Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “One Country, One System,” Project Syndicate, 29/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 này đánh dấu 20 năm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, dưới một mô hình được gọi là “một đất nước, hai chế độ.” Nhưng một câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ phủ bóng lên các lễ kỷ niệm chính thức: Có thật là có gì để kỷ niệm hay không?

Nếu chúng ta hỏi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của mô hình “một đất nước, hai chế độ,” rằng lễ kỷ niệm 20 năm cuộc trao trả sẽ như thế nào, có lẽ ông sẽ nói rằng các cư dân Hồng Kông sẽ nâng ly chúc mừng sự thịnh vượng và tự do của mình. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng quản trị của mình, qua đó cuối cùng cũng xoa dịu được “dàn đồng ca” của những người bi quan đã nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự chân thành trong những lời hứa hẹn của Đảng đối với Hồng Kông. Continue reading “Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông”

Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?

Nguồn: Peter Singer, “Is the Paris Accord Unfair to America?Project Syndicate, 05/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.

Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Continue reading “Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?”

Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ

Nguồn: J. Bradford Delong, “Where US Manufacturing Jobs Really Went,” Project Syndicate, 03/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên từ năm 1979 tới năm 1999, số việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ đã giảm nhẹ từ 19 triệu xuống còn 17 triệu việc làm. Nhưng trong một thập niên sau đó, từ năm 1999 tới năm 2009, con số này đã lao dốc xuống chỉ còn 12 triệu việc làm. Sự sụt giảm đáng báo động đó đã làm dấy lên suy nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ đã đột nhiên ngừng hoạt động vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ – ít nhất là với nhóm nam công nhân cổ cồn xanh.

Nhưng nói ngành chế tạo hoàn toàn suôn sẻ trước năm 1999 là sai lầm. Việc làm trong ngành chế tạo thực ra cũng đã bị phá hủy từ những thập niên trước đó. Nhưng công việc mất đi ở một vùng hay một lĩnh vực thường được thay thế bởi công việc mới ở một vùng hoặc một lĩnh vực khác – theo số lượng tuyệt đối, nếu không phải là theo tỷ lệ trong lực lượng lao động. Continue reading “Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ”

Tập Cận Bình muốn gì?

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu ông có thể làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình. Continue reading “Tập Cận Bình muốn gì?”

Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống

Nguồn: Javier Solana, “The Iranian Opportunity,” Project Syndicate, 22/05/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, người dân Iran đã quyết định tiếp tục đi theo con đường mở cửa. 57% cử tri đã bầu cho nhà cải cách, Tổng thống Hassan Rouhani, đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Các nước khác trên thế giới nên chào đón chiến thắng của Rouhani như một cơ hội nữa để cải thiện quan hệ với một quốc gia vốn là trọng tâm trong tiến trình hướng tới một Trung Đông hoà bình hơn.

Với việc giành hơn 50% số phiếu, Rouhani đã tránh được một cuộc bỏ phiếu vòng hai, giống như bốn năm trước khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhưng không như năm 2013, khi chiến thắng áp đảo của ông là một bất ngờ lớn, trong cuộc bầu cử lần này hầu hết các nhà quan sát đều coi Rouhani là ứng cử viên sáng giá. Xét cho cùng, từ năm 1981 đến nay, mỗi đời tổng thống Iran đều phục vụ trong hai nhiệm kỳ. Continue reading “Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Belt and Road Initiative: Southeast Asia’s Boon or Bane?The Strategist, 06/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi quyền lực của một đất nước phát triển, đất nước đó tất nhiên sẽ tìm đến một vị thế toàn cầu lớn hơn và mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) là phương tiện để Trung Quốc đạt được mục tiêu này. Một số nhà phân tích thậm chí còn so sánh sáng kiến này – vốn đề xuất đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, và châu Âu – với Kế hoạch Marshall của Mỹ sau Thế chiến II. Mặc dù đã bị một số nhà bình luận Trung Quốc bác bỏ nhưng cách so sánh này vẫn là một lời nhắc nhở hữu ích về tầm quan trọng của BRI đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng như các tác động toàn cầu của nó. Continue reading “Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á”

