu Soyuz I trong cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Trước đó vào năm 1967, chương trình không gian của Mỹ cũng đã trải qua thảm kịch. Gus Grissom, Edward White, và Roger Chafee, ba phi hành gia NASA trong chương trình Apollo, đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn khi đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất. Continue reading “24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

Ukraine chính là Afghanistan của Putin

Nguồn: Milton Bearden, “Putin’s Afghanistan”, Foreign Affairs, 24/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt. Continue reading “Ukraine chính là Afghanistan của Putin”

Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình

Nguồn: Ukraine-Krieg: „Putin ist besessen von dem Platz, den er in der Geschichte einnehmen wird“, WELT, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Putin, một cựu nhân viên KGB, vừa là người thừa kế, vừa là người tạo ra các cấu trúc thời Stalin,” theo lời Simon Sebag Montefiore, nhà sử học kiêm chuyên gia về Stalin.

Putin ngồi trong Điện Kremlin, ở văn phòng nơi Stalin từng cai trị. Chỉ trong vài tuần, ông ta đã biến nước Nga chuyên chế thành một quốc gia toàn trị. Nhà sử học Montefiore giải thích về những phương pháp của chủ nghĩa Stalin mà Putin đang sử dụng. Kết cục của ông ta có thể sẽ như thế nào?

Nhà sử học Simon Sebag Montefiore (sinh năm 1965 tại London) là một trong những tác giả hàng đầu về lịch sử Nga. Các cuốn sách của ông, trong đó có hai cuốn tiểu sử về cuộc đời của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin, đã được dịch ra 35 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng. Continue reading “Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình”

02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô

Nguồn: Anthrax poisoning kills 62 in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đợt bùng phát bệnh than (anthrax) đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ekaterinburg, Liên Xô. Vào thời điểm đợt dịch kết thúc sáu tuần sau, 62 người đã chết và 32 người khác may mắn sống sót khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Ekaterinburg cũng bị thiệt hại về vật nuôi do dịch bệnh.

Khi cư dân Ekaterinburg lần đầu tiên báo cáo về dịch bệnh, chính phủ Liên Xô đã thông báo rằng nguyên nhân là do thịt bị nhiễm độc mà các nạn nhân đã ăn phải. Nhưng trong giới tình báo, thị trấn này vốn được biết đến vì nhà máy vũ khí sinh học của nó, nên phần còn lại của thế giới đã ngay lập tức nghi ngờ lời giải thích của Liên Xô. Continue reading “02/04/1979: Bệnh than giết chết 62 người ở Liên Xô”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk

Nguồn: Czech diplomat Jan Masaryk dies under strange circumstances, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, chính phủ do cộng sản kiểm soát tại Tiệp Khắc báo cáo rằng Ngoại trưởng Jan Masaryk đã qua đời vì lý do tự sát. Câu chuyện về cái chết của Masaryk, một người không theo chủ nghĩa cộng sản, đã làm dấy lên nghi ngờ ở phương Tây.

Masaryk sinh năm 1886, là con trai vị tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến I, ông giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ mới của Tiệp. Tiếp đó, ông trở thành đại sứ tại Vương quốc Anh. Sang Thế chiến II, ông một lần nữa đảm nhận vị trí Ngoại trưởng, lần này là trong chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk”