29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York

Nguồn: The “Mad Bomber” strikes in New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, một thiết bị tự chế đã phát nổ tại nhà ga Grand Central ở Thành phố New York, khiến những người đi làm giật mình nhưng may mắn không ai bị thương. Trong vài tháng sau đó, năm quả bom nữa đã được tìm thấy tại các địa điểm nổi tiếng rải rác khắp New York, bao gồm cả thư viện công cộng. Nhà chức trách nhận ra rằng hành vi khủng bố mới này là tác phẩm của “Mad Bomber.”

Trải nghiệm đầu tiên của cư dân New York với “Mad Bomber” là vào ngày 16/11/1940, khi một quả bom ống được để lại trong tòa nhà Edison với một ghi chú rằng, “Bọn lừa đảo Con Edison, cái này là dành cho các ngươi.” Nhiều quả bom khác đã được phát hiện vào năm 1941, quả sau luôn mạnh hơn quả trước, cho đến khi Mad Bomber gửi đi một ghi chú vào tháng 12 rằng “tôi sẽ không tạo thêm bom trong thời gian diễn ra Thế chiến nữa.” Hắn cũng tiếp rằng công lý sẽ được thực thi với Con Edison, công ty điện lực New York, trong thời gian tới. Continue reading “29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York”

28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile

Nguồn: Nuclear disaster at Three Mile Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 4 giờ sáng ngày này năm 1979, tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân Hoa Kỳ đã bắt đầu khi một van áp suất trong lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile mắc lỗi và không thể đóng lại. Nước làm mát, bị nhiễm phóng xạ, đã từ van chảy lan sang các tòa nhà liền kề, và lõi hạt nhân bắt đầu nóng lên tới mức nguy hiểm.

Nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile được xây dựng vào năm 1974 trên một bãi bồi trên sông Susquehanna của Pennsylvania, chỉ cách thủ phủ Harrisburg 10 dặm về phía hạ lưu. Năm 1978, một lò phản ứng tiên tiến thứ hai bắt đầu hoạt động trên đảo Three Mile, nơi được ca ngợi là tạo ra nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá phải chăng trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Continue reading “28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile”

26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô

Nguồn: McCarthy charges that Owen Lattimore is a Soviet spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, một buổi phát thanh liên quan đến cuộc điều tra của Thượng viện về những người cộng sản ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã rò rỉ tin tức rằng Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã buộc tội Giáo sư Owen Lattimore là gián điệp cấp cao của Liên Xô. Lattimore sớm trở thành nhân vật trung tâm trong cơn cuồng loạn mang tên “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) xuất phát từ những cáo buộc liều lĩnh của McCarthy.

McCarthy sớm trở nên nổi tiếng vào tháng 02/1950 khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng mình đang nắm giữ một danh sách hơn 200 người “theo cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, khi bị ép công khai chi tiết, McCarthy lại tìm cách lảng tránh. Khi Thượng viện yêu cầu ông đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho khẳng định của mình, McCarthy chuyển sang trình bày lan man và hoàn toàn không mạch lạc. Continue reading “26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô”

24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez

Nguồn: Exxon Valdez crashes, causing one of the worst oil spills in history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, một trong những sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi tàu chở dầu hạng nặng Exxon Valdez, sở hữu và vận hành bởi Tập đoàn Exxon, mắc cạn trên một rạn san hô ở Prince William Sound ở phía nam Alaska. Ước tính tổng cộng 41,6 triệu lít dầu đã tràn xuống dòng nước. Nỗ lực ngăn chặn tràn dầu ồ ạt đã không thành công, gió và dòng hải lưu khiến dầu lan xa hơn 100 dặm từ nguồn ban đầu, cuối cùng gây ô nhiễm cho hơn 700 dặm bờ biển. Hàng trăm ngàn con chim và động vật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa môi trường này. Continue reading “24/03/1989: Sự cố tràn dầu của tàu Exxon Valdez”

22/03/1983: Nguồn gốc của xe Hummer

Nguồn: The origins of the Hummer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Lầu Năm Góc đã phê duyệt hợp đồng sản xuất trị giá hơn 1 tỷ USD cho AM General Corporation nhằm phát triển 55.000 xe đa dụng với tính năng di động cao (High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicles, HMMWV). Có biệt danh là Humvee, được thiết kế để vận chuyển binh lính và hàng hóa, những chiếc xe to rộng, cồng kềnh xuất hiện lần đầu khi chúng được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc xâm lược Panama năm 1989 và Chiến tranh Vùng Vịnh vào đầu những năm 1990.

