Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”

Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?

52-Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial

Nguồn:Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial“, The Economist, ngày 20/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó dường như là một bước đi hợp lý: sau một hành động khủng bố bi thảm, một chính phủ thông qua các đạo luật chống khủng bố mới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chính phủ được nhắc đến là Nga, nơi mà bất kỳ việc mở rộng nào đối với phạm vi quản lý của các cơ quan an ninh đều là nguyên nhân gây ra sự quan ngại, và các biện pháp, được biết đến với tên gọi “Đạo luật Yarovaya”, là hà khắc đến mức mà thậm chí các lực lượng thân thiện với Kremlin trong quốc hội cũng phải ngần ngại khi bỏ phiếu cho chúng. Các nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra báo động. Người tố cáo Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, vẫn đang lưu vong ở Moskva, gọi nó là “Đạo luật Đại Ca” (Big Brother Law). Và ngành công nghiệp viễn thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã phàn nàn rằng đạo luật này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ phá sản. Tuy nhiên, Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật vào tháng này, và các quy định sẽ có hiệu lực trong tuần này. Vậy điều gì đã làm cho Đạo luật Yarovaya gây nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?”

Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc

chinahist

Nguồn: Ian Johnson, “China’s memory manipulators”, The Guardian, 08/06/2016

Biên dịch: Đoàn Khương Duy

Giới cai trị của đất nước này không chỉ bưng bít lịch sử, họ còn tái tạo lịch sử nhằm phục vụ thời hiện tại. Họ biết rằng, trong một nhà nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu xảy ra khi quá khứ bị thách thức.

Khi tôi lần đầu đến Trung Quốc năm 1984, bạn đồng học ngoại quốc và tôi tại trường Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò cùng với cuốn sách hướng dẫn cũ. Có nhan đề Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Hướng dẫn toàn thư của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu năm 1968 tại Thuỵ Sĩ và có nhiều mô tả về các địa điểm văn hoá quan trọng được giới ngoại giao và học giả Pháp ghé thăm. Điều mấu chốt đối với chúng tôi là họ đã tập hợp thông tin hồi thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nói cách khác, những thông tin này ở thời điểm ngay trước khi Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hoá huỷ hoại hàng vạn nơi thờ phụng và địa điểm lịch sử ở khắp Trung Quốc. Chúng tôi tra một nơi ở Bắc Kinh và cưỡi xe đi để xem còn lại những gì. Continue reading “Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc”

‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức

erdogan

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Ngày xưa ở Việt Nam (hay cả ở Liên Xô nữa?!) câu cửa miệng là “đừng đùa với chính quyền Xô-viết” để chỉ một thái độ ứng xử của người dân, của xã  hội đối với chính quyền nhân dân. Hàm ý là đừng có “nhờn” với chính quyền “chuyên chính vô sản” hay “chính quyền nhân dân” trong một số vấn đề có tính nguyên tắc của quyền lực nhà nước như “cách mạng” hay “phản cách mạng” ở thời kỳ đầu mới giành được chính quyền.

Ngày nay ở Đức người ta chỉ cần bớt đi hai chữ “Xô-viết” để nói đừng có đùa với quyền lực nhà nước, dù đó là nhà nước tư bản tôn trọng tự do cá nhân. Continue reading “‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức”

Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao?

russian-america

Tác giả: Đức Hoàng

Quốc tịch giờ đã là một món hàng có thể mua bán dễ dàng, điều không có gì phải ầm ĩ bởi lẽ xét cho cùng, ý niệm công dân, không giống như dân tộc, rốt cuộc chỉ là nhân tạo. Nhưng ngay chính nhà nước, và cả quốc gia nữa, cũng chỉ là những khái niệm mới mẻ của thời hiện đại. Các đường biên giới có thể thay đổi dễ dàng, không chỉ bởi hậu quả của những cuộc chiến tranh mà nhiều khi chỉ là sự đổi chác thuần túy.

Trong lịch sử thế giới, chủ quyền lãnh thổ từng là một món hàng dễ dàng mua bán giữa các đế quốc. Ngay cả trong thế kỷ 21, hiện tượng này vẫn tiếp diễn, dù dưới những hình thức phức tạp hơn. Và lời buộc tội “đồ bán nước” thật ra đã được nhiều lần thực hiện, theo đúng nghĩa đen, và hoàn toàn hợp pháp theo công pháp quốc tế. Continue reading “Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao?”

06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Atomic bomb is dropped on Hiroshima”, History.com (truy cập  ngày 6/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, vào lúc 8:16 sáng theo giờ Nhật Bản, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ với biệt danh Enola Gay đã ném quả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống thành phố Hiroshima. Khoảng 80.000 người chết do hậu quả trực tiếp của vụ nổ, và 35.000 người khác bị thương. Ít nhất 60.000 người nữa sẽ bị chết vào cuối năm đó do ảnh hưởng của bụi phóng xạ.

Nản lòng trước phản ứng của Nhật Bản đối với yêu cầu đầu hàng vô điều kiện được đưa ra tại Hội nghị Potsdam, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm kết thúc chiến tranh và để ngăn chặn những gì ông dự đoán sẽ là một sự hi sinh nhân mạng quá lớn nếu Hoa Kỳ phải xâm chiếm Nhật Bản. Continue reading “06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima”

Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Những tổ chức liên chính phủ đầu tiên ra đời vào thế kỷ 19. Thời kỳ đó chủ yếu là các tổ chức mang tính chất chuyên môn kỹ thuật như Ủy ban Trung ương sông Ranh, thành lập năm 1815; Liên minh Bưu chính Toàn cầu, thành lập năm 1874… Tổ chức toàn cầu đầu tiên có thẩm quyền chung là Hội Quốc Liên, thành lập năm 1919 với mục đích giữ gìn hòa bình quốc tế. Năm 1945 tổ chức này được thay thế bằng tổ chức Liên Hiệp Quốc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai số lượng các tổ chức liên chính phủ đã tăng lên đáng kể. Với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay thì việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống là điều tất yếu. Do đó, các mô hình hợp tác khác của quốc gia, đặc biệt là thông qua các tổ chức liên chính phủ, ngày càng được mở rộng và trở nên phong phú. Continue reading “Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)”

Chướng ngại vật của các nhà tự do

liberal

Nguồn: Andres Velasco, “Liberals to the Baricades”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Áo, Pháp, Mỹ tới Ba Lan, Philippines và Peru, các nhà dân túy phi tự do đang trỗi dậy. Một số người đổ lỗi cho toàn cầu hóa không được kiểm soát; một số khác lại đổ lỗi cho bất bình đẳng trong thu thập; và một số người thì đổ lỗi cho giới thượng lưu thiếu thực tế, những người không nắm được những gì đang diễn ra.

Những lời lí giải như vậy, dù cho có vẻ hợp lí đến đâu, cũng đã bỏ qua những điểm quan trọng hơn. Vấn đề ở đây là chính trị chứ không phải là kinh tế. Nền dân chủ tự do là thành tựu chính trị vĩ đại nhất của loài người. Tuy nhiên, các nhà dân chủ tự do trên khắp thế giới đều lưỡng lự khi đưa ra lập luận bảo vệ nó. Do đó chẳng có gì đáng băn khoăn khi họ thất bại trong cuộc chiến giành lấy trái tim và lí trí của dân chúng. Continue reading “Chướng ngại vật của các nhà tự do”

Thanh gươm của Damocles là gì?

damocles

Nguồn:What was the sword of Damocles?“, History.com, 07/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hình tượng “Thanh gươm của Damocles” (sword of Damocles) nổi tiếng có nguồn gốc từ một câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa được phổ biến bởi triết gia Roman Cicero trong một cuốn sách vào năm 45 TCN của ông mang tên Tusculanae Disputationes (Tạm dịch: Những cuộc thảo luận của người Tusculan). Phiên bản câu chuyện của Cicero tập trung vào Dionysius II, một vị vua độc tài một thời từng cai trị thành phố Sicily thuộc Syracuse ở thế kỷ thứ tư và thứ năm TCN. Mặc dù giàu có và quyền lực, Dionysius vẫn vô cùng bất an. Những luật lệ tàn bạo đã gây ra cho ông nhiều kẻ thù, và ông bị dày vò bởi nỗi lo sợ bị ám sát – đến nỗi ông phải ngủ trong một phòng ngủ được bao quanh bởi một con hào và chỉ tin cậy cho con gái giúp mình cạo râu bằng một lưỡi dao cạo. Continue reading “Thanh gươm của Damocles là gì?”

Tiến tới một Trung Quốc pháp trị

china-ruleoflaw

Tác giả: Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Trung ương 4 (TW4) khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Quyết định về một số vấn đề lớn trong việc đẩy mạnh toàn diện dùng pháp luật trị quốc”. Đây là một sự kiện lớn có ý nghĩa sâu xa. “Quyết định” này được mọi người nhiệt tình quan tâm.

