14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối

Nguồn: Mussolini wounded by mortar bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trung sĩ Benito Mussolini, người sau này là lãnh tụ lực lượng Phát xít Ý, đã bị thương trong một vụ nổ súng cối bất ngờ, xảy ra ở Isonzo thuộc Mặt trận Ý trong Thế chiến I.

Sinh ra ở Predappio, Ý vào năm 1883, là con trai của một thợ rèn và một giáo viên, Mussolini là người đọc nhiều và trong phần lớn cuộc đời ông là người tự học. Ông từng làm giáo viên và nhà báo theo chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông bị bắt và bị bỏ tù vì đã dẫn đầu các cuộc biểu tình ở tỉnh Forli chống lại cuộc chiến của Ý ở Libya năm 1911 – 1912. Continue reading “22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối”

28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp

Nguồn: Italy invades Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này vào năm 1940, quân đội của Mussolini, vốn đang chiếm Albania, đã tiếp tục xâm chiếm Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự vô cùng thảm khốc cho lực lượng của Duce (nghĩa là “Lãnh đạo”, Biệt danh của Mussolini).

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp này; thậm chí cả đồng minh của ông, Adolf Hitler, cũng bị bất ngờ, đặc biệt là vì Duce đã khiến Hitler tin rằng ông ta không có ý định như vậy. Hitler tố cáo hành động xâm lược của Duce là một sai lầm chiến lược lớn. Theo Hitler, Mussolini nên tập trung vào Bắc Phi, tiếp tục tiến vào Ai Cập. Continue reading “28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp”

13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức

Nguồn: Italy declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, chính phủ Ý đã tuyên chiến với cựu đồng minh phe Trục của mình, Đức, và từ đó chính thức tham gia cuộc chiến bên phe Đồng minh.

Sau khi Mussolini bị tước bỏ quyền lực và chính phủ phát xít sụp đổ vào tháng 7, Tướng Pietro Badoglio, cựu chỉ huy trưởng của Mussolini và người nắm giữ quyền lực thay thế ông, theo yêu cầu của Vua Victor Emanuel, đã bắt đầu đàm phán với Eisenhower về một thỏa thuận đầu hàng có điều kiện của Ý trước Đồng minh. Nó được hiện thực hóa vào ngày 08/09, khi chính phủ mới của Ý cho phép quân Đồng minh đổ bộ lên Salerno, miền Nam nước Ý, nhằm mục đích đánh bại quân Đức trên bán đảo. Continue reading “13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức”

31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic

Nguồn: The British cross the Gothic Line, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tập đoàn quân thứ 8 của Anh đã vượt qua “Phòng tuyến Gothic” của Đức, một tuyến phòng thủ được dựng dọc theo miền bắc nước Ý.

Lực lượng Đồng Minh đã đẩy quân Đức đang chiếm đóng bán đảo Ý lùi ngày một xa hơn về phía bắc. Ngày 04/06, Tướng Mark Clark đã chiếm được Rome. Bây giờ Đức đã lùi sâu về phía bắc Florence. Continue reading “31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý

Nguồn: Ernest Hemingway wounded on the Italian front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Ernest Hemingway, khi ấy mới 18 tuổi và đang là một tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, đã bị trúng đạn súng cối trong khi phục vụ ở Mặt trận Ý, dọc theo vùng Đồng bằng Sông Piave, trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Oak Park, Illinois, Hemingway đang làm phóng viên cho tờ Kansas City Star khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu vào năm 1914. Ông đã tình nguyện làm việc cho Hội Chữ Thập Đỏ ở Pháp trước khi Mỹ tham chiến vào tháng 04/1917. Sau đó, ông được chuyển giao đến mặt trận Ý, nơi ông đã tham gia vào chuỗi trận thắng của Ý dọc theo Đồng bằng Sông Piave trong những ngày đầu tháng 07/1918, vốn đã khiến 3.000 người Áo bị bắt làm tù binh. Continue reading “08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý”

13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập

italienische_Panzer_M13-40

Nguồn:Italy invades Egypt”, History.com, truy cập 13/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, các lực lượng của Mussolini cuối cùng đã vượt qua biên giới Libya tiến sang Ai Cập, giành được cái mà Mussolini gọi là “vinh quang” mà nước Ý đã tìm kiếm trong ba thế kỷ.

Ý đã chiếm đóng Libya từ năm 1912, một sự “bành trướng” kinh tế thuần túy. Năm 1935, Mussolini đã bắt đầu gửi hàng vạn người Ý sang Libya, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, một phần để làm giảm sự lo lắng về quá tải dân số ở Ý. Vì vậy, cho tới lúc bùng nổ Thế chiến II, Ý đã có sự hiện diện lâu dài tại Bắc Phi, và Mussolini bắt đầu mơ tưởng về việc mở rộng sự hiện diện đó – luôn luôn hướng tới các vùng lãnh thổ mà Đế chế La Mã xưa kia từng có trong các cuộc chinh phạt của mình. Đứng đầu trong số những nước này là Ai Cập. Continue reading “13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập”

29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát

10444

Nguồn:Italian American assassinates Italian king,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1900, ở Monza, Ý, Quốc vương Uberto I đã bị bắn chết bởi Gaetano Bresci, một kẻ vô chính phủ gốc Ý từng sinh sống tại Mỹ trước khi quay trở về quê hương để ám sát nhà vua.

Lên ngôi từ năm 1878, Quốc vương Uberto ngày càng trở nên chuyên quyền trong những năm cuối thế kỷ 19. Ông ban hành một chương trình đàn áp chống lại các phần tử cực đoan trong xã hội Ý, đặc biệt là các thành viên của phong trào vô chính phủ được nhiều người dân ủng hộ. Continue reading “29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát”

23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý

Bundesarchiv_Bild_146-1969-065-24,_Münchener_Abkommen,_Ankunft_Mussolini

Nguồn:Mussolini founds the Fascist party,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Benito Mussolini, cựu binh Thế chiến I và nhà xuất bản của nhiều tờ báo Xã hội, đã rời bỏ Đảng Xã hội Ý và thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu mới của Mussolini ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý, có đồng phục là áo sơ mi đen, và phát động một chương trình khủng bố và đe dọa chống lại những đối thủ cánh tả của nó.

Tháng 10 năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma, và Vua Emmanuel III, người chẳng mấy tin vào chính phủ nghị viện Ý, đã đề nghị Mussolini thành lập một chính phủ mới. Ban đầu, Mussolini, người được bổ nhiệm làm Thủ tướng đứng đầu một nội các có ba phần tư thành viên thuộc Đảng Phát xít, đã hợp tác với Quốc hội, nhưng sau đó với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo của mình, Mussolini nhanh chóng trở thành nhà độc tài của nước Ý. Năm 1924, cuộc nổi dậy của phe Xã hội bị dập tắt, và tháng 1 năm 1925, một nhà nước Phát xít chính thức được tuyên bố, với Mussolini là Il Duce, hay “Nhà lãnh đạo.” Continue reading “23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý”