28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko

Nguồn: Afrikaner police admit to killing Stephen Biko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Nam Phi, bốn cựu cảnh sát thời kỳ apartheid đã xuất hiện trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải, và thừa nhận đã giết Stephen Biko, nhà lãnh đạo phong trào “Nhận thức về người da đen” (Black Consciousness Movement, BCM) của Nam Phi vào năm 1977.

Năm 1969, Biko, một sinh viên y khoa, đã thành lập một tổ chức cho sinh viên da đen Nam Phi để chống lại chính sách phân biệt chủng tộc apartheid của chính phủ thiểu số da trắng, đồng thời thúc đẩy bản sắc của người da đen. Năm 1972, ông tham gia tổ chức Đại hội Người da đen và năm sau đó bị chính phủ da trắng (Afrikaner) cấm tham gia hoạt động chính trị. Bốn năm sau, vào tháng 9/1977, ông bị bắt vì tội lật đổ. Continue reading “28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko”

10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù

Nguồn: Nelson Mandela writes from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Nam Phi, Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress, ANC) đã công bố tuyên bố của Nelson Mandela, nhà lãnh đạo phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid vốn đang ngồi tù. Bức thông điệp, được lén chuyển khỏi vòng kiểm soát gắt gao của nhà tù Đảo Robben, có nội dung: “Đoàn kết! Tập hợp! Chiến đấu! Giữa cái đe của quần chúng đoàn kết và cái búa của đấu tranh vũ trang, chúng ta sẽ đè bẹp apartheid!”

Mandela, sinh năm 1918, là con trai một vị tù trưởng Tembu, một tộc người nói tiếng Xhosa. Thay vì nối nghiệp cha làm tù trưởng, Mandela theo học đại học và trở thành luật sư. Năm 1944, ông gia nhập ANC, một tổ chức chính trị của người da đen với mục tiêu đấu tranh giành quyền cho đa số người da đen ở đất nước Nam Phi do người da trắng cai trị. Continue reading “10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù”

21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville

Nguồn: Massacre in Sharpeville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại thị trấn của người da đen Sharpeville, gần thành phố Johannesburg, Nam Phi, cảnh sát da trắng đã nổ súng vào một nhóm biểu tình người da đen không được vũ trang, giết chết 69 người và làm bị thương 180 người khác sau loạt đạn tiểu liên. Nhóm biểu tình này đang phản đối việc chính phủ Nam Phi hạn chế quyền đi lại của người da màu. Sau thảm sát Sharpeville, biểu tình đã nổ ra khắp Cape Town và hơn 10.000 người đã bị bắt trước khi quân đội lập lại trật tự. Continue reading “21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville”

22/09/1828: Shaka Zulu bị ám sát

Nguồn: Shaka Zulu assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1828, Shaka, người sáng lập Vương quốc Zulu ở miền nam châu Phi, đã bị sát hại bởi hai người em cùng cha khác mẹ của mình là Dingane và Mhlangana, sau khi chứng tâm thần của Shaka đe dọa phá hủy bộ lạc Zulu.

Khi Shaka trở thành tù trưởng bộ lạc Zulu vào năm 1816, bộ lạc này chỉ có chưa tới 1.500 người và thuộc nhóm thiểu số trong số hàng trăm bộ lạc khác nhau ở miền nam châu Phi. Tuy nhiên, Shaka đã chứng tỏ mình là một nhà tổ chức quân sự tài giỏi, thành lập nhiều trung đoàn với chỉ huy tốt và trang bị cho các chiến binh của mình assegais, một loại giáo mới có lưỡi dài, dễ sử dụng, với tính sát thương cao. Continue reading “22/09/1828: Shaka Zulu bị ám sát”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Thế giới hôm nay: 03/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói rằng “không có hoàn cảnh nào” mà theo đó ông sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu trì hoãn Brexit một lần nữa. Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10; đa số các Nghị sĩ phản đối việc Brexit không có thỏa thuận và có thể sớm thông qua luật buộc ông Johnson yêu cầu gia hạn. Vì vậy, “không có hoàn cảnh nào” xem ra đồng nghĩa với việc bầu cử sớm.

26 ứng viên tổng thống Tunisia đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình. Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 15 tháng 9 sau khi Tổng thống Beji Caid Essebsi qua đời, tạo ra cơ hội cho những kẻ “ngoại đạo.” Ứng viên số một hiện nay, một ông trùm truyền thông hay chỉ trích chính phủ, hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc rửa tiền (mà đảng của ông nói là do động cơ chính trị). Bất cứ ai chiến thắng sẽ được “kế thừa” một nền kinh tế trì trệ và một đất nước mệt mỏi vì các phe phái chính trị đấu đá lẫn nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2019”