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate, 02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này. Continue reading “Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại

Nguồn: Ian Johnson, “Xi Jinping: The Illusion of Greatness,” The New York Review of Books, 27/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chính trị bản chất luôn là những gì rực rỡ và lộng lẫy, nhưng hiếm có sự kiện nghi thức thuần túy nào có thể so sánh được với việc triệu tập Quốc hội Trung Quốc, hay còn gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kết thúc vào tuần (cuối tháng 3) này. Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc hay trên thế giới thì Đại hội cũng luôn luôn đi theo một lộ trình nhàm chán – trình ra một bản “báo cáo công việc” tóm tắt các kế hoạch đã biết; những đề xuất có vấn đề sẽ được đem ra thảo luận để khiến Đại hội trông giống như một cơ quan thảo luận đang thực sự được triệu tập; những buổi họp của các đại biểu không do dân bầu và phần lớn không có quyền lực; và cuối cùng là một cuộc họp báo với độ chân thực giống như các màn đấu võ trong phim kiếm hiệp. Continue reading “Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại”

Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump

Nguồn: Laurence Tubiana, “Donald Trump’s Historic Mistake,” Project Syndicate, 01/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015, một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc mà nhiều người chúng ta đã rất nỗ lực làm việc để đạt được. Trump đang mắc phải một sai lầm sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng với đất nước của ông, và với thế giới.

Trump tuyên bố ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được ở Paris, hoặc soạn ra một thỏa thuận mới. Nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi thỏa thuận này như một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một chiến thắng cho sự hợp tác quốc tế, và một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đến nay vẫn đúng. Continue reading “Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?

Nguồn: Ian Buruma, “The End of the Left/Right Divide?Project Syndicate, 08/05/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, những nghị sĩ Quốc hội ủng hộ các thành quả cách mạng ngồi phía bên trái, trong khi những người phản đối cách mạng và khao khát trật tự cũ của chế độ quân chủ và nhà thờ thì tập hợp phía bên phải. Từ đó thuật ngữ chính trị “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời. Nhiều nhà bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã chỉ ra rằng cách phân loại như vậy không còn phù hợp nữa với nền chính trị đương đại ở Pháp – hay ở bất cứ đâu. Emmanuel Macron tự hào rằng mình không thuộc cánh hữu cũng như cánh tả.

Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Dân tộc liên kết với cánh cực hữu thì phản đối: với bà, Macron, cựu bộ trưởng trong một chính phủ của Đảng Xã hội – là người cánh tả. Tuy nhiên, giống như Donald Trump, bà Le Pen mới chính là người tranh cử với tư cách “tiếng nói của nhân dân” (hàm ý tả khuynh – NBT) trong khi Macron, giống như Hillary Clinton, được mô tả là con rối của các ông trùm nhà băng, giới tinh hoa văn hóa, và các nhà tài phiệt quốc tế (hàm ý hữu khuynh – NBT). Continue reading “Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

Một chân dung khác về Lenin

Nguồn: Graeme Gill, “The Other Lenin,” Inside Story, 21/03/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây là bài điểm cuốn Lenin the Dictator: An Intimate Portrait (Weidenfeld & Nicolson, 2017) của Victor Sebestyen.

Trong cuốn tiểu sử mới nhất về Vladimir Lenin này, mọi đặc điểm nổi bật của cuộc đời nhà cách mạng Nga đều được nói đến: vụ hành hình người anh cả của Lenin khiến ông bị cấp tiến hóa như thế nào, tranh luận về những luận điểm lý thuyết cách mạng khó hiểu trong những năm dài ông lưu vong, việc trở lại Nga năm 1917 với sự giúp đỡ của Đức, sự thâu tóm quyền lực cũng trong năm đó, và những năm đầu chế độ Xô-viết. Nhưng cuốn tiểu sử này rất khác so với những tiểu sử chúng ta từng biết.

