02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin

02

Nguồn: Castro declares himself a Marxist-Leninist, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau một năm quan hệ căng thẳng nghiêm trọng giữa Mỹ và Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã tuyên bố công khai rằng ông là một người theo chủ nghĩa Mác – Lênin, làm gia tăng hơn tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh gay gắt giữa hai nước.

Castro lên nắm quyền vào năm 1959, sau khi lãnh đạo một cuộc cách mạng thành công, chống lại chế độ độc tài Fulgencio Batista. Gần như ngay từ đầu, Mỹ đã lo ngại rằng Castro quá thiên tả về chính trị. Ông tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ do người nước ngoài nắm giữ, rồi dần dần tịch thu tất cả các tài sản nước ngoài tại Cuba. Ông cũng thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, và người Liên Xô sau đó đã sớm cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Continue reading “02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin”

01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống

01

Nguồn: Congress decides outcome of presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1824, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đã quyết định kết quả bầu cử tổng thống, với phần thắng nghiêng về John Quincy Adams. Một điều khoản trong Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Mỹ đã trao cho Quốc hội quyền quyết định kết quả bầu cử nếu không có ứng viên nào nhận được đa số phiếu đại cử tri.

Trong giai đoạn 1823–1824, đã có bốn ứng cử viên ra vận động tranh cử Tổng thống và họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ khu vực mình sinh sống. Ứng cử viên đầu tiên là John Quincy Adams – con trai của cựu Tổng thống, đồng thời là người cha lập quốc John Adams – đại diện của New England. Ông ủng hộ chủ nghĩa liên bang, luôn tin tưởng vào sức mạnh của một chính quyền trung ương tập trung. Continue reading “01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng

29

Nguồn: McNamara resigns as Secretary of Defense, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Robert S. McNamara đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sẽ trở thành chủ tịch Ngân hàng Thế giới.

McNamara, cựu Chủ tịch Ford Motor, đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới hai đời Tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, từ năm 1961 đến năm 1968. Ông là người khởi xướng việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và khuyến khích Tổng thống Johnson leo thang chiến tranh vào năm 1964, nhưng sau đó lại tự nghi vấn chính sách của Mỹ và cuối cùng thì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Continue reading “29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng”

28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời

28

Nguồn: Enrico Fermi, architect of the nuclear age, dies; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền, đồng thời là một trong những nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 53.

Fermi sinh tại Rome vào ngày 01/09/1901. Ông quyết định trở thành một nhà vật lý học khi chỉ mới 17 tuổi, và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Pisa vào năm 21 tuổi. Fermi từng theo học tại Đức cùng thầy giáo là Max Born, nhà vật lý nổi tiếng với công trình về cơ học lượng tử vốn sau này giữ vai trò rất quan trọng trong công trình của chính Fermi. Sau quãng thời gian ở Đức, Fermi trở về Italia để dạy toán tại Đại học Florence. Đến năm 1926, ông trở thành giáo sư vật lý lý thuyết, giảng dạy cho một nhóm các nhà vật lý trẻ khác. Năm 1929, Fermi trở thành người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Hoàng gia của Italia. Continue reading “28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời”

27/11/1957: Nehru kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân

27

Nguồn: Nehru appeals for disarmament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập, sinh ra ở Allahabad, Ấn Độ, vào năm 1889. Ông được đào tạo tại Anh và tới năm 1912 thì trở về Ấn Độ để trở thành một luật sư. Sau Thảm sát Amritsar năm 1919, trong đó 379 người biểu tình không vũ trang đã bị quân Anh bắn hạ, Nehru quyết định cống hiến hết mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ. Ông có mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Quốc đại và còn là bạn của nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi, cấp trên của ông trong hơn 20 năm. Năm 1921, chính quyền Anh lần đầu tiên bắt giam Nehru vì các hoạt động chính trị của ông. Trong suốt 24 năm tiếp theo, ông đã vào tù thêm tám lần vì bất tuân dân sự. Tổng cộng ông đã có 9 năm bị giam sau song sắt. Continue reading “27/11/1957: Nehru kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

24/11/1859: Darwin xuất bản cuốn ‘Nguồn Gốc Muôn Loài’

