09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu

Nguồn: Operation Gomorrah is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Anh đã cho máy bay ném bom tấn công Hamburg, Đức, vào ban đêm – trong Chiến dịch Gomorrah (Operation Gomorrah). Cùng lúc đó, người Mỹ đã ném bom vào ban ngày – trong Tuần lễ Tấn công Chớp nhoáng (Blitz Week).

Đã có 167 thường dân Anh thiệt mạng trong đợt ném bom của Đức vào tháng 07. Giờ đây tình thế sẽ thay đổi. Trong đêm ngày 24/07, máy bay Anh đã thả 2.300 tấn bom cháy xuống Hamburg chỉ trong vài giờ. Sức tàn phá tương đương với những gì máy bay ném bom Đức đã thả xuống London trong 5 cuộc tấn công dữ dội nhất của họ. Hơn 1.500 thường dân Đức thiệt mạng trong vụ đột kích đầu tiên của Anh. Continue reading “24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu”

17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin

Nguồn: Truman records impressions of Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ghi lại những ấn tượng đầu tiên của ông về Stalin trong nhật ký.

Truman mô tả buổi họp đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo đáng sợ người Liên Xô là rất ấm cúng. “Vài phút trước mười hai giờ” Tổng thống viết, “Tôi ngước nhìn lên khỏi bàn và thấy Stalin đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đứng dậy và tiến đến gặp ông ta. Ông đã đưa tay ra và mỉm cười. Tôi cũng làm như vậy, chúng tôi bắt tay và sau đó thì ngồi xuống.” Sau màn chào hỏi vui vẻ, hai người ngồi xuống để thảo luận về chính sách ở châu Âu sau Thế chiến II. Mỹ vẫn đang tham gia vào cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, và Truman muốn biết về kế hoạch của Stalin cho các vùng lãnh thổ mà ông hiện đang kiểm soát ở châu Âu. Continue reading “17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin”

13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử

Nguồn: Largest tank battle in history ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Trận Kursk, trận chiến với khoảng 6.000 xe tăng, hai triệu lính và 5.000 máy bay, đã kết thúc. Đợt tấn công của Đức đã bị quân Liên Xô đẩy lùi với cái giá rất đắt.

Đầu tháng 07, Đức và Liên Xô đã tập trung lực lượng gần thành phố Kursk, nằm ở phía tây Liên Xô. Đây là vùng đất rộng 150 dặm của Liên Xô vốn đang lấn 100 dặm vào khu vực do Đức chiếm đóng. Người Đức bắt đầu vào ngày 05/07, và 38 sư đoàn, gần một nửa trong số đó được trang bị xe bọc thép, đã bắt đầu di chuyển từ phía nam và phía bắc. Continue reading “13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử”

11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin

Nguồn: Soviets agree to hand over power in West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, nhằm thực hiện các thoả thuận đã đạt được tại nhiều hội nghị thời chiến khác nhau, Liên Xô đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng của Anh và Mỹ ở Tây Berlin. Dù việc phân chia Berlin (và cả nước Đức) thành các khu vực chiếm đóng chỉ là biện pháp tạm thời sau chiến tranh, nhưng các đường phân chia đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Thành phố Berlin bị chia đôi đã trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong một số hội nghị thời chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô đã đồng ý rằng sau thất bại của Đức, nước này sẽ bị chia thành ba khu vực chiếm đóng. Berlin, thủ đô của Đức, cũng sẽ bị chia cắt tương tự. Tuy nhiên, khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt vào tháng 05/1945, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn kiểm soát Đông Đức và toàn bộ Berlin. Một số quan chức Mỹ, những người xem Liên Xô là một mối đe dọa đang nổi lên đối với hòa bình sau chiến tranh ở châu Âu, tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát bất cứ phần nào của Berlin. Continue reading “11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin”

10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu

Nguồn: The Battle of Britain begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Đức đã có trận đánh đầu tiên trong một loạt các vụ đánh bom lên nước Anh, khởi đầu cho Trận chiến Nước Anh (Battle of Britain) kéo dài ba tháng rưỡi.

Sau khi Đức chiếm được Pháp, người Anh biết rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi phe Trục chuyển hướng qua Eo biển Mache (Eo biển Anh). Và vào ngày 10/07, 120 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Đức đã tấn công một đoàn tàu vận tải của Anh ngay tại eo biển, trong khi 70 máy bay ném bom khác tấn công các bến tàu đậu tại South Wales. Continue reading “10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu”

09/07/1941: Mã Enigma bị phá

Nguồn: Enigma key broken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, các nhà mật mã học của Anh đã giải mã thành công ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông.