Có thể nhận ra sự khác biệt này trong nhan đề nhỏ của cuốn sách (“An Intimate Portrait”: Một chân dung gần gũi). Victor Sebestyen tập trung vào con người Lenin, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ của Lenin với hai người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ông và những đau đớn thể xác mà ông phải chịu. Dựa một phần vào tài liệu tìm thấy trong văn khố Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, Sebestyen tìm cách dựng nên một bức tranh về Lenin tập trung vào đời sống cá nhân hơn là sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Một chân dung khác về Lenin”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.

Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20. Continue reading “Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump”

Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy

Nguồn: Ian Buruma, “War Against the West,” Project Syndicate, 13/03/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1938, Aurel Kolnai, triết gia người Hungary gốc Do Thái sống lưu vong, xuất bản cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, The War Against the West (Cuộc chiến chống phương Tây), một nghiên cứu về những ý tưởng nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Kolnai dường như đã đọc mọi khảo luận khoa trương – phần lớn được viết bởi các nhà tư tưởng hạng ba – ca tụng các đức tính anh dũng, quên mình, máu và đất của “vùng đất của các anh hùng,” và lên án các xã hội vật chất, dân chủ tự do, tư sản trong các “vùng đất của các thương gia” (tức phương Tây).

“Vùng đất của các anh hùng” đương nhiên là Đức Quốc xã, và phương Tây, tha hóa bởi đồng tiền Do Thái và chủ nghĩa toàn cầu độc hại, được đại diện bởi Hoa Kỳ và Anh Quốc. Bạn phải có chung dòng máu mới được thuộc về dân tộc Đức anh hùng, trong khi quyền công dân trong thế giới Anglo-Saxon được mở rộng cho những người di cư đồng ý tuân thủ pháp luật. Ý tưởng về hai hình mẫu quyền công dân khác biệt này xuất hiện ít nhất từ cuối thế kỷ 19, khi Hoàng đế Đức Wilhelm II xem thường Anh, Mỹ, và Pháp vì đó là những xã hội lai tạp, hay như lời ông nói là họ đã bị “Do Thái hóa.” Continue reading “Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy”

Marine Le Pen là ai?

Nguồn: Christine Ockrent, “Who Is Marine Le Pen,” Project Syndicate, 24/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi còn nhớ như in lần đầu ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen xuất hiện trên truyền hình. Đó là trước thềm cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2002 và tôi chịu trách nhiệm điều phối một cuộc tranh luận trên sóng truyền hình công cộng Pháp. Để cân bằng quan điểm chính trị, chúng tôi cần một đại diện từ Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, lúc đó do cha của Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, dẫn dắt. Bruno Gollnisch, người quản lý chiến dịch tranh cử và là người có vẻ sẽ kế nhiệm Jean-Marie, đã từ chối tham gia và đề nghị để Marine thế chỗ.

Đây rõ ràng là một món đòn không chỉ đối với một kênh truyền thông bị coi là thù địch, mà còn với chính Le Pen – đối thủ mà Gollnisch không ưa vì theo ông, bà được cha mình đề bạt một cách thái quá trong bộ máy của Đảng Mặt trận Quốc gia. Le Pen phần lớn vẫn là một luật sư vô danh 33 tuổi với kinh nghiệm non nớt dù rõ ràng bà có khiếu hài hước tinh tế. Cuối cùng, kế hoạch của Gollnisch lại phản tác dụng: chỉ vài ngày sau khi Le Pen xuất hiện, tiêu đề trên một tuần san viết rằng, “Đảng Mặt trận Quốc gia có gì mới? Marine!” Continue reading “Marine Le Pen là ai?”