24

Nguồn: Origin of Species is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, cuốn Nguồn Gốc Muôn Loài (tên đầy đủ: On Origin of Species by Means of Natural Selection – Về Nguồn gốc các loài qua Chọn lọc Tự nhiên), một công trình khoa học mang tính đột phá của nhà tự nhiên học Charles Darwin đã được xuất bản ở Anh. Lý thuyết của Darwin cho rằng sinh vật tiến hóa dần dần thông qua một quá trình mà ông gọi là “chọn lọc tự nhiên.” Trong quá trình này, những sinh vật có biến dị di truyền để phù hợp với môi trường sống thường có xu hướng sinh sôi nhiều hơn những sinh vật cùng loài nhưng không có sự thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến tổng thể di truyền của các loài. Continue reading “24/11/1859: Darwin xuất bản cuốn ‘Nguồn Gốc Muôn Loài’”

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc

china-economy-2

Nguồn: Zhang Jun, Three Threats to China’s Economy, Project Syndicate, 28/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Đầu tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ chồng nợ – là không bền vững. Continue reading “Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc”

23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc

23

Nguồn: Paris peace talks deadlocked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cuộc hòa đàm bí mật giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được nối lại ở Paris nhưng gần như ngay lập tức lại rơi vào bế tắc.

Các điểm còn xung đột giữa hai bên là việc triển khai lực lượng giám sát quốc tế và việc Sài Gòn yêu cầu quân đội miền Bắc rút hoàn toàn khỏi miền Nam. Khi cuộc đàm phán trở nên vô vọng, Tổng thống Nixon đã ra lệnh tiến hành cuộc “Ném bom Giáng sinh” (Điện Biên Phủ trên không) để buộc chính quyền miền Bắc Việt Nam trở lại bàn đàm phán. Continue reading “23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc”

22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát

22

Nguồn: Kennedy becomes fourth president to be assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, cả nước Mỹ bàng hoàng trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Kennedy đang ngồi trong một chiếc xe mui trần ở Dallas, Texas thì bị tay súng Lee Harvey Oswald bắn ba phát. Hắn ngắm bắn từ một cửa sổ cao ở một tòa nhà gần đó. Kennedy đã chết trên đường đến bệnh viện Dallas và trở thành là Tổng thống Mỹ thứ tư trong lịch sử bị ám sát.

Abraham Zapruder, một người đứng gần đó, đã vô tình chụp lại vụ ám sát Tổng thống. Những bức ảnh này đã mô tả lại cái chết của JFK và kể từ đó đã được phân tích chi tiết nhằm cố gắng tìm ra bằng chứng về âm mưu đằng sau cái chết của vị Tổng thống. Continue reading “22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát”

21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới

21

Nguồn: Nazi chief architect requests POWs to labor for a new Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Albert Speer, Kiến trúc sư trưởng của Adolf Hitler và Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đế chế, đã yêu cầu đưa 30.000 tù nhân chiến tranh người Liên Xô đến làm nô lệ để bắt đầu một chương trình xây dựng quy mô lớn tại Berlin.

Speer sinh ngày 19/03/1905, tại Mannheim, Đức. Ở tuổi 22, ông đã nhận được Chứng chỉ Kiến trúc sư sau khi học tại ba trường kỹ thuật ở Đức. Speer trở thành người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt sau khi nghe Hitler diễn thuyết tại một cuộc biểu tình vào cuối năm 1930, sau đó, ông gia nhập Đảng vào tháng 1/1931. Hitler, người luôn trọng dụng giới trí thức, nghệ sĩ và các kỹ thuật viên tài năng, đã chọn Speer làm kiến trúc sư của riêng mình. Một trong số các dự án được Führer (Quốc trưởng, chỉ Hitler) giao phó cho Speer thiết kế là quảng trường diễu hành của Đại hội Đảng Quốc xã tại Nürnberg năm 1934. Đây cũng là nơi đạo diễn Leni Riefenstahl đã quay bộ phim tuyên truyền nổi tiếng của bà, Triumph of the Will. Continue reading “21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới”

20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin

20

Nguồn: American consul in China held “hostage” by communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, trong một sự cố bắt đầu tưởng chừng rất nhỏ, toàn bộ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Phụng Thiên (Mukden, hiện là Thẩm Dương), Trung Quốc, đã bị phe cộng sản giữ làm con tin. Và khủng hoảng đã không kết thúc mãi cho đến một năm sau đó, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và chính quyền cộng sản Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Phụng Thiên vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn đầu tiên ở Trung Quốc bị lực lượng cộng sản của Mao chiếm vào tháng 10/1948, trong cuộc cách mạng chống lại chính phủ Quốc Dân Đảng. Tháng 11, Tổng Lãnh Sự Mỹ, Angus Ward, từ chối giao máy phát vô tuyến của lãnh sự quán cho phe cộng sản. Để đáp trả, binh lính đã bao vây lãnh sự quán, giam giữ Ward và 21 nhân viên. Phía Trung Quốc cắt đứt tất cả mọi liên lạc, cũng như điện và nước. Trong nhiều tháng, gần như không có tin tức nào từ Ward và các nhân viên lãnh sự. Continue reading “20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin”