Năm 1992, một phiên bản dân sự của Humvee, được gọi là Hummer, chính thức được bán ra. Những chiếc xe thô kệch, thu hút sự chú ý này nặng khoảng 5 tấn và tiêu tốn tận 3,8 lít xăng cho chưa tới 16km đường. Nhưng nó vẫn là món hàng được ưa chuộng với những ngôi sao Hollywood nổi tiếng như Arnold Schwarzenegger, người sau này sở hữu một đội xe Hummer. Continue reading “22/03/1983: Nguồn gốc của xe Hummer”

21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville

Nguồn: Massacre in Sharpeville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại thị trấn của người da đen Sharpeville, gần thành phố Johannesburg, Nam Phi, cảnh sát da trắng đã nổ súng vào một nhóm biểu tình người da đen không được vũ trang, giết chết 69 người và làm bị thương 180 người khác sau loạt đạn tiểu liên. Nhóm biểu tình này đang phản đối việc chính phủ Nam Phi hạn chế quyền đi lại của người da màu. Sau thảm sát Sharpeville, biểu tình đã nổ ra khắp Cape Town và hơn 10.000 người đã bị bắt trước khi quân đội lập lại trật tự. Continue reading “21/03/1960: Thảm sát ở Sharpeville”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

17/03/1969: Golda Meir trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel

Nguồn: Golda Meir elected as Israel’s first female prime minster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Golda Meir, một phụ nữ 70 tuổi, đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel. Bà là thủ tướng thứ tư của đất nước và người phụ nữ duy nhất giữ chức vụ này cho tới nay.

Sinh tại Kiev, Ukraine và lớn lên ở Wisconsin, Meir bắt đầu sự nghiệp như một nhà tổ chức lao động theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, và sau đó giữ một số vị trí trong chính phủ Israel, bao gồm Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng Ngoại giao. Sau cái chết bất ngờ của Thủ tướng Levi Eshkol năm 1969, Meir được chọn làm người kế vị. Continue reading “17/03/1969: Golda Meir trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Israel”

15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị

Nguồn: Czar Nicholas II abdicates Russian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong cuộc Cách mạng Tháng Hai, Sa hoàng Nicholas II, người trị vì nước Nga từ năm 1894, đã bị quân nổi dậy ở Petrograd buộc phải thoái vị, và một chính quyền lâm thời sẽ lên thay thế ông.

Lên ngôi vào ngày 26/05/1894, Nicholas vốn dĩ không được đào tạo, cũng không có tính cách của một quân vương, và điều đó chẳng ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông phải gắng duy trì trong một thời đại đang khao khát sự thay đổi. Kết cục thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã dẫn đến Cách mạng Nga năm 1905, nhưng Sa hoàng chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn khi ký một tuyên ngôn hứa hẹn xây dựng chính phủ mang tính đại diện và đảm bảo tự do dân sự cơ bản ở Nga. Continue reading “15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị”

14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù

Nguồn: Birmingham Six released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trước làn sóng nghi ngờ về tội lỗi thực sự của họ, chính quyền Anh Quốc đã trao trả tự do cho “Birmingham Six,” sáu người đàn ông Ireland bị tống vào tù 16 năm trước vì vụ đánh bom khủng bố năm 1974 nhắm vào hai quán rượu ở Birmingham, Anh.

Ngày 21/11/1974, hai quả bom của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã phát nổ tại hai quán rượu khác nhau ở Birmingham, khiến 21 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đợt tấn công bằng bom này là một phần trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa chính phủ Anh và IRA về tình trạng của Bắc Ireland. Continue reading “14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù”

12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ

Nguồn: Public Notice urges recognition of “humane ladies,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tại Baltimore, Maryland, một thông báo đã xuất hiện trên các tờ báo địa phương công nhận sự hy sinh của phụ nữ vì sự nghiệp cách mạng. Thông báo kêu gọi mọi người thừa nhận những đóng góp của phụ nữ, đồng thời tuyên bố rằng, “Sự cần thiết phải chăm sóc chu đáo tất cả những người có thể bị thương vì sự nghiệp của đất nước, thúc giục chúng ta vinh danh những người phụ nữ nhân đạo, những người sẵn lòng trao cho chúng ta vải vụn và ga giường cũ để làm gạc băng bó.”

Trên chiến trường cũng như ở hậu phương, phụ nữ vẫn luôn hỗ trợ sự nghiệp cách mạng bằng công việc điều dưỡng. Nhưng quyên góp băng gạc và đôi khi giúp sử dụng chúng chỉ là một trong các hình thức hỗ trợ của phụ nữ Mỹ. Từ những ngày biểu tình chống thuế Anh, sự đồng tâm và góp sức của phụ nữ đã luôn rất quan trọng đối với thành công của cách mạng. Continue reading “12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ”

10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad

Nguồn: Turkish troops begin evacuation of Baghdad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, chưa đầy hai tuần sau khi chiếm lại được thành phố chiến lược Kut-al-Amara trên sông Tigris vùng Lưỡng Hà, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Sir Frederick Stanley Maude đã tấn công luôn Baghdad, khiến các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của họ buộc phải bắt đầu di tản toàn bộ khỏi thành phố.

