Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?

Nguồn: David Fickling, “Hong Kong’s Dimming Light Poses an Urgent QuestionBloomberg, 2/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo nên Hồng Kông hiện đại, và họ cũng có thể hủy hoại nó.

Vào năm 1940, chỉ có một ứng viên cho vai trò thủ phủ tài chính của châu Á, đó là Thượng Hải. Với tổng kim ngạch thương mại và đầu tư gấp 10 lần Hồng Kông, đó là một “trung tâm quốc tế lớn” so với “ngôi làng nhỏ ” ở phía nam, theo lời một nguyên thống đốc của cựu thuộc địa Anh này.

Những năm cuối đầy hỗn loạn của cuộc nội chiến Trung Quốc đã thay đổi mọi chuyện. Đến lúc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm 1949, chiến tranh và siêu lạm phát đã tạo nên một làn sóng 1,5 triệu người vượt qua sông Thâm Quyến. Họ đem theo nguồn vốn và chuyên môn để tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Hồng Kông hậu chiến tranh. Nhiều người trong số những tài phiệt nổi tiếng của thành phố, bao gồm ông Chen Yu-tung quá cố, và các đại gia bất động sản như Lee Shau Kee, Peter Woo và dòng họ Kwok đã đến thành phố này trong thời kỳ biến động đó. Continue reading “Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?

Nguồn: Social unrest in places like Hong Kong is not proof of economic failure”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quả bom xăng, một màu xanh, một màu vàng, được quấn trong một chiếc khăn và đựng trong ba lô. Đeo găng tay xây dựng và mặt nạ Guy Fawkes, những người biểu tình treo chúng trên lan can, giống như những người pha chế rượu trong quán bar. Sau đó, gạch được chuyển đến, chất đống trên một chiếc xe đẩy và được dấu dưới những chiếc ô. Người biểu tình dành mấy phút ném gạch đá và những lời lăng mạ xuống cầu thang của một lối ra tàu điện ngầm, hướng về phía cảnh sát chống bạo động bên dưới. Một ngọn lửa bùng lên khiến cảnh tượng thêm phần kịch tính, đủ để kích thích một phản ứng từ phía cảnh sát: một hộp hơi cay được bắn lên cầu thang. Người biểu tình tản ra, và một hàng cảnh sát tiến lên đằng sau những tấm khiên, vừa đi bắn bắn đạn hơi cay. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0

Nguồn: Asian-tiger governments are steering their economies with a lighter touch”, The Economist, 05/12/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một chiến dịch bắt đầu từ Singapore, mọi thứ thật khắc nghiệt và đẫm máu. Tháng trước, Jack và 49 người khác đã lên một máy bay vận tải và nhảy dù xuống một hòn đảo. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết hoặc bị giết. Jack nhặt lựu đạn và tìm đường đến một nhà máy bỏ hoang. Anh ta cúi thấp mình để giữ an toàn, nghĩ rằng đã không bị phát hiện. Nhưng anh ta đã nhầm. Sau một loạt đạn là sự im lặng bao trùm. Jack đã một lần nữa không thể vượt qua level đầu tiên.

Chào mừng các bạn đến với Free Fire, một trong những trò chơi chiến đấu được download nhiều nhất dành cho điện thoại trong năm nay. Nhà phát triển của nó là Sea Group, một công ty internet được thành lập tại Singapore một thập niên trước, hiện trị giá 17 tỷ đô la. Bên cạnh trò chơi đình đám của mình, tập đoàn cũng có một ứng dụng thương mại điện tử, Shoppee, phổ biến hơn nhiều so với Amazon ở Đông Nam Á. Thành công của công ty phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các con hổ. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0”

Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu

Nguồn: It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu “Make America Great Again” mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. “Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới”, người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, bà nói.

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu”

Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”

Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?

Nguồn: Hong Kong’s democracy movement has gained a big electoral boost”, The Economist, 28/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần sáu tháng bất ổn ở Hồng Kông, bao gồm các cuộc biểu tình ngày càng bạo lực, phá hoại và giao thông hỗn loạn, chính phủ có lý do để hy vọng rằng dư luận có thể quay lưng lại với người biểu tình. Nhưng may mắn đó đã không xảy ra. Thay vào đó, các cử tri đã trao một chiến thắng chấn động cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử cấp quận vào ngày 24 tháng 11. Thông điệp rất đơn giản: bất chấp tình trạng hỗn loạn gần đây, người dân Hồng Kông rất ghét chính quyền của họ và những người ủng hộ ở Bắc Kinh. Kết quả bầu cử là một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho chiến dịch của những người biểu tình đòi quyền tự do chính trị. Continue reading “Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hồng Kông đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ.

Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính. Continue reading “Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông”

Thế giới hôm nay: 24/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quy trình thông qua luật về Brexit của chính phủ Anh vẫn còn bế tắc sau khi thủ tướng Boris Johnson không thể thống nhất thời gian biểu thông qua Nghị viện với Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng đối lập. Ông Johnson đã hứa sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử nếu Anh không rời EU vào ngày 31 tháng 10. Ông Corbyn nói ông sẽ ủng hộ một cuộc bầu cử, miễn các nhà lãnh đạo châu Âu cho phép trì hoãn Brexit.