Từ Cách mạng Tân Hợi trở đi, người Trung Quốc theo đuổi chế độ xã hội dân chủ không có nền chuyên chế của vua chúa. Nhưng trải qua vô số cuộc đấu tranh và thất bại, lý tưởng tốt đẹp chưa bao giờ được để ý chăm sóc trên mảnh đất khô cằn này. Năm 1949 mới viết chữ “Cộng hòa” vào tên nước mình. Thế nhưng gánh nặng lịch sử trầm trọng mấy nghìn năm vẫn cố chấp quấy rầy chúng ta, chẳng những chưa thực hiện được nhà nước pháp trị mà ngược lại từng có thời rơi vào vực thẳm đáng sợ bất chấp đạo trời phép nước. Continue reading “Tiến tới một Trung Quốc pháp trị”

Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?

Israelus

Nguồn: Shlomo Ben – Ami, “How Israel is losing America”, Project Syndicate, 06/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà ngoại giao quá cố người Mỹ George Ball đã từng lập luận rằng Israel cần được giải cứu khỏi những chính sách tự sát dù bản thân Israel không mong muốn. Trong một bài báo năm 1977 trên tạp chí Foreign Affairs, ông đã kêu gọi thúc đẩy một cách cân bằng đối với các nước Ả Rập lẫn Israel để hướng tới hòa bình (thay vì ưu tiên lợi ích Israel hơn). Tuy nhiên trong khi lập trường thực dụng của Ball về xung đột Israel-Palestine không phải là hiếm trong giới quan chức ngoại giao Mỹ, nó vẫn nằm ngoài khả năng đối với giới cầm quyền chính trị ở Mỹ, vốn từ lâu đã duy trì một sự đồng thuận (ủng hộ) gần như thiêng liêng đối với Israel – cho đến tận bây giờ. Continue reading “Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?”

Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên

cnyl

Nguồn: CCP scales back Communist Youth League”, Financial Times, 03/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Động thái diễn ra trong bối cảnh có những tin đồn về sự rạn nứt và tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thu hẹp Đoàn Thanh niên của mình, trong một đòn giáng mạnh vào một phe nhóm trong bộ máy hành chính mà trong đó Thủ tướng Lý Khắc Cường là một thành viên.

Việc ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc vốn có 87 triệu đoàn viên và có ảnh hưởng lớn nhất dưới thời cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, là một chiến thắng nữa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã củng cố quyền lực trong đảng và quân đội kể từ khi ông nhậm chức hơn ba năm trước. Continue reading “Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên”

Dối trá và lãnh đạo

lies

Nguồn: Joseph S.Nye, “Lying and Leadership”, Project Syndicate, 06/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử năm nay đã được đánh dấu bởi những cáo buộc thường xuyên về sự thiếu trung thực. Trong suốt cuộc tranh luận về sự kiện Brexit của nước Anh, mỗi bên buộc tội phía còn lại là đã bóp méo sự thật, mặc dù tốc độ mà bên ủng hộ “Ra đi” đang chối bỏ những lời hứa trong chiến dịch của họ, và những tuyên bố của bên “Ở lại” đã trở thành sự thật đủ để cho thấy bên nào nói đúng bản chất sự việc. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, ứng cử viên sẽ đại diện Đảng Cộng hòa, hiếm khi nhắc tới đối thủ lớn nhất của mình (Ted Cruz) trong các cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là “Ted nói phét.” Continue reading “Dối trá và lãnh đạo”

Điểm lại các tranh luận xung quanh thu nhập cơ bản

basic income

Nguồn: Robert Skidelsky, “Basic Income Revisited”, Project Syndicate, 23/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Anh không phải là quốc gia duy nhất tiến hành trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016. Vào ngày 05 tháng 06, các cử tri Thụy Sỹ đã bác bỏ một cách áp đảo, với tỷ lệ 77% so với 23%, đề xuất bảo đảm mức thu nhập cơ bản vô điều kiện (Unconditional Basic Income – UBI) cho toàn dân. Nhưng kết quả chênh lệch đó không có nghĩa là vấn đề này sẽ biến mất ngay trong tương lai gần.

Thật ra, ý tưởng về UBI này đã từng xuất hiện nhiều lần trong lịch sử – bắt đầu với Thomas Paine vào thế kỷ 18. Mặc dù vậy, lần này có vẻ sức mạnh của nó sẽ được gia cố hơn, khi mà viễn cảnh về mức thu nhập đủ chi tiêu từ việc làm ngày càng trở nên ảm đạm đối với người nghèo và có trình độ thấp. Các thử nghiệm với việc trợ cấp vô điều kiện đang diễn ra ở cả các quốc gia nghèo và quốc gia giàu có. Continue reading “Điểm lại các tranh luận xung quanh thu nhập cơ bản”

Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’

hun_sen_13_01_2014_

Nguồn: “Vietnam ‘not my king’: PM”, The Phnom Penh Post, 02/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Phát biểu mạnh mẽ bất thường về mối quan hệ của mình với Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen hôm qua đã mắng một người sử dụng Facebook khi người này cáo buộc ông “phản bội” nước láng giềng phía đông của Campuchia và khẳng định rằng “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi”.