Thế giới hôm nay: 22/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN 

Các biên bản làm việc được công bố hôm nay cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bị chia rẽ quanh việc có nên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 7 vừa qua hay không, và nếu có thì bao nhiêu. Việc Fed rốt cuộc giảm lãi suất 0,25% là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn một thập niên qua. Một số người tham gia cuộc họp muốn mức giảm lớn hơn nữa, với lý do lo ngại về lạm phát thấp và sự bất định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến đi gặp Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, vì bà từ chối thương lượng bán Greenland cho Mỹ. Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Đây là nơi có một căn cứ quân sự của Mỹ và các nguồn khoáng sản vẫn chưa được khai thác. Ông Trump đã đề xuất “thỏa thuận bất động sản lớn” này vào tuần trước; trong khi bà Frederiksen gọi ý tưởng ấy là kỳ khôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2019”

06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước. Continue reading “06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid”

11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi

Nguồn: Boer War begins in South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Chiến tranh Boer đã bắt đầu giữa Đế Quốc Anh và những người Boer sinh sống tại Transvaal (Cộng hòa Nam Phi) và Orange Free State.

Người Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người di cư gốc Hà Lan đến sống tại Nam Phi. Người Anh đã chiếm giữ thuộc địa Cape của Hà Lan vào năm 1806 trong Chiến tranh Napoléon, dẫn đến sự phản kháng của người Boer đang mong muốn giành độc lập. Người Boer cũng chống lại chủ trương Anh hóa (Anglicization) Nam Phi và chính sách chống nô lệ của Anh. Continue reading “11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi”

06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát

Nguồn: Architect of apartheid assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong một cuộc họp nghị viện ở Cape Town, Thủ tướng Nam Phi, Hendrik Verwoerd, đã bị đâm chết bởi một người đưa tin điên loạn. Kẻ tấn công, Demetrio Tsafendas, là một người nhập cư Mozambique, con lai hai dòng máu Hy Lạp và Swazi.

Là Bộ trưởng Các Vấn đề Bản xứ và sau đó là nhà lãnh đạo Nam Phi, Verwoerd đã giám sát việc đưa ra và áp dụng các chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Trở thành Thủ tướng từ năm 1958, ông đã thiết lập một hệ thống luật pháp phức tạp nhằm tách biệt người da trắng, người châu Phi (người da đen), người Coloreds (người lai), và người châu Á, đồng thời đưa người da đen vào sinh sống trong những khu vực riêng. Continue reading “06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát”

10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola

Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.

Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược. Continue reading “10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola”

10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi

human-kindness-7

Nguồn: “Nelson Mandela inaugurated,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Ngày 10/05/1994, Nelson Rolihlahla Mandela đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống da đen đẩu tiên của Nam Phi. Trong diễn văn nhậm chức, Mandela, tù nhân chính trị của chính phủ Nam Phi suốt 27 năm, đã tuyên bố rằng “đây là thời điểm để những vết thương được chữa lành.” Hai tuần trước đó, hơn 22 triệu người Nam Phi đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc đầu tiên của đất nước. Đại đa số đều bầu cho Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông để lãnh đạo đất nước.

Mandela sinh năm 1918, thuộc dòng họ phong kiến Tembu, trị vì các lãnh thổ Transkei thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Mandela sau khi tốt nghiệp đại học đã trở thành một luật sư. Năm 1944, ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một tổ chức chính trị của người da đen được thành lập với mục tiêu giành lại quyền lợi cho người da đen, vốn chiếm đa số dân ở nước này, từ tay nhóm da trắng thiểu số cai trị. Continue reading “10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi”

11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù

mandela

Nguồn:Nelson Mandela released from prison”, History.com (truy cập ngày 11/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào đòi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc (apartheid) ở Nam Phi, đã được ra tù sau 27 năm vào ngày 11 tháng 2 năm 1990.

Năm 1944, Mandela, lúc đó là một luật sư, đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC), tổ chức chính trị lâu đời nhất của người da đen tại Nam Phi, nơi ông trở thành một lãnh đạo của phong trào thanh niên đảng này tại thành phố Johannesburg. Năm 1952, ông trở thành phó chủ tịch quốc gia của ANC, ủng hộ phản kháng bất bạo động để chống lại apartheid – một hệ thống được thể chế hóa ở Nam Phi nhằm bảo vệ quyền tối thượng của người da trắng và tách biệt chủng tộc. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát những người biểu tình da đen ôn hòa tại Sharpeville năm 1960, Nelson đã giúp tổ chức một nhánh bán quân sự của ANC để tham gia vào chiến tranh du kích chống lại chính phủ thiểu số da trắng. Continue reading “11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù”

12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ

Battle of Isandhlwana

Nguồn:British-Zulu War begins,” History.com (truy cập ngày 11/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1879, chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ khi quân đội Đế quốc Anh dưới quyền Trung tướng Frederic Augustus đã xâm lược Vương quốc Zulu từ hướng cộng hòa Natal ở miền Nam châu Phi.

Năm 1843, Anh thay thế người Boer cai trị Natal, vùng đất cai quản Zululand, vương quốc nằm cạnh Natal của người Zulu. Người Boer, còn được gọi là Afrikaner, là con cháu của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi từ thế kỷ 17. Zulu, tộc người di cư từ phương Bắc, cũng đến Nam Phi vào thế kỷ 17, và định cư quanh khu vực sông Tugela. Continue reading “12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”