Các chuyên gia người Anh thực ra đã giải được nhiều mã Enigma ở Mặt trận phía Tây. Enigma là máy mã hóa tinh vi nhất của Đức, đóng vai trò quan trọng trong việc bí mật truyền thông tin. Chiếc máy này do Hugo Koch, một người Hà Lan, phát minh vào năm 1919. Nó có bề ngoài trông giống như một máy đánh chữ và ban đầu được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Quân đội Đức đã điều chỉnh máy Enigma để sử dụng trong thời chiến và xem hệ thống mã hoá của nó là thứ không thể phá vỡ được. Nhưng họ đã sai. Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra. Continue reading “09/07/1941: Mã Enigma bị phá”

06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn

Nguồn: Frank family takes refuge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tại đất nước Hà Lan đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng, cô bé gốc Do Thái, Anne Frank, 13 tuổi, tác giả của cuốn Nhật ký của Anne Frank nổi tiếng sau n ày, cùng với gia đình của mình đã bị buộc phải trú ẩn trong một khu nhà máy bí mật ở Amsterdam. Một ngày trước đó, chị gái của Anne, Margot, đã nhận được một thông báo yêu cầu trình diện tại “trại tập trung” của Đức Quốc xã.

Anne sinh ra ở Đức vào ngày 12/06/1929, sau đó em và gia đình đã trốn sang Amsterdam vào năm 1933 để thoát khỏi cuộc bức hại của Đức Quốc xã. Vào mùa hè năm 1942, khi quân Quốc xã đến chiếm đóng Hà Lan, Anne, khi ấy đã 12 tuổi, bắt đầu viết cuốn nhật ký kể lại cuộc sống hàng ngày của mình, về quan hệ của em với gia đình và bạn bè, và những quan sát về thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm xung quanh em. Ngày 06/07, vì lo sợ bị đưa đến đến một trại tập trung của Đức Quốc xã, gia đình nhà Frank đã tới trú ẩn trong một nhà máy do những người Công giáo điều hành. Trong hai năm tiếp theo, với lời dọa giết của các sĩ quan Đức Quốc xã tuần tra ngay bên ngoài nhà kho, Anne đã viết một cuốn nhật ký với sự châm biếm, hài hước và cả những thông tin chi tiết. Continue reading “06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn”

22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.

Nguồn: FDR signs G.I. Bill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký Đạo luật G.I. (G.I. Bill). Đây là một đạo luật chưa từng có tiền lệ, được thiết kế để hỗ trợ cho những người giải ngũ – vốn được gọi là G.I.s – vì những nỗ lực của họ trong Thế chiến II.

Là phần cuối cùng trong cuộc cải cách toàn diện Kinh tế mới (New Deal), chính quyền của Roosevelt đã soạn ra Đạo luật G.I. – tên gọi chính thức là Đạo luật Tái Điều chỉnh Cựu Binh (Servicemen’s Readjustment Act of 1944) – với hy vọng đất nước không tiếp tục rơi vào Đại Suy thoái sau khi chiến tranh kết thúc. FDR đặc biệt muốn ngăn chặn việc lặp lại sự kiện Diễu hành Đòi Trợ cấp (Bonus March of 1932), khi mà 20.000 cựu binh thất nghiệp và gia đình họ đã biểu tình phản đối Washington. Quân đoàn Mỹ (American Legion), một tổ chức cựu chiến binh, đã thành công khi đấu tranh cho nhiều điều khoản trong dự luật, cho phép các cựu binh giải ngũ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được vay để mua nhà và kinh doanh với lãi suất thấp, và quan trọng nhất là được tài trợ giáo dục. Continue reading “22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.”

18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich

Nguồn: Hitler and Mussolini meet in Munich, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Benito Mussolini đã đến Munich cùng với Ngoại trưởng của mình, Bá tước Ciano, để thảo luận kế hoạch với lãnh tụ Đức Quốc Xã. Nhưng ông đã không thích những gì mình được nghe.

