16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn

Nguồn: U.S. Congress passes Sedition Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống Nổi loạn (Sedition Act), một bộ luật được thiết kế để bảo vệ sự tham gia của nước Mỹ vào Thế chiến I.

Cùng với Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) ban hành một năm trước đó, Đạo luật chống Nổi loạn được xây dựng phần lớn bởi A. Mitchell Palmer, Tổng Chưởng lý dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật Gián điệp, được thông qua ngay sau khi Mỹ tham chiến vào đầu tháng 04/1917, tuyên bố rằng mọi hành vi truyền đạt thông tin nhằm can thiệp vào nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Mỹ hoặc thúc đẩy thành công của kẻ thù đều bị xem là phạm tội. Continue reading “16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: American pilots engage in first dogfight over the western front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sáu ngày sau khi được chỉ định nhiệm vụ đầu tiên tại Mặt trận phía Tây, hai phi công từ Phi đội Hàng không Số 1 (U.S. First Aero Squadron) của Mỹ đã có cuộc không chiến đầu tiên với máy bay địch.

Trong một trận chiến diễn ra gần như ngay phía trên sân bay của phe Hiệp ước tại Toul, Pháp, hai phi công người Mỹ, Douglas Campbell và Alan Winslow, đã bắn hạ thành công 2 chiếc máy bay hai chỗ của Đức. Đến cuối tháng 5, Campbell đã bắn hạ tổng cộng 5 máy bay địch, trở thành người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện nhận danh hiệu “Phi công Át chủ bài” (flying Ace) trong Thế chiến I. Continue reading “14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây”

30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi

Nguồn: President Obama announces auto industry shakeup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tối hậu thư cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đang gặp khó khăn, General Motors (GM) và Chrysler: Nếu muốn nhận thêm các khoản vay cứu trợ từ chính phủ, các công ty cần phải cải đổi mới mạnh mẽ cách họ điều hành doanh nghiệp. Tổng thống cũng công bố một loạt các sáng kiến nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi đang gặp khó khăn của Mỹ và củng cố niềm tin của người tiêu dùng, bao gồm việc chính phủ tiếp tục bảo hành cho xe của GM và Chrysler ngay cả khi nếu hai nhà sản xuất xe hơi này ngừng hoạt động. Continue reading “30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi”

28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế

Nguồn: British Parliament adopts the Coercive Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, thất vọng trước sự kiện Tiệc Trà Boston (Boston Tea Party) và các hành động phá hoại tài sản trắng trợn khác của dân Mỹ thuộc địa, Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts) bất chấp sự phẫn nộ của nhóm Ái quốc (Patriot).

Đạo luật Cưỡng chế là một loạt bốn đạo luật được chính phủ Anh thông qua với mục đích khôi phục trật tự ở Massachusetts và trừng phạt người Boston vì sự kiện Tiệc Trà của họ, trong đó các thành viên của nhóm Những Đứa con của Tự do (Sons of Liberty) có tư tưởng cách mạng đã lên ba chiếc tàu chở trà của Anh ở Cảng Boston và đổ 34 thùng trà – trị giá gần 1 triệu USD theo tỷ giá ngày nay – xuống biển để phản đối Đạo luật Trà (Tea Act) Continue reading “28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế”

21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson

Nguồn: North Vietnam rejects Johnson overture, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, các cơ quan báo chí Bắc Việt đưa tin rằng một sự trao đổi thư tín đã diễn ra vào tháng 02 giữa Tổng thống Lyndon B. Johnson và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài báo nói rằng Hồ Chí Minh đã từ chối một đề xuất của Johnson về việc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt nhằm chấm dứt chiến tranh. Phía Bắc Việt yêu cầu Mỹ dừng “hoạt động tấn công ném bom của họ và tất cả các hành động chiến tranh khác chống lại Bắc Việt một cách dứt khoát và vô điều kiện.” Continue reading “21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống

Nguồn: Congress overrides presidential veto for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, Quốc Hội Mỹ đã đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống John Tyler, hủy bỏ nó với hai phần ba số phiếu tán thành cần thiết của Quốc hội. Điều này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan này sử dụng quy định của Hiến pháp cho phép Quốc hội bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống, đồng thời cũng là món quà chia tay của Quốc hội dành cho Tyler khi ông rời nhiệm sở. Continue reading “03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống”

02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Kennedy proposes plan to end the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (Đảng Dân chủ, bang New York) đã đề xuất một kế hoạch ba điểm để giúp chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch bao gồm (1) đình chỉ hoạt động ném bom nhắm vào miền Bắc Việt Nam, (2) quân đội Mỹ và Bắc Việt sẽ rút dần dần khỏi miền Nam, và (3) một lực lượng quốc tế sẽ được đưa vào thay thế. Ngoại trưởng Dean Rusk đã từ chối đề nghị của Kennedy, vì ông này tin rằng Bắc Việt sẽ không bao giờ đồng ý rút quân.

Robert đã từng là Tổng Chưởng lý dưới quyền anh trai mình, Tổng thống John F. Kennedy. Sau khi anh trai bị ám sát, Robert tiếp tục phục vụ Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson cho đến năm 1964, khi ông từ chức để tranh cử vào Thượng viện. Continue reading “02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq

Nguồn: Gulf War ground offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau sáu tuần không kích dữ dội vào Iraq và lực lượng vũ trang của nước này, liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo đã phát động một cuộc đổ bộ lên Kuwait và Iraq.

