27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại

Nguồn: Doctor is killed by anti-abortion radical, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, bác sĩ Barnett Slepian đã bị một kẻ chống phá thai cực đoan bắn chết ngay tại nhà mình ở Amherst, New York. Đây là lần thứ năm liên tiếp một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở ngoại ô New York và Canada trở thành nạn nhân của một vụ tấn công bằng súng bắn tỉa.

Slepian và gia đình khi đó vừa trở về sau buổi lễ tại giáo đường Do Thái thì một viên đạn đã bất ngờ xuyên qua cửa sổ nhà bếp và găm thẳng vào lưng ông. Trong năm vụ tấn công, bốn vụ đầu tiên không gây chết người, xảy ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm đó. Continue reading “23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại”

22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France

Nguồn: Cyclist Lance Armstrong is stripped of his seven Tour de France titles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Lance Armstrong đã chính thức bị tước bảy danh hiệu Tour de France mà ông giành được từ năm 1999 đến năm 2005, và bị cấm tham gia thi đấu đua xe đạp suốt đời. Nam vận động viên bị buộc tội lạm dụng các loại thuốc kích thích và truyền máu, ngoài ra còn buộc một số đồng đội cùng thi đấu trong khuôn khổ giải Tour phải dùng thuốc để giúp ông giành chiến thắng trong các cuộc đua. Đây được xem là cú trượt dài của biểu tượng đua xe đạp toàn cầu một thời, người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người sau khi vượt qua căn bệnh ung thư, rồi trở thành một trong những tay đua cừ khôi nhất trong lịch sử cuộc đua cam go của nước Pháp, nơi thu hút những vận động viên đua xe đạp hàng đầu hành tinh. Continue reading “22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney

Nguồn: Sydney Opera House opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, sau 15 năm xây dựng, Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) đã được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức khánh thành.

Công trình kiến trúc trị giá 80 triệu USD, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch Jørn Utzon và được tài trợ bởi lợi nhuận từ chương trình Xổ số Nhà hát Opera, đã được xây dựng tại Bennelong Point, Sydney, Australia. Continue reading “20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm. Continue reading “Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Million Man March, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một đám đông khổng lồ bao gồm chủ yếu là đàn ông người Mỹ gốc Phi đã biểu tình ở Công viên National Mall, trong sự kiện được gọi là Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi (Million Man March). Mong muốn được thấy Quốc hội Mỹ hành động vì lợi ích của người Mỹ gốc Phi và chống lại những định kiến tiêu cực về đàn ông gốc Phi, một lượng người biểu tình khổng lồ đã tập hợp và lắng nghe phát biểu của hàng loạt các nhà lãnh đạo trong phong trào dân quyền suốt hơn 12 giờ. Continue reading “16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi”

15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm

Nguồn: H.L. Hunley sinks during tests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tàu ngầm H.L. Hunley, tàu ngầm chiến đấu thành công đầu tiên trên thế giới, đã chìm trong quá trình chạy thử nghiệm, giết chết người phát minh ra nó cùng 7 thành viên thủy thủ đoàn.

Horace Lawson Hunley đã phát triển chiếc tàu ngầm dài 12m từ một lò hơi hình trụ. Nó được vận hành bởi một thủy thủ đoàn gồm 8 người – một người lái tàu trong khi bảy người còn lại quay thanh dẫn làm quay chân vịt của con tàu. Tàu Hunley có thể lặn, nhưng chỉ có thể hoạt động an toàn khi biển lặng. Nó đã được thử nghiệm thành công ở Vịnh Mobile của Alabama vào mùa hè năm 1863, và chỉ huy Hợp bang miền Nam, Tướng Pierre G.T. Beauregard, nhận ra rằng con tàu có thể hữu ích trong việc phá hủy các tàu của Liên minh miền Bắc và phá vỡ đợt phong tỏa Cảng Charleston. Hunley đã được đặt lên một toa tàu lửa và được chuyển đến Nam Carolina. Continue reading “15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: A Downside Scenario,” The Diplomat, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các quy chuẩn về nhân sự bị bỏ qua, Tập có thể sẽ bổ nhiệm những người thân tín với mình, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sai lầm chính sách.

Trong bài viết trước, tôi đã phân tích một kịch bản có thể xảy ra tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sẽ bắt đầu vào ngày 16/10. Theo kịch bản đó, Tập Cận Bình sẽ đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tập trung nhiều nhà cải cách ủng hộ thị trường, những người có khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách kinh tế. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2”

13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất

Nguồn: Chilean miners are rescued after 69 days underground, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, người cuối cùng trong số 33 thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 800m dưới lòng đất suốt hơn hai tháng tại một khu hầm mỏ ở miền bắc Chile đã được giải cứu. Nhóm thợ mỏ này đã sống sót lâu hơn bất kỳ ai khác từng bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Thảm họa đối với toán thợ mỏ này xảy ra vào ngày 05/08/2010, khi mỏ vàng và đồng San Jose nơi họ đang làm việc, cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 500 dặm về phía bắc, bất ngờ bị sập. 33 người đàn ông đã di chuyển đến một khu vực trú ẩn khẩn cấp dưới lòng đất, nơi họ tìm được lượng thực phẩm chỉ đủ ăn trong vài ngày. Khi tình hình dần tuyệt vọng hơn trong 17 ngày tiếp theo, vì không biết liệu có ai tìm thấy họ hay không, những người thợ mỏ đã nghĩ đến việc tự sát và ăn thịt đồng nghiệp. Continue reading “13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.

Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I

Nguồn: Bulgaria enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thủ tướng Vasil Radoslavov của Bulgaria đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ tham gia Thế chiến I, về phe của Liên minh Trung tâm.

Được cả hai bên bí mật chiêu mộ trong Thế chiến I với tư cách là một đồng minh tiềm năng ở khu vực Balkan đầy biến động, Bulgaria cuối cùng đã quyết định ủng hộ Liên minh Trung tâm. Trong tuyên bố của mình vào ngày 11/10/1915, Radoslavov lập luận rằng việc cùng Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman đối đầu với các cường quốc Đồng minh Hiệp ước – Anh, Pháp và Nga – là điều nên làm, không chỉ vì lý do kinh tế, vì Áo-Hung và Ottoman là đối tác thương mại chính của Bulgaria, mà còn là cách để tự vệ trước sự xâm lược của Serbia, đồng minh của Nga và một cường quốc ở Balkan, mà Radoslavov coi là “kẻ thù lớn nhất” của đất nước mình. Continue reading “11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”