‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?

Nguồn: Georgy Bulychev, “Kim Jong Nam’s assassination: a Pyongyang palace conspiracy?”, PACNet #19, 08/03/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhận định thông thường lập luận rằng các đặc vụ Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ sát hại Kim Jong Nam ở Malaysia. Giả thuyết hiện hành cho rằng vụ ám sát là một hành động của chính phủ Triều Tiên. Cho phép tôi đưa ra một giả thuyết khác, trong đó lập luận rằng Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un có thể không phải là người chịu trách nhiệm, mà thay vào đó có thể chỉ là một “nạn nhân” khác của cuộc tấn công mà thôi.

Hãy tưởng tượng rằng một nhóm các quan chức tình báo cấp cao của Triều Tiên không ưa thích gì Kim Jong Un và cảm thấy bị đe dọa. Họ cũng có thể cảm thấy rằng Kim Jong Un đang phản bội “sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” bằng cách thị trường hóa nền kinh tế, ảnh hưởng tới lợi ích của tầng lớp “quý tộc” cai trị. và làm tổn hại đất nước bằng cách kích động kẻ thù và các đồng minh của họ. (Những động cơ ý thức hệ này không nhất thiết phải là một phần của giả thuyết, mà chỉ một khả năng để giải thích cho việc tại sao “giới quý tộc” lại có thể nổi loạn chống lại “nhà vua” của mình). Continue reading “‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo

Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom. Continue reading “09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo”

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy”, Project Syndicate, 23/01/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa. Continue reading “Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

Intifada là gì?

Nguồn:What is an intifada”, The Economist, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tình  trạng bạo lực đang diễn ra tại Israel có tạo thành một cuộc intifada mới không?

Vào ngày 08/01/2017, một người dân Palestine ở Đông Jerusalem đã tông một chiếc xe tải vào một nhóm binh lính Israel không xa khu Phố cổ. Bốn binh sĩ đã thiệt mạng trước khi người lái xe, Fadi Qunbar, bị bắn chết. Loại sự cố như thế này đã trở nên phổ biến một cách nghiêm trọng: hàng trăm người Palestine đã tiến hành các cuộc tấn công tương tự kể từ tháng 09/2015. Trên thực tế, một số đã nhanh chóng coi cuộc tấn công như một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn. Một phát ngôn viên của Hamas đã ca ngợi Qunbar, nói rằng hành động của anh ta là một phần của một “intifada”. Vậy như thế nào là một “intifada”, và nó thực sự là gì? Continue reading “Intifada là gì?”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine

Nguồn: Hitler reoccupies the Rhineland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Locarno khi đưa quân Đức vào Rhineland, một khu vực phi quân sự dọc theo sông Rhine ở phía Tây nước Đức.

Hiệp ước Versailles, được ký  vào tháng 07/1919 – tám tháng sau khi Thế chiến I kết thúc – bao gồm các điều khoản về bồi thường chiến phí và trừng phạt hòa bình đối với nước Đức thua trận. Sau khi bị buộc phải ký hiệp ước, đoàn đại biểu Đức tại hội nghị hòa bình đã thể hiện thái độ bằng cách bẻ gãy chiếc bút họ đang dùng. Theo Hiệp ước Versailles, lực lượng quân sự Đức bị cắt giảm tới mức không đáng kể và Rhineland bị biến thành khu vực phi quân sự. Continue reading “07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”

06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin

Nguồn: Bayer patents aspirin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Văn phòng Bằng sáng chế Hoàng gia ở Berlin đã cấp bằng sáng chế Aspirin, tên thương hiệu của acid acetylsalicylic, cho công ty dược phẩm Đức – Friedrich Bayer & Co.

Aspirin hiện đã trở thành loại thuốc phổ biến nhất trong tủ thuốc gia đình, nhưng trong giai đoạn đầu tiên, acid acetylsalicylic đã được chế tạo từ một chất hóa học tìm thấy trong vỏ cây liễu. Ở dạng nguyên thủy là hoạt chất salicin, nó từng được sử dụng suốt nhiều thế kỷ trong y học dân gian, kể từ thời Hy Lạp cổ đại, khi Hippocrates dùng nó để làm giảm đau, hạ sốt. Các bác sĩ bắt đầu biết về nó từ giữa thế kỷ 19, nhưng họ hiếm khi sử dụng, vì nó có mùi khó chịu và có nguy cơ làm hỏng dạ dày. Continue reading “06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin”

Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?

Nguồn:How America’s courts can keep the government in check”, The Economist, 15/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực của nhánh tư pháp trong việc hạ bệ các đạo luật và các hành động hành pháp được coi là vi hiến có từ năm 1803.