Ngày 02/08/1990, Iraq đã xâm lược Kuwait, nước láng giềng nhỏ bé nhưng rất giàu dầu mỏ, và chỉ trong vài giờ, họ đã chiếm được hầu hết các vị trí chiến lược. Một tuần sau, Chiến dịch Lá chắn (Operation Shield) – nhằm bảo vệ Ả Rập Saudi, bắt đầu khi các lực lượng của Mỹ tập trung ở Vịnh Ba Tư. Ba tháng sau, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq nếu quân đội nước này không rút khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Continue reading “24/02/1991: Bộ binh liên quân bắt đầu tấn công Iraq”

23/02/1861: Lincoln tránh được âm mưu ám sát

Nguồn: Lincoln avoids assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln và đoàn tùy tùng của mình bất ngờ xuất hiện tại khách sạn Willard ở Washington, D.C. nhằm ngăn chặn một âm mưu ám sát ông tại Baltimore.

Tổng thống mới đắc cử đã rời quê nhà Springfield, Illinois, bằng tàu hỏa vài ngày trước đó và lên kế hoạch dừng chân ở Baltimore trước khi tiếp tục đến thủ đô. Trước khi rời đi, ông có bài chia tay sâu sắc với quê hương và bằng hữu thân thiết – những người để ý thấy rằng Tổng thống dường như cũng nhận ra mình sẽ không bao giờ quay trở lại thị trấn nơi, Lincoln nói, “những đứa con của tôi đã được sinh ra và một trong số ấy đã được chôn cất.” Ngay sau khi rời Springfield, các trợ lý của ông đã nhận được báo cáo về một vụ ám sát đã được lên kế hoạch ở Baltimore và ra lệnh cho đoàn tàu đi thẳng tới Washington ngay lập tức. Continue reading “23/02/1861: Lincoln tránh được âm mưu ám sát”

09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày

Nguồn: Daylight saving time instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã quyết định tăng thêm thời gian chuẩn ban ngày thêm một giờ cho mỗi múi giờ, thực hiện thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày (daylight saving time) – mà khi ấy còn gọi là “thời gian chiến tranh.”

Thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày, được đề xuất bởi Tổng thống Roosevelt, được áp dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và có nguồn gốc từ Thế chiến I, khi Quốc Hội Mỹ, đi theo mô hình ở châu Âu, đặt ra một mốc thời gian chuẩn nhằm cho phép nước này sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên. Continue reading “09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày”

08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật

Nguồn: Americans secure Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Nhật đã sơ tán khỏi Guadalcanal, để hòn đảo này rơi vào tay quân Đồng minh sau một chiến dịch kéo dài. Chiến thắng của Mỹ đã mở đường cho các chiến thắng khác của quân Đồng minh tại Quần đảo Solomon.

Guadalcanal là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Solomon, một nhóm gồm 992 hòn đảo và đảo san hô vòng, trong đó 349 đảo có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương. Đảo quốc Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia và có 87 ngôn ngữ bản địa, được phát hiện vào năm 1568 bởi nhà hàng hải Tây Ban Nha Alvaro de Mendana de Neyra (1541-95). Năm 1893, Anh sáp nhập Guadalcanal, cùng với các đảo miền trung và nam khác của Solomon. Đức nắm quyền kiểm soát miền bắc Solomon vào năm 1885, nhưng đã chuyển giao những hòn đảo này, ngoại trừ Bougainville và Buka (những đảo cuối cùng sẽ thuộc về Australia) cho Anh vào năm 1900. Continue reading “08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm

Nguồn: Wilson announces his 14 Points, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong một bài phát biểu trước cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Woodrow Wilson đã thảo luận về các mục tiêu của Mỹ trong Thế chiến I và phác thảo “Chương trình 14 Điểm” nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài ở châu Âu. Đề xuất này kêu gọi các điều khoản hiệp ước hòa bình không ích kỷ từ phe Hiệp ước chiến thắng, khôi phục các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong chiến tranh, cũng như quyền dân tộc tự quyết, và thành lập một thể chế quốc tế hậu chiến để giải quyết xung đột trong tương lai. Bài phát biểu đã được dịch và phân phát cho các binh sĩ và công dân của Đức, Áo-Hung. Nó đã đóng góp đáng kể vào việc các nước này đồng ý đình chiến vào tháng 11/1918. Continue reading “08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm”

03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba

Nguồn: United States severs diplomatic relations with Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, vào lúc đỉnh điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ra quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Havana.

Hành động này báo hiệu rằng Mỹ sẵn sàng dùng đến các biện pháp cực đoan để chống lại chế độ Fidel, vốn bị các quan chức chính phủ Mỹ xem là một tiền đồn cộng sản ở bán cầu Tây. Lý do trực tiếp được viện dẫn cho hành động cắt đứt quan hệ ngoại giao là đòi hỏi cắt giảm số lượng nhân viên đại sứ quán Mỹ của Fidel, theo sau những cáo buộc từ chính phủ Cuba rằng Mỹ đang sử dụng đại sứ quán làm căn cứ gián điệp. Continue reading “03/01/1961: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba”