14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học

Nguồn: Ruby Bridges desegregates her school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, một lệnh của tòa án yêu cầu xóa bỏ tách biệt chủng tộc (desegregation) trong trường học đã chính thức có hiệu lực tại New Orleans, Louisiana. Hình ảnh cô bé Ruby Bridges sáu tuổi bước vào Trường tiểu học William Frantz, được cảnh sát liên bang hộ tống và bị đám đông giận dữ chế giễu, đã ngay lập tức trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền, biểu tượng cho sự nghiệp bình đẳng chủng tộc và mục tiêu của sự thù địch chủng tộc. Continue reading “14/11/1960: Louisiana xóa bỏ tách biệt chủng tộc ở trường học”

27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina

Nguồn: Activist Bree Newsome removes Confederate flag from South Carolina State House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, các nhà hoạt động đóng giả người chạy bộ ra hiệu cho một đồng đội của họ rằng cảnh sát đã tạm thời rời mắt khỏi cột cờ bên ngoài Tòa nhà chính quyền Tiểu bang Nam Carolina. Sau khi nhận được tín hiệu, Brittany “Bree” Newsome leo lên cột, gỡ lá cờ Hợp bang Miền Nam đang bay phấp phới ở đó và bị bắt giữ. Hành động của Newsome đã gây tiếng vang trên toàn nước Mỹ và cuối cùng dẫn đến việc bang Nam Carolina vĩnh viễn gỡ bỏ lá cờ Hợp bang khỏi tòa nhà. Continue reading “27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina”

19/05/1975: Phố Tàu ở New York đóng cửa để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát

Nguồn: New York City’s Chinatown shuts down to protest police brutality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Phố Tàu (Chinatown) của Thành phố New York đã gần như đóng cửa hoàn toàn khi các cửa hàng treo biển “Đóng cửa để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát.” Hành động này nhằm phản ứng lại cách Sở Cảnh sát New York đối xử với Peter Yew, một kỹ sư kiến trúc người Mỹ gốc Hoa, người đã bị bắt, bị đánh đập dã man, và bị buộc tội hành hung sau khi ông chứng kiến cảnh sát đánh đập một thiếu niên người Hoa và cố gắng can thiệp. Continue reading “19/05/1975: Phố Tàu ở New York đóng cửa để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát”

04/05/1961: Chuyến xe Tự do đầu tiên khởi hành từ Washington, D.C.

Nguồn: The first Freedom Ride departs from Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, một nhóm 13 thanh niên đã khởi hành từ Bến Xe buýt Greyhound ở Washington, D.C., đi về miền Nam nước Mỹ. Hành trình ban đầu khá yên bình, nhưng nhóm này sẽ gặp phải bạo lực kinh hoàng trên đường đến New Orleans, và cuối cùng buộc phải sơ tán khỏi Jackson, Mississippi. Tuy nhiên, họ vẫn giành được một vị trí trong lịch sử với tư cách là những người tham gia Chuyến xe Tự do (Freedom Riders) đầu tiên. Continue reading “04/05/1961: Chuyến xe Tự do đầu tiên khởi hành từ Washington, D.C.”

14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường

Nguồn: Muslim teen arrested for bringing reassembled clock to school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, một cậu bé Hồi giáo 14 tuổi đã bị bắt tại trường trung học ở Irving, Texas, sau khi chiếc đồng hồ kỹ thuật số mà cậu tự lắp ráp từ hộp bút chì ở nhà bị giáo viên nhầm là một quả bom.

Ahmed Mohamed, khi đó đang học năm nhất trung học, đã bị cảnh sát thẩm vấn, giam giữ, sau đó còng tay đưa đến một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, và đình chỉ học trong ba ngày vì cái mà chính quyền gọi là “quả bom giả,” nhưng thực ra lại là một chiếc đồng hồ tự chế. Continue reading “14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường”

25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử

Nguồn: George Floyd is killed by a police officer, igniting historic protests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào tối ngày này năm 2020, sĩ quan cảnh sát người da trắng Derek Chauvin của thành phố Minneapolis đã giết chết George Floyd, một người đàn ông da đen, bằng cách kẹp cổ anh này trong gần 10 phút. Cái chết của Floyd, được quay phim lại bởi người qua đường, đã mở đường cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và kêu gọi cả nước phải suy nghĩ lại về vấn đề chủng tộc và chính sách. Continue reading “25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử”

02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama

Nguồn: More than 1,000 schoolchildren protest segregation in the Children’s Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Birmingham, Alabama, hơn 1.000 học sinh người Mỹ gốc Phi đã diễu hành khắp thành phố trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Mục tiêu của cuộc biểu tình bất bạo động này, sau được gọi là “Thập tự chinh Thiếu niên” hay “Tuần hành Thiếu niên”, là nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo dân sự và doanh nghiệp của thành phố đồng ý xóa bỏ nạn phân tách chủng tộc. Continue reading “02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama”

23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ

Nguồn: Ahmaud Arbery is shot dead while out jogging, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, Ahmaud Arbery, một thanh niên da đen 25 tuổi đã bị hai cha con người da trắng bắn chết khi đang chạy bộ ở ngoại ô Brunswick, Georgia.

Sau khi đoạn phim ghi lại cảnh vụ giết người được công bố, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc gia, các nhóm dân quyền, các nhà lập pháp, người nổi tiếng, và cuối cùng là Cục Điều tra Georgia. Vào ngày 7/5 cùng năm, Gregory và Travis McMichael đã bị bắt vì tội giết người (murder) và hành hung nghiêm trọng. William Bryan, người quay phim vụ nổ súng bằng điện thoại của mình, cũng bị bắt và bị buộc tội giết người khi đang phạm tội tiểu hình (felony murder) và bắt giữ người trái pháp luật. Cả ba gã đàn ông sau đó bị kết tội giết người và bị kết án tù chung thân. Continue reading “23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ”

15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham

Nguồn: Four Black schoolgirls killed in Birmingham church bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một quả bom đã phát nổ trong buổi lễ sáng Chủ nhật tại Nhà thờ Baptist Phố 16 ở Birmingham, Alabama, giết chết bốn bé gái: Addie Mae Collins (14 tuổi), Cynthia Wesley (14 tuổi), Carole Robertson (14 tuổi), và Carol Denise McNair (11 tuổi).

Với một giáo đoàn người Mỹ gốc Phi lớn, Nhà thờ Baptist Phố 16 từng là nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo dân quyền như Martin Luther King Jr., người từng gọi Birmingham là “biểu tượng của sự chống đối mạnh mẽ đối với việc hội nhập chủng tộc.” Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đặt duy trì phân biệt chủng tộc làm một trong những mục tiêu trọng tâm của mình, và Birmingham đã trở thành một trong những nơi xảy ra các sự kiện bạo lực và vô luật pháp nhất của nhóm Ku Klux Klan (KKK). Continue reading “15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham”

12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc

Nguồn: Violence erupts in Boston over desegregation busing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, ngày khai giảng năm học mới, tại Boston, Massachusetts, các hành động phản đối “xe buýt” trường học – vốn là một biện pháp tuân theo lệnh của tòa án – đã trở thành bạo lực nghiêm trọng. Xe buýt chở trẻ em người Mỹ gốc Phi đã bị ném trứng, gạch và chai lọ, trong khi cảnh sát có vũ trang phải cố gắng kiểm soát những người biểu tình da trắng giận dữ đang bao vây trường học. Continue reading “12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc”

28/08/1955: Emmett Till bị sát hại

Nguồn: Emmett Till is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong khi đến thăm gia đình người thân ở Money, Mississippi, Emmett Till, 14 tuổi, một cậu bé người Mỹ gốc Phi đến từ Chicago, đã bị sát hại dã man vì bị nghi ngờ đã tán tỉnh một phụ nữ da trắng bốn ngày trước đó.