Cuối tuần qua, Stephen Miller, một cố vấn Nhà Trắng, đã chỉ trích các thẩm phán liên bang vì đã chặn các lệnh cấm đi lại và di trú của Donald Trump. Trên chương trình “This week” của đài ABC, Miller nói với George Stephanopoulos rằng “nhánh tư pháp không phải là tối cao”. Trên chương trình “Fox News Sunday“, ông gọi những phán quyết gần đây của các thẩm phán tòa án quận và tòa phúc thẩm liên bang là “một sự tiếm quyền của tư pháp”. Thẩm quyền của Trump trong việc hạn chế nhập cư, ông nói, là “không cần tranh cãi”. Continue reading “Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?”

#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia thể hiện chính trị sinh học của hình thù địa lý. Bài viết kết luận rằng kinh nghiệm thường là độc nhất vô nhị của Trung Quốc có thể cho chúng ta thấy bản đồ học cũng có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh của các dân tộc khác. Continue reading “#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ”

05/03/1770: Thảm sát Boston

Nguồn: The Boston Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, giữa đêm tuyết lạnh giá, một đám đông người dân thuộc địa Mỹ đã tập hợp tại Kho Hải quan ở Boston và bắt đầu khiêu khích những người lính Anh bảo vệ tòa nhà. Nhóm biểu tình, tự gọi mình là “những người ái quốc” (Patriots, đối lập với những người trung thành với nước Anh gọi là Loyalists – NBT), đã phản đối việc quân Anh chiếm đóng thành phố. (Năm 1768, lính Anh được gửi đến Boston để thực thi các biện pháp đánh thuế không được lòng dân mà Nghị viện Anh đã thông qua mà không sự chấp nhận của người Mỹ.)

Đại úy Thomas Preston, chỉ huy Kho Hải quan, đã ra lệnh cho binh sĩ mang súng lưỡi lê ra bên ngoài để bảo vệ tòa nhà. Những người dân thuộc địa liền phản ứng bằng cách ném bóng tuyết và nhiều vật khác về phía người Anh. Sau khi bị ném trúng, Binh nhì Hugh Montgomery liền xả súng vào đám đông. Một lúc sau, các binh sĩ khác cũng bắt đầu bắn. Continue reading “05/03/1770: Thảm sát Boston”

Hiệp ước của Bác Hồ với viên tướng Pháp

Tác giả: Peter Scholl-Latour | Biên dịch: Phan Ba

Vịnh Hạ Long có một hình ảnh ma quái. Ngay sau khi màn sương tan bớt đi một ít, vô số những tảng đá vôi kỳ lạ xuất hiện trên biển màu bất động màu xanh đậm. Một cơn mưa nhỏ, lạnh, được gọi là chachin [mưa phùn], cứ rơi xuống không ngưng. Những người lính của hạm đội đổ bộ Pháp đứng rùng mình ở cạnh lan can tàu và ngay bây giờ đã nhớ nhung cái nóng nực của Sài Gòn rồi. Ngày càng có nhiều thuyền buồm hiện ra từ sương mù. Cả gia đình sống trong những gian phòng đơn sơ trên các con tàu đó. Với những cánh buồm màu nâu sậm của chúng, các chiếc thuyền lướt đi trên nước như những con dơi. Người dân Việt trên thuyền tìm cách tiếp xúc với đạo quân xâm lược xa lạ. Họ ăn mặc rách rưới và mời mua vài con tôm cá. Chắc họ phải thiếu thốn ghê gớm, vì họ lao đến những phần thức ăn thừa rơi ra từ lối lên xuống tàu, còn vớt cả những lon đồ hộp rỗng lên và gom chúng lại như những vật quý giá. Qua cái nhìn đầu tiên, những ngư dân từ Hạ Long này là một dân tộc nhỏ bé hết sức thân thiện. Họ nói ríu rít không ngưng. Và khi những người lính muốn tán tỉnh các cô gái và các cô này mỉm cười đáp trả, thì người Pháp hãi hùng nhận ra rằng răng của họ đã được nhuộm đen. Continue reading “Hiệp ước của Bác Hồ với viên tướng Pháp”

04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: FDR inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, ngay khi Đại Suy thoái đang tồi tệ nhất, Franklin Delano Roosevelt đã tuyên thệ trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ 32. Trong bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng mà ông đọc ngay tại Tòa nhà Quốc Hội, Roosevelt đã trình bày về Kinh tế mới (New Deal) – một chính sách mà trong đó chính quyền liên bang sẽ cung cấp thêm cơ hội việc làm và phúc lợi xã hội. Ông tuyên bố trước người dân Mỹ rằng “Điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là sự sợ hãi.” Ngày hôm ấy là một ngày mưa tại thủ đô Washington, và dù đã bị nước mưa hắt vào suốt thời gian phát biểu, nhưng bài diễn văn của Roosevelt vẫn rất lạc quan. Rất nhiều người Mỹ cũng đã ủng hộ vị Tổng thống mới, cùng đề xuất cải cách kinh tế cấp tiến của ông để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc Đại Suy thoái. Continue reading “04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức”

Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21

Tác giả: Ngô Di Lân

Mục đích chính của bài viết này là đưa ra nhận định về những thách thức chiến lược tiềm tàng cho Việt Nam trong thế kỷ XXI và phác hoạ một số nét chính về bốn đại chiến lược khả dĩ để chúng ta có thể đương đầu với những thách thức này. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp khái niệm “đại chiến lược” trở nên gần gũi hơn với các độc giả, đồng thời thôi thúc các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu đề tài đại chiến lược Việt Nam một cách có khoa học và hệ thống hơn.