19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar

19

Nguồn: Hitler urges Spain to grab Gibraltar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã yêu cầu Ngoại trưởng Tây Ban Nha Serano Suner thực hiện thỏa thuận tấn công Gibraltar, một khu vực do Anh kiểm soát. Điều này sẽ giúp phong tỏa Địa Trung Hải và giữ chân quân Anh tại Bắc Phi.

Tây Ban Nha vừa mới thoát khỏi cuộc Nội chiến kéo dài ba năm (1936-1939), và Tướng Francisco Franco trở thành lãnh đạo độc tài của nước này. Mặc dù lực lượng phe Quốc gia của Franco đã nhận viện trợ từ chính quyền phát xít Đức và Ý trong cuộc chiến chống lại phe Cộng hòa cánh tả, ông vẫn duy trì vị trí “trung lập” khi Thế chiến II nổ ra. Continue reading “19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar”

18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia

18

Nguồn: Nixon appeals to Congress for funds for Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Nixon đã yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho chính quyền Campuchia của Thủ tướng Lon Nol. Cụ thể, ông đề xuất viện trợ thêm 155 triệu USD cho Campuchia – trong đó 85 triệu USD sẽ được dùng vào hỗ trợ quân sự, chủ yếu dưới dạng đạn dược. Nixon cũng yêu cầu trao cho Campuchia một khoản tiền 100 triệu USD lấy từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho nước ngoài, vốn thuộc “quyền quyết định của Tổng thống”. Ông muốn dùng nguồn tiền này để giúp chính quyền Lon Nol ngăn cản Campuchia rơi vào tay phe Khmer Đỏ cộng sản và đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Lon Nol là một vị tướng Campuchia, người đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970. Ông và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères – FANK), đã tham gia vào một cuộc tranh đấu tuyệt vọng với phe cộng sản nhằm giành quyền kiểm soát các vùng nông thôn Campuchia. Continue reading “18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia”

17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh

17

Nguồn: Elizabethan Age begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1558, Mary Đệ nhất, người giữ cương vị Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1553, đã qua đời. Ngai vàng của bà sau đó đã được truyền lại cho cô em gái cùng cha khác mẹ mới 25 tuổi – Elizabeth Đệ nhất.

Cả hai vị nữ hoàng, vốn đều là con gái của vua Henry Đệ bát, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm trị vì của người chị. Mary, người đã được nuôi dạy như một người Công giáo, đã ban hành các điều luật ủng hộ Công giáo và nỗ lực để khôi phục uy quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng ở Anh. Điều này dẫn đến một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin lành. Khi ấy, Mary đã quyết định bắt giam Elizabeth, một tín đồ Tin Lành. Sở dĩ bà giữ em gái ở Tháp London là vì nghi ngờ em mình là đồng phạm. Continue reading “17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh”

16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ

16

Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức. Continue reading “16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ”

15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua

15

Nguồn: Articles of Confederation adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, sau 16 tháng tranh luận, Quốc hội Lục địa, nhóm họp tại thủ đô tạm thời – York, Pennsylvania, đã đồng ý thông qua Các điều khoản Hợp bang. Nhưng phải đến ngày 01/03/1781, Maryland – bang cuối cùng trong 13 bang thuộc địa – mới hoàn tất phê chuẩn văn bản thỏa thuận.

Năm 1777, các nhà lãnh đạo ái quốc, trước sự đàn áp của người Anh, bất đắc dĩ đã phải thành lập một chính phủ có quyền lực cao hơn các bang độc lập để điều hành công việc của đất nước. Các điều khoản Hợp bang, khi ấy thực ra chỉ tạo ra một liên bang lỏng lẻo từ các bang của Mỹ. Quốc Hội chỉ có một viện duy nhất, mỗi tiểu bang có một phiếu biểu quyết, và một người sẽ được bầu làm chủ tịch Quốc Hội. Continue reading “15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”