Trả lời nhận xét của một tài khoản có tên “Pham Duc Hien”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lòng trung thành với Vương quốc Campuchia, đồng thời cũng yêu cầu người dùng Facebook này chuyển thông điệp trên của ông đến các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người “luôn luôn tôn trọng chủ quyền của Campuchia và là hoàn toàn khác với cậu, một người không quan trọng “. Continue reading “Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’”

Nhìn lại Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn

dcstq

Nguồn: Minxin Pei, “Surviving Tiananmen”, Project Syndicate, 03/06/2014.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có thể thật khó tưởng tượng, nhưng 25 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như bị lật đổ bởi một phong trào dân chủ. Điều đó đã không xảy ra nhờ vào thần kinh thép của Đặng Tiểu Bình, nhà cố lãnh đạo tối cao và đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân được đưa ra để thi hành thiết quân luật và đàn áp cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, với cái giá là hàng trăm mạng người, nhằm tránh sự sụp đổ của chế độ.

Nhân dịp 25 năm thảm sát Thiên An Môn (6/6/1989-6/6/2014), hai câu hỏi được đặt ra: Làm cách nào Đảng cộng sản đã tồn tại trong một phần tư thế kỷ qua, và liệu nó có thể tiếp tục thêm 25 năm nữa không? Continue reading “Nhìn lại Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn”

Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng

cyber_warfare

Tác giả: Thuận Phương

Vụ tấn công mạng ngày 29/7 vừa qua được đánh giá là vụ tấn công nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhắm vào các trang web của các tổ chức, công ty Việt Nam. Nghiêm trọng không chỉ bởi phương thức tiến hành tấn công, mà còn do thời điểm tấn công ngay sau khi Toà trọng tài về Luật Biển công bố phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Nó cho thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ an ninh mạng và mối nguy hiểm của chiến tranh mạng-chiến tranh thông tin.  Continue reading “Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng”

Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?

opec-1024x640

Nguồn: Anas Alhajji, “The Death of OPEC”, Project Syndcate, 26/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã chết. Saudi Arabia đã giết nó. Hiện tại, OPEC chỉ là một cái xác sống vô hại, thu hút sự chú ý, nhưng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thế giới thực.

Chỉ một số ít nhận ra cái chết của OPEC bởi một lý do đơn giản: nó chưa bao giờ thật sự sở hữu tầm ảnh hưởng lớn lao như người ta hằng tưởng. Nó chưa bao giờ là một cartel sở hữu quyền lực thị trường độc quyền đúng nghĩa. Bất kỳ ai có suy nghĩ ngược lại đều đã nhầm lẫn gán cho nó thứ quyền lực thị trường thực ra của Saudi Arabia. Continue reading “Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?”

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’

uschina

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.

Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới

Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế. Continue reading “Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’”

Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?

article-sayyaf2-isis

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Why ISIS persists, Project Syndicate, 05/07/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam  |  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các vụ tấn công khủng bố chết người ở Istanbul, Dhaka, và Baghdad đã cho thấy phạm vi tàn sát của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, và một vài khu vực ở châu Á. ISIS có thể duy trì được các thành lũy của chúng ở Syria và Iraq càng lâu thì mạng lưới khủng bố của chúng sẽ còn gây ra những cuộc tàn sát như vậy càng nhiều. Tuy nhiên, đánh bại ISIS không phải là quá khó khăn. Vấn đề là trong số các quốc gia tham chiến ở Iraq và Syria, bao gồm Hoa Kỳ và các đồng minh, không quốc gia nào coi ISIS là kẻ thù chính của họ. Đã đến lúc họ nên làm như vậy.

ISIS có lực lượng chiến binh khá khiêm tốn, mà Hoa Kỳ ước tính chỉ vào khoảng 20.000 đến 25.000 ở Iraq và Syria, và khoảng 5.000 nữa ở Libya. So với lực lượng quân sự thường trực ở Syria (125.000), Iraq (271.500), Ả-rập Xê-út(233.500), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600), hoặc Iran (523.000), quy mô của ISIS là cực kì nhỏ. Continue reading “Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?”