Bài viết sẽ này có năm phần chính như sau. Phần thứ nhất sẽ giới thiệu một cách tổng quát về khái niệm đại chiến lược. Tiếp theo tác giả sẽ xác định các lợi ích quốc gia cốt lõi của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trong phần thứ ba, tác giả sẽ phân tích và đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Phần thứ tư sẽ điểm qua một số nét chính về những đại chiến lược khả dĩ cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cuối cùng, tác giả sẽ tóm tắt lại đại ý của toàn bài và đưa ra một số nhận định về đại chiến lược hợp lý nhất cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Continue reading “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”

03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: U.S. jets bomb Ho Chi Minh Trail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, hơn 30 máy bay phản lực của Không quân Mỹ đã tấn công các mục tiêu dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào. Khi các đợt không kích này bị tiết lộ rộng rãi và xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bắt buộc phải thông báo rằng những đợt không kích gây tranh cãi này đã được Tổng thống Johnson phê duyệt, theo thẩm quyền của ông được quy định trong Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (08/1964.) Continue reading “03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Taming the Chaebols”, Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cáo buộc hình sự đối với Lee Jae-yong (trong hình), người thừa kế Tập đoàn Samsung, chỉ là một tình tiết bùng nổ mới nhất trong vụ bê bối chính trị đã làm rung chuyển Hàn Quốc. Quốc hội đã bỏ phiếu để luận tội Tổng thống Park Geun-hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung-hee, vào ngày 9 tháng 12. Tòa án Hiến pháp hiện có sáu tháng để củng cố hồ sơ cho việc phế truất Tổng thống. Tùy thuộc vào quyết định của tòa, một cuộc bầu cử Tổng thống có thể được tổ chức trong vài tháng tới.

Tuy nhiên, như cáo buộc đối với Lee cho thấy, Tổng thống không phải là người duy nhất đang bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng này. Trung tâm của vụ bê bối là mối quan hệ có đi có lại giữa các chính trị gia và các chaebol, các tập đoàn gia đình khổng lồ ở Hàn Quốc. Nếu chính phủ nhân cơ hội này để sửa đổi cơ cấu nền kinh tế vốn chịu sự thống trị của các tập đoàn này, chính phủ sẽ có thể định hình lại tương lai kinh tế của đất nước – theo chiều hướng tốt hơn. Continue reading “Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc”

02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền

Nguồn: First Rolling Thunder raid conducted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) đã được bắt đầu bằng trận không kích của hơn 100 máy bay phản lực thuộc Không quân Mỹ vào một kho đạn tại Xóm Bằng, nằm 10 dặm sâu trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đồng thời, 60 máy bay cánh quạt của Không quân miền Nam cũng ném bom căn cứ hải quân Quảng Khê, 65 dặm về phía bắc vĩ tuyến 17.

Sáu máy bay của Mỹ đã bị bắn rơi, nhưng chỉ có một phi công bị bắt giữ. Đại úy Hayden J. Lockhart, phi công lái chiếc F-100, đã bị bắn hạ và trở thành phi công đầu tiên thuộc Không quân Mỹ bị bắt làm tù binh của Bắc Việt. Lockhart đã được thả vào năm 1973 theo điều khoản trao trả tù binh chiến tranh của Hiệp định Paris. Continue reading “02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền”

Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?

Nguồn:What full employment really means”, The Economist, 29/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1977, chính phủ Mỹ đã đưa ra cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) một điều có vẻ như một mục tiêu đơn giản: việc làm tối đa. Janet Yellen, Chủ tịch hiện tại của Fed, cho rằng Mỹ đã đến khá gần mục tiêu; ở mức 4,7%, tỷ lệ thất nghiệp là khá thấp theo tiêu chuẩn lịch sử. Nhưng các công ty vẫn tiếp tục thuê lao động, và những người Mỹ trưởng thành, trong đó chỉ có khoảng 69% có việc làm, có vẻ ít hơn số lao động được sử dụng ở mức tối đa. Hầu hết các chính phủ đặt cho mình hoặc các ngân hàng trung ương một phương châm là toàn dụng lao động hoặc việc làm tối đa. Nhưng chính xác thì như thế nào được tính là toàn dụng lao động? Continue reading “Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?”