Ngay sau khi được trao quyền kiểm soát các chiến dịch quân sự ở Lưỡng Hà vào mùa hè năm 1916, Maude bắt đầu tái cấu trúc và bổ sung quân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Mục tiêu trung tâm của chiến dịch sẽ là thành phố Kut, nơi đã bị Thổ Nhĩ Kỳ tước khỏi tay 10.000 lính Anh và Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend vào tháng 04/1916, một thất bại thảm hại cho các hoạt động của quân Hiệp ước trong khu vực. Continue reading “10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara

Nguồn: Iconic photo of Che Guevara taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong khoảnh khắc trước khi bị bắn chết bởi một người lính của chính phủ Bolivia, nhà cách mạng Ernesto “Che” Guevara đã nói với người xử tử mình “Bắn đi tên hèn nhát! Ngươi chỉ có thể giết chết một người đàn ông thôi!” Guevara qua đời một thời gian ngắn sau đó, vào ngày 09/10/1967 ở tuổi 39, nhưng ông đã đúng khi khẳng định rằng đây không phải là dấu chấm hết cho di sản của mình. Ngày nay, di sản đó gần như luôn gắn liền với một bức ảnh duy nhất, Guerrillero Heroico, mà một số người đã gọi là bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới.

Bức ảnh đó được chụp vào ngày 05/03/1960, bảy năm trước khi Guevara qua đời, tại một đám tang dành cho các công nhân thiệt mạng trong một vụ nổ ở cảng Cuba, mà chính phủ cách mạng Fidel Castro đã đổ lỗi là do người Mỹ tiến hành. Guevara, một vị tướng trong cuộc cách mạng, đồng thời là bộ não đứng sau chế độ Castro, đã đứng nhìn chăm chú khi Fidel phát biểu đầy phẫn nộ tại đám tang. Continue reading “05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara”

03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk

Nguồn: Treaty of Brest-Litovsk concluded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại thành phố Brest-Litovsk, ngày nay nằm ở Belarus giáp biên giới Ba Lan, Nga đã ký hiệp ước với các nước Liên minh Trung tâm, chấm dứt việc tham gia Thế chiến I.

Việc Nga bước chân vào chiến tranh thế giới cùng với các đồng minh, Pháp và Anh, đã khiến họ phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trước người Đức, chỉ được bù đắp phần nào bằng những chiến thắng liên tiếp trước Áo-Hung. Thất bại trên chiến trường càng làm gia tăng bất mãn trong phần lớn dân số Nga, đặc biệt là những công nhân và nông dân nghèo khổ, dẫn tới sự phản đối chế độ Sa hoàng Nicholas II. Continue reading “03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk”

01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu

Nguồn: Salem Witch Hunt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, tại làng Salem, Thuộc địa vịnh Massachusetts, ba cô gái Sarah Goode, Sarah Osborne và Tituba, một nô lệ da đỏ đến từ Barbados, đã bị buộc tội hành nghề phù thủy bất hợp pháp. Cuối ngày hôm đó, Tituba, nhiều khả năng bị ép cung, đã thú nhận tội lỗi, từ đó châm ngòi cho việc chính quyền tìm kiếm thêm nhiều phù thủy Salem.

Rắc rối trong cộng đồng Thanh giáo nhỏ bé này bắt đầu một tháng trước đó, khi Elizabeth Parris, 9 tuổi và Abigail Williams, 11 tuổi, lần lượt là con gái và cháu gái, của Mục sư Samuel Parris, thường xuyên ngất xỉu và mắc phải các bệnh tật bí ẩn khác. Một bác sĩ kết luận rằng bọn trẻ đang chịu tác động của phù thủy, và hai nạn nhân cũng làm chứng cho chẩn đoán của bác sĩ. Continue reading “01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”

27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ

Nguồn: Supreme Court defends women’s voting rights, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, tại Washington, D.C., Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quyền bầu cử cho phụ nữ, đã được tám thành viên Tối cao Pháp viện nhất trí tuyên bố hợp hiến. Tu chính án thứ 19, trong đó tuyên bố rằng “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc loại bỏ bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào vì lý do giới tính,” là sản phẩm của hơn bảy thập niên mít-tinh, kiến nghị, và hàng loạt những cuộc biểu tình của phụ nữ và những người ủng hộ họ. Continue reading “27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”