Boeing công bố thu nhập quý ba giảm 43% so với cùng kì năm trước, một ngày sau khi sa thải người đứng đầu bộ phận máy bay thương mại. Dòng máy bay chở khách 737 MAX của hãng này đã bị cấm cất cánh kể từ tháng 3 sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng. Các nhà điều tra Indonesia hôm qua cho biết các lỗi thiết kế là thủ phạm của một trong hai vụ tai nạn, khiến 189 người thiệt mạng. Mặc cho những trở ngại này, Boeing vẫn hy vọng 737 MAX sẽ quay lại hoạt động trước cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/10/2019”

Thế giới hôm nay: 21/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson đã gửi một bản yêu cầu, không ký tên, đến chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk yêu cầu gia hạn Brexit. Thủ tướng Anh cũng gửi một lá thư thứ hai – lần này kèm theo chữ ký – đề nghị EU bỏ qua yêu cầu thứ nhất của ông. Ông Johnson đã từ chối yêu cầu hoãn Brexit lại sau ngày 31 tháng 10. Song Quốc hội buộc ông phải làm vậy.

Donald Trump đã từ bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 năm tới tại khu resort chơi golf của ông gần Miami, lấy lý do có “thái độ thù địch điên rồ và cảm tính” sau những chỉ trích rộng rãi rằng ông Trump đang cố gắng trục lợi từ chức vụ tổng thống. Ông nói ông không có kế hoạch kiếm lợi nhuận từ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Cuộc họp bây giờ có thể sẽ được tổ chức ở Trại David. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2019”

Kết cục nào cho khủng hoảng Hồng Kông?

Nguồn:Tiananmen veterans view Hong Kong’s crisis with fatalism”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Han Dongfang đã học được bài học cay đắng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sẵn sàng gây đổ máu để thực thi ý chí của mình. Là một nhà hoạt động trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989, ông đã có mặt ở quảng trường Thiên An Môn tràn ngập tin đồn vào đầu tháng 6 và trấn an những người biểu tình đang sợ hãi rằng, với tư cách là một cựu quân nhân rồi trở thành thợ điện đường sắt, ông chắc chắn rằng Quân Giải phóng Nhân dân sẽ không bao giờ bắn vào đồng bào Trung Quốc. Vẫn bị ám ảnh bởi sai lầm đó, ông đã lên tiếng báo động vào tháng 9 năm 2014 khi chứng kiến ​​các nhà hoạt động dân chủ trong phong trào Chiếm Trung tâm đang chặn các đường phố ở Hồng Kông, nơi ông sống lưu vong. Nhanh chóng đến nơi diễn ra các cuộc biểu tình, ông Han ngồi bên cạnh những người trẻ tuổi và thúc giục họ hành động lý trí. Đừng chặn đường nữa, ông khuyên, các bạn đang cho cảnh sát, hoặc tệ hơn, binh lính Trung Quốc đang ẩn mình vô hình trong doanh trại Hồng Kông, một cái cớ để tấn công. Continue reading “Kết cục nào cho khủng hoảng Hồng Kông?”

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2019”

Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa

Nguồn: James A. Millward, “What Xi Jinping Hasn’t Learned From China’s Emperors”, The New York Times, 01/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10, bộ máy nhà nước-đảng có nhiều điều để ăn mừng: một thành tích chưa từng có về phát triển kinh tế, giáo dục và đổi mới công nghệ đẳng cấp thế giới, một vị trí ngày càng nổi bật trên sân khấu thế giới. Nhưng ngay cả khi chính quyền cố gắng hết sức để đảm bảo một cuộc diễu hành mừng quốc khánh hoành tráng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế dữ dội nhất kể từ năm 1989, khi họ sát hại hàng trăm người biểu tình không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Ba mươi năm sau, mối quan tâm của quốc tế tập trung vào các khu vực ngoại vi của Trung Quốc: Tân Cương và Hồng Kông. Continue reading “Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa”

Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Singapore stands to gain from Hong Kong’s troubles”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù quan điểm về tình trạng hỗn loạn tại Hồng Kông là gì, là một cuộc nổi loạn vì chính nghĩa hay bạo loạn bất hợp pháp, thì đó đều là một thảm họa đối với nền kinh tế của lãnh thổ này. Và nếu có một nơi được hưởng lợi từ những rắc rối của Hồng Kông, thì đó chính là trung tâm hàng hải, tài chính, thương mại, một thành phố tự quản có đa số dân là người Hoa khác ở Đông Á: Singapore.

Hai nơi dường như luôn có nhiều điểm chung. Cả hai đều thân thiện với thương mại. Nhờ ít quy định và bộ máy quan liêu hiệu quả, không tham nhũng, Singapore đứng thứ hai còn Hồng Kông đứng thứ tư trong bảng xếp hạng 190 quốc gia của Ngân hàng Thế giới về mức độ dễ dàng trong kinh doanh. Cả hai thành phố đã từng tự hào về nền pháp quyền và mức độ bạo lực thấp trên đường phố. Continue reading “Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”