Những kẻ tấn công cậu bé – chồng của người phụ nữ da trắng nọ và anh trai của anh ta – đã bắt Emmett vác một chiếc quạt tách bông cotton nặng khoảng 34kg đến bờ sông Tallahatchie và ra lệnh cho cậu cởi bỏ quần áo của mình. Hai tên này sau đó đánh cậu đến gần chết, khoét mắt cậu, bắn vào đầu, rồi dùng kẽm gai trói xác cậu vào chiếc quạt mà ném xuống sông. Continue reading “28/08/1955: Emmett Till bị sát hại”

15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn

Nguồn: Alabama governor George Wallace shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một cuộc biểu tình ngoài trời ở Laurel, Maryland, George Wallace, thống đốc bang Alabama đồng thời là một ứng viên tổng thống, đã bị bắn bởi Arthur Bremer, 21 tuổi. Ba người khác cũng bị thương trong vụ việc, còn bản thân Wallace bị liệt vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Ngày hôm sau, trong khi thống đốc còn đang chiến đấu để giành lấy sự sống trong bệnh viện, ông đã giành được chiến thắng quan trọng ở Michigan và Maryland. Tuy nhiên, Wallace vẫn phải ở trong bệnh viện suốt nhiều tháng và chiến dịch tranh cử tổng thống thứ ba của ông đành phải đi đến hồi kết.

Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962 với một cương lĩnh phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, Wallace đã hứa với những cử tri da trắng rằng ông sẽ “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” (Segregation now! Segregation tomorrow! Segregation forever!) Tuy nhiên, lời hứa chỉ kéo dài sáu tháng. Tháng 06/1963, dưới áp lực của liên bang, ông buộc phải chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama và cho phép tuyển sinh sinh viên người Mỹ gốc Phi. Continue reading “15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn”

Yếu tố chủng tộc trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu

Nguồn: Gideon Rachman, “Race is also a geopolitical issue”, Financial Times, 05/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đặc quyền của người da trắng, phân biệt chủng tộc về mặt thể chế, thiên vị một cách vô thức, chính trị bản sắc – những thuật ngữ này đã trở những vấn đề thời sự trong các cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ và Anh. Nhưng chủng tộc không chỉ là một vấn đề trong nước. Vào thời điểm mà quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch, các tranh luận về công bằng chủng tộc cũng đang trở thành một phần của cuộc đấu tranh địa chính trị.

Nếu xếp hạng theo sức mua, các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay theo thứ tự là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức. Nhưng các thể chế chính trị quan trọng nhất của thế giới vẫn phản ánh cán cân quyền lực chính trị và kinh tế của năm 1945. Năm thành viên thường trực, có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Continue reading “Yếu tố chủng tộc trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu”

‘Chủ nghĩa dân tộc da trắng’ là gì?

Nguồn: What is “White Nationalism”?, The Economist, 14/08/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Trong năm nay, sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng bao gồm các vụ thảm sát ở thành phố Christchurch (51 người chết) và El Paso (22 người chết). Thông thường, những kẻ giết người viện dẫn nỗi sợ hãi về việc người da trắng bị “thay thế” và lấy cảm hứng từ những hành vi tàn bạo tương tự khác, đặc biệt là cuộc thảm sát 77 người ở Oslo và một hòn đảo gần đó của Anders Breivik vào năm 2011. Nhưng chủ nghĩa dân tộc da trắng là gì, và nó đến từ đâu? Continue reading “‘Chủ nghĩa dân tộc da trắng’ là gì?”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi

Nguồn: President Dwight D. Eisenhower apologizes to African diplomat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã phải chính thức xin lỗi Bộ trưởng Tài chính Ghana, Komla Agbeli Gbdemah, người đã bị từ chối phục vụ tại một nhà hàng ở Dover, Delaware. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi những sự kiện mà các nhà ngoại giao châu Phi phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Mặc dù tình hình tương đối nhẹ nhàng hơn so với các sự kiện khác trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các hành động phân biệt chủng tộc đối với các nhà ngoại giao châu Phi (và châu Á) trong những năm 1950 và 1960 vẫn là quan ngại lớn đối với các quan chức Mỹ. Trong những thập niên này, Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh để giành lấy “trái tim và khối óc” của hàng trăm triệu người da màu ở châu Á và châu Phi. Continue reading “10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”