Xấu hổ vì Ý nhập cuộc trễ trong cuộc chiến chống lại Đồng Minh và cũng chỉ có những hoạt động khá ảm đạm, Mussolini đến gặp Hitler với quyết tâm thuyết phục đối tác phe Trục khai thác lợi thế mà ông ta đã có ở Pháp, bằng cách yêu cầu Pháp đầu hàng toàn diện và chiếm luôn phần phía nam còn đang tự do. Nhà độc tài người Ý rõ ràng muốn “có phần” trong chiến lợi phẩm, và đây là cách để nhận phần thưởng với mức rủi ro tối thiểu. Continue reading “18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich”

17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp

Nguồn: British and Allied troops continue the evacuation of France, as Churchill reassures his countrymen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Anh đã tiến hành di tản khỏi Pháp theo Chiến dịch Ariel, một cuộc di tản gần giống như chiến dịch di tản khỏi Dunkirk trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu động viên trong một chương trình phát thanh quốc gia: “Dù có chuyện gì xảy ra ở Pháp … chúng ta cũng sẽ bảo vệ hòn đảo quê hương mình, và Đế Quốc Anh sẽ chiến đấu với tinh thần không chịu khuất phục cho đến khi lời nguyền Hitler được dỡ bỏ.”

2/3 nước Pháp bấy giờ đang bị quân Đức chiếm đóng, còn những binh lính nào của Anh và Đồng Minh không tham gia Chiến dịch Dynamo hay Cuộc di tản Dunkirk thì sẽ được đưa về nước. Từ Cherbourg và St. Malo, từ Brest, Nantes, Brits, Ba Lan và Canada, binh lính đã được giải cứu khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nhờ những chiếc thuyền được gửi từ Anh. Continue reading “17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp”

15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng

Nguồn: The “Blobel Commando” begins its cover-up of atrocities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Paul Blobel, một đại tá thuộc lực lượng SS-Standartenführer, đã được giao nhiệm vụ điều phối việc tiêu hủy các bằng chứng về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã – đó là việc thảm sát người Do Thái ở Châu Âu một cách có hệ thống.

Khi mùa hè năm 1943 đến gần, phe Đồng Minh đã bắt đầu giành chiến thắng trước các tiền đồn của phe Trục, cụ thể là ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Heinrich Himmler, lãnh đạo của SS – đội quân cảnh vệ tinh nhuệ của Đức Quốc Xã, khi đó đã phát triển thành một lực lượng khủng bố bán quân sự – đã bắt đầu nghĩ đến khả năng Đức có thể thất bại, và lo lắng rằng việc thảm sát hàng loạt người Do Thái và tù binh Liên Xô sẽ bị phát hiện. Continue reading “15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng”

13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1

Nguồn: Germans launch V-1 rocket attack against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, từ một vị trí gần Eo biển Manche, Đức đã phóng 10 tên lửa loại mới – V1 – sang Anh. Nhưng các tên lửa này có sức tàn phá không quá lớn.

Được thiết kế và chế tạo trong vòng một năm, V1 là loại máy bay mang bom không người lái, sử dụng động cơ phản lực xung, bay nhờ vào con quay không khí và la bàn từ trường, có khả năng mang theo một tấn chất nổ. Thật không may cho người Đức, quá trình phát nổ vẫn còn khá vụng về và thiếu chính xác, vì nó còn tùy thuộc vào tác động lên quả bom khi động cơ ngừng và bom rơi xuống đất, và thường thì chúng trật mục tiêu. Continue reading “13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic

Nguồn: United States begins “shuttle bombing” in Operation Frantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, các máy bay ném bom thuộc Không lực 15 Hoa Kỳ (Fifteenth Air Force) đã khởi động Chiến dịch Frantic (Operation Frantic) – một đợt đánh bom khắp vùng Trung Âu. Những máy bay này đi từ các căn cứ không quân ở miền Nam nước Ý, và hạ cánh xuống các căn cứ không quân ở Poltava, Liên Xô – thực hiện cái gọi là “đánh bom con thoi” (shuttle bombing).

Không lực 15 được thành lập với mục đích duy nhất là làm tê liệt nền kinh tế chiến tranh của Đức. Hoạt động ngoài lãnh thổ Ý và do Tướng Carl Spaatz, một phi công chiến đấu trong Thế chiến I, chỉ huy – Không lực 15 đã được Joseph Stalin tuyệt vọng nhờ giúp đỡ Hồng Quân trong chiến dịch của họ ở Romania. Continue reading “02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic”

01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”